Tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh mới – Bài 2: Liệu pháp tăng ’sức đề kháng’

Theo dõi VGT trên

Đại dịch COVID-19 đã bộc lộ những “lỗ hổng” trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tiếp sau đó, cuộc xung đột Nga-Ukraine và các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt tại Trung Quốc đã làm gián đoạn nhiều tuyến đường vận chuyển quan trọng, đồng thời khiến tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển thêm trầm trọng.

Tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh mới - Bài 2: Liệu pháp tăng sức đề kháng - Hình 1
Hoạt động bốc xếp hàng nhập khẩu tại cảng biển Hải Phòng. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Hệ quả là nhiều mặt hàng trở nên khan hiếm và giá cả leo thang.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng chuỗi cung ứng sẽ không thể sớm trở lại thời điểm trước đại dịch và thế giới cần thích ứng với trạng thái “bình thường mới”.

Để chuẩn bị cho những “cơn bão” có thể ập đến trong tương lai, chính phủ các nước trên thế giới và công ty đa quốc gia đã đẩy mạnh những biện pháp quản trị và phòng ngừa rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng, cũng như tái định hình mạng lưới sản xuất và phân phối theo hướng chủ động và đa dạng hóa hơn.

Các liệu pháp để tăng “sức đề kháng” của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp đa quốc gia đã đặt kỳ vọng lớn vào sự phục hồi tiêu dùng mạnh mẽ một khi nhu cầu bị dồn nén trong suốt thời gian dịch bệnh được giải phóng. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực tăng sản lượng nhằm đáp ứng nhu cầu lớn trên, sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã gây nên tình trạng thiếu hụt nguồn cung đầu vào, chi phí logistics (vận chuyển và lưu kho) cao cùng giá nguyên vật liệu tăng vọt đang làm giảm tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Theo ngân hàng Goldman Sachs, những rủi ro địa chính trị mới đang buộc các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng thông qua ba giải pháp, gồm tăng cường dự trữ, mở rộng mạng lưới nhà cung cấp và chuyển hoạt động sản xuất ở nước ngoài về nước.

Xu hướng này có thể thấy rõ trong ngành công nghiệp điện tử, vốn phụ thuộc rất lớn vào “công xưởng thế giới” Trung Quốc. Mặc dù hãng sản xuất màn hình phẳng hàng đầu của Đài Loan (Trung Quốc), AU Optronics (AUO), nhận được nhiều đơn hàng cung cấp màn hình cho các hãng sản xuất ô tô hàng đầu thế giới và các máy tính xách tay cao cấp, song hoạt động sản xuất của hãng bị hạn chế do thiếu các vật liệu như hộp các-tông hay băng keo đóng gói từ Trung Quốc.

Chủ tịch AUO Paul Peng chia sẻ rằng các nguyên vật liệu càng ít quan trọng, thì nguy cơ thiếu hụt càng lớn, do doanh nghiệp thường không có chủ trương dự trữ, trong khi chính sách “Không COVID” (Zero COVID) tại Trung Quốc khiến hoạt động sản xuất cũng như vận chuyển bị gián đoạn trầm trọng.

Do đó, tăng lượng hàng dự trữ là chiến lược đang được áp dụng rộng rãi để tăng cường “sức đề kháng” của chuỗi cung ứng. Đây cũng là ưu tiên hàng đầu đối với các nhà sản xuất và bán lẻ trong ngắn hạn.

Điều này được thể hiện qua sự thay đổi trong tư duy chiến lược: Lập kế hoạch toàn cầu nhưng lấy nguồn lực địa phương. Mô hình sản xuất tức thời để tiết kiệm chi phí dần được thay thế bằng mô hình tích trữ để phòng ngừa cho những “cú sốc” trong tương lai. Mặc dù biện pháp này giảm thiểu tác động của nguy cơ gián đoạn đối với sản xuất trong tương lai và cải thiện sức bền của chuỗi cung ứng, nhưng hàng dự trữ cao lại ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Hơn nữa, “lượng hàng tồn an toàn” này cũng có nguy cơ lỗi thời do những tiến bộ về công nghệ hay nhu cầu khách hàng thay đổi. Điều này dẫn đến lãng phí nguồn tài nguyên quý giá và mất doanh thu nếu không quản lý cẩn thận.

Trong khi đó, Scott Price – Chủ tịch Công ty chuyển phát nhanh quốc tế UPS International – cho rằng một hệ quả được nhìn thấy rõ nhất trong 18 tháng qua là “sự chuyển đổi sang các mô hình chuỗi cung ứng mới”, với việc các công ty chuyển dây chuyền sản xuất hàng hóa phức tạp đến nơi gần hơn với người dùng để đối phó với môi trường chi phí vận tải cao và sự chấm dứt của kỷ nguyên lao động giá rẻ tại Trung Quốc.

Trước đây, việc đưa cơ sở sản xuất ra nước ngoài để tiết kiệm nhân lực và các chi phí kinh doanh khác từng được các nhà sản xuất lựa chọn rất nhiều. Tuy nhiên, khi ngày càng có nhiều biến số khó lường khiến chuỗi cung ứng trở nên mong manh, việc “hồi hương” hoạt động sản xuất về trong nước và địa phương hóa sản xuất hay lựa chọn các nhà cung cấp thay thế gần hơn là những giải pháp an toàn hơn.

Đầu năm nay, tập đoàn sản xuất chip Intel thông báo sẽ chi 20 tỷ USD cho một cơ sở sản xuất chất bán dẫn mới tại Mỹ.

Đây là một trong những khoản đầu tư lớn nhất vào hoạt động sản xuất chất bán dẫn trong lịch sử nước này. Intel đang nỗ lực xây dựng một trung tâm mới cho ngành chip tiên tiến ở Mỹ, nơi tập trung 8 nhà máy sản xuất chip trị giá 100 tỷ USD, cùng một dây chuyền từ phòng thí nghiệm đến xưởng sản xuất. Bên cạnh đó, Intel cũng có kế hoạch mở rộng sản xuất tại 6 quốc gia châu Âu với tổng kinh phí đầu tư 88 tỷ USD.

Mặc dù mặt hạn chế của xu hướng dịch chuyển hoạt động sản xuất là chi phí xây dựng các cơ sở vật chất sản xuất mới khá cao, song đây là giải pháp mang tính dài hạn và giúp doanh nghiệp xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả và linh hoạt. Mục tiêu của các công ty đa quốc gia hiện nay không chỉ là tối ưu hóa chi phí mà còn là đa dạng hóa mạng lưới nhà cung cấp, phân tán rủi ro theo khu vực để giảm thiểu thiệt hại khi một “mắt xích” trong chuỗi cung ứng bị đứt gãy.

Chiến lược chuỗi cung ứng trong chương trình nghị sự kinh tế

Video đang HOT

Các chuỗi cung ứng phức tạp đã giúp các công ty sản xuất một cách hiệu quả tất cả các loại hàng hóa, với chi phí thấp và quy mô khổng lồ. Tuy nhiên, khi hệ thống mang tính đồng bộ cao bị “trật nhịp”, các nút thắt xuất hiện ngày càng nhiều, gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa và đẩy giá cả tăng nhanh. Đây là áp lực rất lớn đối với chính phủ các nước trong bối cảnh lạm phát đang tăng nhanh. Đó cũng là lý do tại sao chiến lược về chuỗi cung ứng, đặc biệt là các mặt hàng chiến lược và thiết yếu, ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong các chương trình nghị sự kinh tế. Chính phủ các nước quan tâm hơn đến việc thúc đẩy sản xuất trong nước, nhằm giảm tính dễ tổn thương của mình trước các gián đoạn nguồn cung nước ngoài.

Đầu tháng Tư, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự luật thúc đẩy an ninh kinh tế, trong đó kêu gọi tăng cường các chuỗi cung ứng để đảm bảo ổn định nguồn cung các mặt hàng quan trọng như chip bán dẫn, dược phẩm và kim loại hiếm. Các mặt hàng mang tính chiến lược sẽ được giám sát chặt chẽ và Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ tài chính cho các nhà cung ứng trong nước có nguồn cung ổn định.

Tổng thống Joe Biden cũng đang thúc giục các nhà chế tạo đưa hoạt động sản xuất trở lại nước Mỹ, quốc gia từng đi đầu trong việc chế tạo chip cho mọi sản phẩm điện tử, từ máy hút bụi, tivi cho đến ô tô. Trong bối cảnh đại dịch bộc lộ rõ sự phụ thuộc của ngành công nghiệp vào các sản phẩm nhập khẩu, chính phủ các nước, đặc biệt là Mỹ và châu Âu, đã tập trung vào việc đảm bảo nguồn cung chất bán dẫn sau nhiều năm ngành sản xuất này chuyển sang các nước châu Á có chi phí thấp hơn. Chính quyền của Tổng thống Biden muốn đầu tư 52 tỷ USD vào nghiên cứu và sản xuất chất bán dẫn trong nước.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lại cho thấy xu hướng bảo vệ các chuỗi cung ứng bằng cách thúc đẩy “tự cung tự cấp” càng nhiều càng tốt lại có thể khiến những quốc gia dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc tiềm tàng. Theo các chuyên gia của IMF, việc đa dạng hóa nguồn cung đầu vào từ nhiều quốc gia và sử dụng các thành phần có thể dễ dàng thay thế khi có tình huống bất lợi nảy sinh được nhìn nhận là giải pháp tối ưu cho cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng hiện nay.

Việc “hồi hương” các nhà máy có thể làm giảm sự đa dạng hóa của chuỗi cung ứng, khiến sản xuất phụ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế nội địa. IMF ước tính rằng khi đối mặt với sự gián đoạn lớn (một sự cố khiến giảm 25% nguồn lao động ở một nhà sản xuất lớn các nguyên liệu đầu vào quan trọng), một nền kinh tế trung bình có thể sẽ suy giảm khoảng 1% GDP.

Nhìn chung, dù mỗi nước có cách tiếp cận về việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng khác nhau, song các chuyên gia cho rằng kinh tế thế giới đang có xu hướng phân mảnh, với các nền kinh tế liên kết theo hướng đối tác cùng chí hướng hoặc theo các khu vực địa lý gần gũi hơn. Các chuyên gia kinh tế kêu gọi các quốc gia phối hợp chính sách hải quan và cắt giảm các hàng rào thương mại để giúp doanh nghiệp tránh được những gián đoạn tương tự trong tương lai.

Giám đốc điều hành tập đoàn khai thác cảng China Merchants Port Holdings Erik Yim gợi ý, cách thức khôi phục trật tự cho chuỗi cung ứng là các chính phủ liên kết chặt chẽ hơn trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19, thông qua một nghị định thư được quốc tế công nhận nhằm bảo vệ người lao động trong ngành vận tải, đồng thời đảm bảo các cơ sở hạ tầng quan trọng như cảng biển luôn mở cửa.

Phát huy vai trò “mắt xích” của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Theo nhận định của Tiến sỹ Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR), Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, tính đến cuối năm 2021, Việt Nam mới chỉ có khoảng hơn 300 doanh nghiệp thuần Việt là nhà cung cấp cho các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Lợi thế cạnh tranh trong sản xuất và thương mại quốc tế của Việt Nam nói chung vẫn dựa trên lợi thế về giá cả do các ưu đãi và lợi thế truyền thống (chủ yếu là do các chính sách ưu đãi, miễn giảm và giá công nhân duy trì thấp trong các lĩnh vực sản xuất gia công – lắp ráp là chính) chứ không phải dựa vào nâng cao giá trị (nhất là giá trị gia tăng từ cấu phần sản xuất trong nước).

Để thúc đẩy sự tham gia các doanh nghiệp nội địa vào chuỗi giá trị sản xuất-cung ứng toàn cầu, Tiến sỹ Nguyễn Quốc

Việt cho rằng Việt Nam nên thể chế hóa các chính sách nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài. Xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi thỏa đáng để tăng liên kết giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút đầu tư. Ngoài ra, Việt Nam nên phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Đa dạng chuỗi cung ứng là xu thế phổ biến và góp phần thay đổi sâu sắc các hoạt động sản xuất công nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Hiện nay, khi các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á đang triển khai những chính sách thu hút đầu tư ngày càng mạnh mẽ, lợi thế so sánh của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu có nguy cơ bị tụt hậu trong bối cảnh áp lực cạnh tranh về sản xuất và thương mại quốc tế ngày càng gay gắt.

Nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao và đang duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, sở hữu nguồn nhân lực trẻ dồi dào. Do đó, Việt Nam cần khai thác những lợi thế này để nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất và đón nhận làn sóng đầu tư mới trong nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia.

Tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh mới - Bài 1: Thế 'khó chồng khó'

Từ năm 2020 đến nay, đại dịch COVID-19 cùng các vấn đề địa chính trị liên tục bộc lộ những "lỗ hổng" trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong bối cảnh "khó chồng khó", các doanh nghiệp đã nỗ lực đưa ra nhiều biện pháp để đa dạng hóa chuỗi cung ứng, xây dựng khả năng thích ứng với tình hình hiện tại và đề phòng cho những cú sốc trong tương lai.

Tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh mới - Bài 1: Thế khó chồng khó - Hình 1
Hoạt động bốc xếp hàng hóa tại cảng ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Trong khi đó, chính phủ các nước cũng đưa vấn đề chuỗi cung ứng vào chương trình nghị sự kinh tế và chiến lược quốc gia để chuẩn bị cho kịch bản khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu có thể trở nên phức tạp hơn trong những năm tới. Bên cạnh đó, những xu hướng và hình thái mới đang hình thành, qua đó thúc đẩy tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu theo hướng ổn định, an toàn và bền vững hơn.

Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu đang đặt ra nhiều thách thức cho hoạt động ngoại thương cũng như sản xuất của Việt Nam. Tuy nhiên, với những lợi thế của mình, Việt Nam có thể vươn lên và tận dụng những cơ hội mà bối cảnh mới mang lại, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất và củng cố vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Để có cái nhìn toàn cảnh, sâu sắc về xu hướng tái định hình chuỗi cung ứng cũng như những cơ hội mà Việt Nam có thể khai thác, TTXVN trân trọng giới thiệu chùm bài gồm 4 bài viết mang tên "Tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh mới".

Bài 1: Thế "khó chồng khó"

Kể từ năm 2021 đến nay, kinh tế thế giới phục hồi chật vật do sự hoành hành của đại dịch COVID-19. Không chỉ có vậy, xung đột Nga-Ukraine bùng nổ đã làm bức tranh về chuỗi ung ứng toàn cầu, vốn được ví như tuyến "huyết mạch" của kinh tế thế giới, thêm phần "u ám". Hệ thống kho vận (logistics) và thương mại quốc tế hứng chịu cú sốc mạnh chưa từng có.

Các tác nhân đan xen

Nguyên nhân dẫn đến sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu là các yếu tố đan xen phức tạp, bao gồm hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai, đại dịch COVID-19, xung đột địa chính trị, năng lực sản xuất yếu, thiếu hụt nguồn cung và nhân lực, nút thắt logistics và hiệu quả hoạt động cảng thấp...

Có 5 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu lần này. Đầu tiên, đại dịch COVID-19 đã tàn phá chuỗi cung ứng toàn cầu. Các biện pháp phong tỏa và cách ly để kiểm soát dịch bệnh đã gây ra cú sốc lớn đối với cả hai phía cung, cầu.

Về khách quan, cách ly và phong tỏa được áp dụng trên diện rộng để kiềm chế dịch bệnh đã khiến chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu đứt gãy, tắc nghẽn, bộc lộ tính mong manh của sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Thứ hai, sự phân hóa về tốc độ phục hồi ở các nền kinh tế khác nhau dẫn đến cung và cầu lệch pha. Tình hình phục hồi của các nền kinh tế phát triển đi trước đáng kể so với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Mỹ thực hiện một số gói chi tiêu cứu trợ kinh tế và chống dịch quy mô lớn, cộng thêm việc mở cửa trở lại nền kinh tế nên nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng mạnh. Tuy nhiên, do các yếu tố như thiếu hụt lao động, thiếu hụt linh kiện then chốt và nguyên liệu..., và năng lực logistics của Mỹ chưa thể phục hồi kịp thời, nên vấn đề cung không đủ cầu đã xuất hiện.

Thứ ba, hoạt động vận chuyển quốc tế không thông suốt, hiệu quả hoạt động của các cảng thấp đã hạn chế sự vận hành bình thường của chuỗi cung ứng. Dưới sức ảnh hưởng lan tỏa của dịch bệnh, năng lực vận chuyển toàn cầu gặp khó khăn, hoạt động của các mắt xích trung gian trong chuỗi cung ứng bị phá hủy. Điều này đã hạn chế sự vận hành bình thường của chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo báo cáo phân tích của công ty tư vấn vận tải biển Sea-Intelligence, do tắc nghẽn cảng, tàu chậm trễ nên 12,5% năng lực vận chuyển toàn cầu không thể sử dụng, dẫn đến cước vận tải tăng mạnh.

Thứ tư, thiếu hụt nhân lực làm trầm trọng thêm vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng. Dịch bệnh gây ra tác động lâu dài đối với thị trường lao động toàn cầu, rất nhiều nước đã xuất hiện tình trạng thiếu hụt lao động. Đối với ngành logistics, ví dụ điển hình chính là một số nước không có đủ lái xe tải để chuyển các container chất đống ở cảng đến địa điểm cần thiết. Các nước như Mỹ, Anh... đều đối mặt với vấn đề thiếu tài xế xe tải trầm trọng. Thiếu hụt lao động đã hạn chế sự phục hồi năng lực sản xuất của các nước, từ đó tác động đến năng lực vận tải toàn cầu và hiệu quả hoạt động của các cảng.

Thứ năm, xung đột Nga-Ukraine tác động nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng năng lượng và lương thực toàn cầu. Cuộc chiến năng lượng do Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nga triển khai trên lĩnh vực năng lượng khiến cán cân cung-cầu năng lượng toàn cầu xuất hiện tình trạng lệch pha, qua đó tác động nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng khí đốt tự nhiên trên thị trường thế giới, cũng như làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí đốt tự nhiên. Những yếu tố này khiến giá cả tăng vọt ở châu Âu.

Bên cạnh đó, căng thẳng chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu cũng gia tăng, do Nga và Ukraine cấm xuất khẩu, hoạt động vận chuyển gặp khó khăn, cũng như không thể thu hoạch và canh tác vì xung đột.

Thực trạng và hệ lụy

Việc chuỗi cung ứng bị đứt gãy đã gây ra những rắc rối và tác động mạnh đến đời sống kinh tế-xã hội của nhiều nước. Sự rối loạn của hệ thống cung ứng và logictics ở Mỹ đã kéo dài nhiều tháng. Do nhu cầu tăng nhanh sau khi tái khởi động nền kinh tế trong khi chuỗi cung ứng tiếp tục căng thẳng, các doanh nghiệp đối diện với rủi ro thiếu hụt nguyên liệu, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo kết quả khảo sát của chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại Richmond, gần 3/4 doanh nghiệp nhỏ và vừa đối diện với vấn đề chuỗi cung ứng không thông suốt, trong đó sự chậm trễ về nguồn cung nguyên liệu, vận chuyển và sản xuất là những thách thức được đề cập nhiều nhất.

Bắt đầu từ tháng 9/2021, hiện tượng người dân Mỹ tranh nhau mua hàng, tích trữ diễn ra nghiêm trọng. Quầy hàng trong các trung tâm thương mại và siêu thị trống trơn, thời gian mua hàng trực tuyến kéo dài, người dân cảm nhận nhiều hơn sự căng thẳng của chuỗi cung ứng.

Trong khi đó, tình trạng tắc nghẽn diễn ra trầm trọng ở nhiều cảng biển chủ chốt trên toàn cầu. Tháng 3/2021, kênh đào Suez xảy ra sự cố tắc nghẽn khiến cước vận tải hàng hóa quốc tế leo thang, việc một khối lượng hàng hóa khổng lồ tồn đọng ở cảng từng làm dấy lên lo ngại về sự đứt gãy của chuỗi cung ứng logistics toàn cầu. Sau đó, tình trạng tàu hàng tắc nghẽn, kẹt cảng, hàng hóa chậm trễ diễn ra thường xuyên hơn, cảng và bến cảng trở thành "bãi đỗ" của tàu thuyền, tình trạng ùn tắc của các cảng trên toàn cầu tiếp tục diễn biến tiêu cực.

Trung Quốc là căn cứ sản xuất và lắp ráp hàng hóa quan trọng của toàn cầu. Trong bối cảnh biến thể Omicron bùng phát mạnh, nước này buộc phải phong tỏa nhiều thành phố chủ chốt. Việc phong tỏa Thượng Hải không chỉ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, mà chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu cũng đều bị tác động do thành phố này là trung tâm kinh tế, tài chính, đầu mối vận chuyển logistics quan trọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và toàn cầu. Tính đến cuối năm 2021, có 827 công ty xuyên quốc gia đặt trụ sở chính ở Thượng Hải, trong đó có 121 công ty nằm trong danh sách Fortune Global 500.

Cảng Thượng Hải là cảng bận rộn nhất thế giới với khối lượng bốc dỡ hàng hóa đạt hơn 47 triệu container tiêu chuẩn trong năm 2021, đứng đầu thế giới trong 12 năm liên tục...

Hệ lụy là một số nhà máy ở Nhật Bản của các hãng ô tô Mitsubishi Motors, Mazda, Daihatsu... đều tuyên bố ngừng hoạt động vào đầu tháng Tư, Honda thông báo cắt giảm 30% công suất trong tháng Tư, trong khi đó Tesla ước tính việc ngừng hoạt động trong ba tuần sẽ làm giảm gần 40.000 xe xuất xưởng, tương đương 13% sản lượng toàn cầu của quý IV/2021.

Theo số liệu của trang thông tin dịch vụ hậu cần Project44, hiện nay các container nhập khẩu tại cảng Thượng Hải sẽ lưu lại cảng trung bình 12,1 ngày, lâu hơn gấp ba lần so với cuối tháng Ba. Tương tự, các mặt hành như linh kiện ô tô và sản phẩm điện tử sản xuất ở Trung Quốc cũng bắt đầu rơi vào cuộc khủng hoảng xuất khẩu do thiếu xe tải chuyên chở.

Ở góc độ vĩ mô hơn, chuỗi cung ứng là một quy trình tổng thể liên kết chặt chẽ, khi một khâu bị cản trở thì hiệu quả vận hành của các khâu khác sẽ sụt giảm. Việc năng lực sản xuất thượng nguồn của chuỗi cung ứng bị tác động, hệ thống giao thông vận tải toàn cầu liên kết các khâu không thông suốt, cộng thêm dự trữ hạ nguồn không đầy đủ, sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề chuỗi cung ứng toàn cầu trong giai đoạn hiện nay.

Ở Mỹ, nút thắt nguồn cung dẫn đến cung không đủ cầu, thúc đẩy giá tiêu dùng lên cao, tất cả các chủng loại hàng hóa từ thực phẩm, đồ uống đến vật dụng gia đình, ô tô đều tăng giá. Từ tháng 4/2021 đến nay, tỷ lệ lạm phát của Mỹ liên lục leo thang, với Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng Ba tăng 8,5% so với cùng kỳ, ghi nhận mức cao nhất trong hơn 40 năm qua.

Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt lao động và tăng lương đã dẫn đến chu kỳ xoắn ốc tiền lương-vật giá, đổ thêm dầu vào "ngọn lửa" lạm phát đang neo ở mức cao. Theo Fed, nút thắt chuỗi cung ứng đã hạn chế năng lực đáp ứng nhu cầu phục hồi trong ngắn hạn của nền kinh tế, khiến cho vật giá tăng mạnh và tỷ lệ lạm phát tổng thể vượt xa mức mục tiêu 2%.

Chuỗi cung ứng đứt gãy tiếp tục đè nặng lên đà phục hồi kinh tế. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý I/2022 của nước này đã giảm 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh so với tốc độ tăng trưởng 6,9% trong quý IV/2021.

Mặc dù nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng GDP vượt kỳ vọng 4,8% trong quý đầu tiên, nhưng triển vọng khá ảm đạm do làn sóng COVID-19 mới đang bùng phát mạnh trên quy mô lớn, các trụ cột của nền kinh tế bao gồm tiêu dùng, xuất khẩu và đầu tư suy giảm mạnh...

Trong báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới" công bố ngày 19/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức 3,6% trong năm 2022 và trong năm 2023. Chuỗi cung ứng tiếp tục rối loạn dẫn đến các hoạt động kinh tế chậm lại đã trở thành một trong những thách thức nghiêm trọng mà chính phủ nhiều nước phải đối diện.

Bốn giải pháp "gỡ rối"

Theo công ty tư vấn vận tải biển Sea-Intelligence, ít nhất đến cuối năm 2022 chuỗi cung ứng toàn cầu mới có thể hoàn toàn phục hồi bình thường. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moodys cho rằng do biện pháp và hiệu quả phòng chống dịch bệnh của các nước có sự khác nhau nên vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng vẫn có thể "tồi tệ hơn".

Đồng quan điểm này, các chuyên gia trong ngành dự báo rắc rối đứt gãy chuỗi cung ứng của Mỹ ít nhất sẽ kéo dài 1-2 năm. Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh, người Mỹ nên chuẩn bị cho kịch bản khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu có thể kéo dài cả năm 2022.

Trong bối cảnh như vậy, để nỗ lực hóa giải vấn đề tắc nghẽn, đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy ngoại thương phát triển ổn định và lành mạnh, các chuyên gia đã khuyến nghị bốn giải pháp như sau:

Thứ nhất, các nước cần đặc biệt coi trọng vấn đề thông suốt, ổn định của chuỗi sản xuất và cung ứng. Tình trạng an ninh và sự thông suốt của chuỗi cung ứng ngày càng trở thành mệnh đề toàn cầu được các bên quan tâm, nhiều nước đã đưa an ninh và ổn định của chuỗi sản xuất và cung ứng vào chiến lược quốc gia, đề xuất tăng cường năng lực tự chủ kiểm soát chuỗi sản xuất và cung ứng.

Thứ hai, việc hỗ trợ sự phát triển của các mô hình và hoạt động ngoại thương mới là rất quan trọng. Các quốc gia có thể khuyến khích các doanh nghiệp triển khai thêm nhiều kênh bán hàng, mạng lưới dịch vụ ở nước ngoài, hỗ trợ các hoạt động và mô hình kinh doanh mới như thương mại điện tử xuyên biên giới, kho vận ở nước ngoài, thương mại kỹ thuật số...

Thứ ba, các quốc gia cần đẩy mạnh cải cách thuận lợi hóa thương mại xuyên biên giới, liên tục cải thiện môi trường kinh doanh cảng. Việc nâng cao hơn nữa mức độ tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, chú trọng đảm bảo thông suốt của chuỗi sản xuất và cung ứng ngoại thương cũng cần được chú trọng.

Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế, tập trung xây dựng hệ thống hợp tác chuỗi sản xuất và cung ứng. Trong môi trường mở của thị trường toàn cầu, thông qua hợp tác sâu rộng và kết nối trao đổi thương mại cùng nhau, các nước vừa có thể liên tục cải thiện năng lực nguồn cung, vừa có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trên các lĩnh vực khác nhau. Trong đó, việc tăng cường sức bền của chuỗi cung ứng toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác khu vực và quốc tế nhiều hơn.

Có thể thấy, các nền kinh tế chủ chốt của thế giới cần tăng cường phối hợp chính sách "chuỗi cung ứng ổn định", dựa vào các cơ chế và nền tảng đa phương, song phương để thúc đẩy hợp tác quốc tế trên lĩnh vực an ninh chuỗi sản xuất và cung ứng.

Ngoài ra, việc thiết lập cơ chế quản lý khẩn cấp và cơ chế chia sẻ thông tin chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, cùng việc duy trì an ninh và ổn định của chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu để thông suốt "huyết mạch" vận hành kinh tế thế giới cũng rất quan trọng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm
13:09:03 16/11/2024
Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'
13:05:21 16/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy
13:38:46 16/11/2024

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024
Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng
05:55:29 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024
Cả ngày chỉ ăn một bữa cơm nhưng gạo vẫn hết, vợ trẻ lén lắp camera rồi điếng người khi thấy mặt thủ phạm 'thập thò'
05:46:52 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024

Tin mới nhất

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Vụ bé gái 7 tuổi tử vong tại bệnh viện: Bố của nạn nhân nói gì?

05:11:20 16/11/2024
Đến khoảng 15 sau, gia đình mới thấy một người đi ra từ phòng hành chính, không đeo bảng tên tiến đến nhưng không cấp cứu cho cháu mà chỉ khóa và rút dịch ra ngoài.

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện

14:27:49 15/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Nghệ An đã huy động 2 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Sau khoảng 10 phút, ngọn lửa được dập tắt.

Bão Usagi tiến đến gần biển Đông, giật cấp 13

14:23:52 15/11/2024
Hồi 10h ngày 18/11, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; Tọa độ 24,1N-123,7E, trên vùng biển phía Đông Đài Loan; Gió cấp 6, giật cấp 8.

Có thể bạn quan tâm

Kỳ Duyên mất tiền tỷ sau chung kết Miss Universe, Thái đạo nhái váy dạ hội?

Sao việt

10:34:10 18/11/2024
Vừa qua, chung kết Miss Universe 2024 được diễn ra tại Mexico. Hơn 120 thí sinh lần lượt trải qua các phần thi hô tên, áo tắm, dạ hội, ứng xử để tìm ra Tân Hoa hậu. Đại diện Việt Nam trong đêm chung kết là Hoa hậu Kỳ Duyên.

Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?

Sao châu á

10:24:29 18/11/2024
Châu Nhuận Phát mang tiếng ngược đãi người thân khi chị gái ăn mặc lôi thôi, ngủ trên ghế đá công viên. Tuy nhiên bả Châu Thông Linh đã đứng ra giải thích thay cho em trai

Ngày 19/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kết hôn, khai trương, mở cửa hàng, mai táng, cải mộ, ký hợp đồng

Trắc nghiệm

10:11:19 18/11/2024
Xem ngày 19/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 19/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kết hôn, khai trương, mở cửa hàng, mai táng, cải mộ, ký hợp đồng.

Game thủ Việt tranh cãi kịch liệt về game "Tuổi Thìn", người bảo flop, kẻ bênh vực không tiếc lời

Mọt game

10:02:46 18/11/2024
Cái tên đang được nhắc tới trong câu chuyện là Dragon Age: The Veilguard - một tựa game vừa mới ra mắt cách đây chưa lâu và vẫn được nhiều người chơi Việt hài hước đặt cho biệt danh Tuổi Thìn khi dịch sang tiếng Việt.

'Biển người' săn mây và hoa dã quỳ ở Vườn Quốc gia Ba Vì

Du lịch

09:43:24 18/11/2024
Đường lên núi Ba Vì ken đặc xe cộ của các bạn trẻ. Thời tiết đẹp cùng với mùa hoa dã quỳ đang độ rực rỡ nhất đã thu hút đông đảo du khách đến đây.

Bạn trai lọt top hấp dẫn nhất hành tinh nhưng lại lười tắm, Selena Gomez phản ứng thế nào?

Sao âu mỹ

09:41:06 18/11/2024
Bạn trai Selena Gomez lại có phát ngôn gây tranh cãi về chuyện tắm rửa. Nhà sản xuất âm nhạc này khẳng định bản thân vẫn sạch sẽ nhưng không thích tắm mỗi ngày.

Cảnh tượng hoang tàn sau cuộc dội bom đồng loạt của Israel xuống Gaza, Liban

Uncat

09:33:30 18/11/2024
Theo Cơ quan y tế của Dải Gaza, tính từ ngày 7/10/2023 đến nay các cuộc tấn công của Israel đã khiến khoảng 43.799 người dân tại khu vực này thiệt mạng.

Thêm quan chức Hezbollah được cho là thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel

Thế giới

09:25:33 18/11/2024
Cuộc tấn công vào Beirut tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban, trong bối cảnh xung đột trong khu vực ngày càng leo thang và gây thiệt hại nghiêm trọng cho dân thường.

Huỳnh Tú Anh hóa Cám trên sàn diễn

Thời trang

08:15:23 18/11/2024
Quán quân The Face Huỳnh Tú Anh trong vai trò vedette với trang phục ấn tượng cùng hình ảnh nhân vật Cám đa nhân cách trong chiếc mặt nạ cầu kỳ.

Khởi tố Giám đốc công ty trốn thuế 5,8 tỷ đồng

Pháp luật

07:13:18 18/11/2024
Cơ quan chức năng xác định, từ năm 2021 đến năm 2023, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như đã có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 5,8 tỷ đồng.

Loại rau có thể phòng đến 4 loại ung thư: Được bán quanh năm ở chợ Việt, dễ tìm, dễ nấu

Ẩm thực

05:55:57 18/11/2024
Loại rau đang được nhắc tới có khả năng hỗ trợ phòng ung thư, đó chính là rau họ cải. Rau họ cải được bày bán hầu như quanh năm ở các chợ Việt.