Tái định cư ở Lai Châu: Bản cũ – khổ trăm bề, bản mới – đời nhàn hạ
Lên nơi ở mới, người dân bị ảnh hưởng bởi dự án Thuỷ điện Huổi Quảng, Bản Chát ở huyện Than Uyên (Lai Châu) được hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ khai hoang cũng như được Nhà nước xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng… Tất cả đã và đang góp phần không nhỏ giúp cho cuộc sống của người dân ổn định lâu dài.
Nhờ thay đổi tư duy sản xuất
Huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu có trên 4.000 hộ dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi dự án di dân tái định cư (TĐC)Thủy điện Huội Quảng, Bản Chát. Sau 5 năm về nơi ở mới, bản thân anh Lò Văn Sương, dân tộc Thái ở bản Chít 1, cụm tái định cư Nậm Sáng 2, xã Phúc Than, huyện Than Uyên vẫn chưa hết bất ngờ với sự thay đổi trong cuộc sống của gia đình. Ngôi nhà sàn khang trang, kiên cố; đồ dùng sinh hoạt hiện đại; chuồng trại chăn nuôi khép kín… là những mơ ước của anh Sương bấy lâu, nay đã trở thành hiện thực.
Gia đình anh Lò Văn Sương có cuộc sống ổn định sau khi dời đi nơi ở mới. Ảnh: Nguyễn Dương
Năm 2011, theo chủ trương của Nhà nước về di dân TĐC thủy điện, gia đình anh Sương đã đồng thuận gắn bó với nơi ở mới này. Trước kia ở bản cũ, cuộc sống khó khăn mọi bề. Làm ăn kinh tế chỉ theo kinh nghiệm “cha truyền con nối” nên thực sự không hiệu quả. Về khu TĐC, qua các lớp tập huấn kiến thức phát triển nông nghiệp do xã, huyện tổ chức, anh Sương đã biết chọn con giống tốt cũng như kỹ thuật chăn nuôi hiện đại và phù hợp với tiềm lực kinh tế gia đình. Đến nay, gia đình anh Sương đã mở rộng quy mô chăn nuôi lên khoảng 300 con gà vịt cùng với đào ao thả cá. Mỗi trừ chi phí năm thu nhập khoảng 60 – 70 triệu đồng.
Than Uyên đang gấp rút quán triệt triệt để và tích cực chỉ đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng của huyện cùng với các xã có người dân TĐC phối hợp đốc thúc việc hoàn thiện xây dựng các công trình hạng mục TĐC trên địa bàn…” . Ông Vương Thế Mẫn
- PCT UBND huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu
Anh Lò Văn Sương chia sẻ: “Thời gian đầu về nơi ở mới, mặc dù có nhiều khó khăn những được Nhà nước và chính quyền địa phương chăm lo qua những chính sách hỗ trợ đời sống, hỗ trợ sản xuất mà cuộc sống của tôi cũng như bà con TĐC trong bản đã dần ổn định. Đặc biệt, những kiến thức sản xuất nông nghiệp mới học được đã giúp tôi đã thay đổi tập quán chăn nuôi, hướng đến sản xuất hàng hóa để cung ứng sản phẩm bán ra ngoài, tăng thu nhập cho gia đình”.
Chăm lo hậu tái định cư
Video đang HOT
Còn tại xã Ta Gia, huyện Than Uyên, tận dụng diện tích mặt nước của lòng hồ thủy điện, để giúp cho bà con yên tâm sản xuất kinh tế, Nhà nước tiến hành hỗ trợ 10 triệu đồng một lồng cá, đồng thời mở các lớp tập huấn chuyên môn về chăn nuôi thả cá cho người dân.
Ông Vàng A Mang – Chủ tịch UBND xã Ta Gia, huyện Than Uyên, Lai Châu cho biết, những chính sách TĐC của Nhà nước được triển khai kịp thời đã giúp cho bà con từng bước thay đổi tập quán nông nghiệp lạc hậu, phát triển các mô hình nông nghiệp mới… qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã, nâng cao thu nhập người dân.
Hậu tái định cư là vấn đề đặc biệt quan trọng, do đó sau một thời gian đưa người dân đến những nơi ở mới, huyện Than Uyên đã tích cực rà soát lại đời sống của đồng bào tái định cư để qua đó nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là trong sản xuất và phát triển kinh tế.
Theo Danviet
Dự án tái định cư 300 tỷ ở Thanh Hóa thành nơi chích ma túy
Dự án tái định cư gần 300.000 m2 với số vốn trên 300 tỷ đồng ở TP Thanh Hóa sau nhiều năm thi công hiện bỏ hoang thành nơi chăn thả trâu bò và điểm trú ngụ của người nghiện.
Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư (phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) được UBND TP Thanh Hóa phê duyệt năm 2010 với diện tích 270.000 m2, tổng mức đầu tư hơn 280 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố và các nguồn huy động khác. Ban quản lý dự án cải thiện môi trường đô thị Miền Trung - Tiểu dự án Thanh Hóa được giao quản lý công trình.
Theo quy hoạch, dự án gồm khu dịch vụ thương mại, đất giáo dục, chung cư cao tầng, biệt thự, nhà văn hóa, khuôn viên cây xanh, hồ nước... Thời gian thực hiện dự án 4 năm, từ quý 4/2010.
Tuy nhiên, sau 6 năm thi công, dự án vẫn chưa thể hoàn thành. Nhằm tăng tính khả thi cho công trình, cuối tháng 9/2013, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa Đào Trọng Quy tiếp tục điều chỉnh mức đầu tư từ 283 tỷ đồng lên 306 tỷ đồng.
Tuy nhiên, dự án vẫn ì ạch và bỏ hoang nhiều tháng nay. Quanh công trình, cỏ dại mọc um tùm, biến thành nơi chăn thả trâu bò cho người dân địa phương.
Những cột đèn cao áp xếp vương vãi dưới nền đất...
Hệ thống cáp điện phơi mưa nắng không được bảo quản có dấu hiệu xuống cấp dù chưa nghiệm thu.
Một số người lén đổ phế thải quanh các con đường đã rải nhựa. "Bà con chúng tôi nhượng đất lúa cho nhà nước mà giờ nhìn cảnh hoang phế thế này xót xa lắm", anh Đại, một người dân ở phường Quảng Thành nói.
Tại vị trí nhà thầu đặt các ống cống thoát nước cỡ lớn, người nghiện thường tìm đến trú ngụ. Sau khi tiêm chích, những người này bỏ lại la liệt xi lanh dính máu.
Vị trí dự án này nằm ngay đường vành đai Bắc Nam và cạnh đó là dự án Cụm nhà ở sinh viên 600 tỷ cũng đang bỏ hoang.
Trong khu đất của dự án có cả trăm hố ga sâu hoắm không nắp đậy trở thành những chiếc bẫy nguy hiểm rình rập người dân mỗi khi đi tắt về làng.
Ông Trịnh Văn Bản, Giám đốc Ban quản lý dự án cải thiện môi trường đô thị Miền Trung - Tiểu dự án Thanh Hóa cho biết, nguyên nhân chậm tiến độ do thiếu vốn. "Thời điểm phê duyệt dự án, chủ đầu tư chưa đánh giá hết những khó khăn gặp phải, cơ bản là thị trường bất động sản mấy năm qua đình trệ", ông Bản nói và cho hay đơn vị đã nhiều lần đề nghị xin vốn nhưng chưa thể tái khởi động dự án.
Khu nhà điều hành suốt ngày đóng cửa im lìm. Bà Đỗ Thị Trang, Phó chủ tịch UBND phường Quảng Thành cho hay, dự án khu tái định cư dang dở nhiều năm gây không ít khó khăn cho địa phương như mặt bằng dự án gây ngập cục bộ, lãng phí quỹ đất...
Lê Hoàng
Theo VNE
14.000 tỷ làm cao tốc Vân Đồn - Móng Cái Dự án có quy mô đường cao tốc 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h, thời gian thi công khoảng 3 năm. Phối cảnh dự án. Liên danh các nhà đầu tư vừa đề xuất với UBND tỉnh Quảng Ninh dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái theo hình thức đầu tư BOT, tổng mức đầu tư gần 14.000...