Tái diễn trò lừa bằng cách xin tiền đổ xăng
Gần một tháng nay, trên các trục đường chính như Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Võ Thị Sáu – Trần Quốc Toản – Nguyễn Văn Trỗi – Hoàng Văn Thụ – Cách Mạng Tháng Tám – Lê Lai, có một nam thanh niên khoảng 30 tuổi, đầu đội mũ tai bèo, đứng bên cạnh chiếc xe 67 chất đầy đồ với dáng vẻ thiểu não (ảnh).
Anh này luôn miệng xin những người dừng chờ đèn đỏ một ít tiền lúc thì để đổ xăng, lúc thì sửa dây xích bị đứt… Anh này thường xuất hiện vào ba khung giờ chính 7-9 giờ, 11-13 giờ, 18-21 giờ.
Video đang HOT
Ảnh: TN
Chúng tôi đã theo dõi và quan sát đối tượng qua nhiều tuyến phố khác nhau trong một ngày. Trung bình số tiền mà đối tượng kiếm được nhờ những lòng thương đặt không đúng chỗ xấp xỉ 300.000 đồng/ngày. Như vậy nếu cật lực “diễn kịch” trong một tháng, đối tượng có thể bỏ túi gần 9 triệu đồng, một con số đáng kể đối với những người lao động chân chính. Kịch bản lừa khá cũ nhưng vẫn có nhiều người nhẹ dạ cả tin sập bẫy.
Theo PLTP
Teen "sập bẫy" hàng rong trên xe liên tỉnh
"Không mua thì mày hỏi làm gì, một rổ bánh đầy từ trưa tao chưa bán được cái nào! Đ. có tiền còn sĩ, loại như mày mua được cái gì, 5 nghìn với 10 nghìn hơn được bao nhiêu tiền mà mày mặc cả, xúi quẩy..." - những lời này và nhiều câu còn thậm tệ hơn thế phát ra từ miệng một người phụ nữ trạc 30 tuổi trên chuyến xe khách khiến hành khách phải rùng mình ghê sợ.
Đó chỉ là một trong số những màn chửi bới, lăng mạ hành khách thiếu của một bộ phận những người bán hàng rong trên tuyến xe liên tỉnh.
Mỗi lời chào như một nhát dao
Một bộ phận những người bán hàng tham lợi, thiếu lương tâm đã khiến nghề bán hàng rong trở thành "ác mộng", đặc biệt là hàng rong trên các chuyến xe khách.
Với chiếc rổ hàng trên tay, họ cứ đi từng xe này đến xe khác, rao hàng và "ra sức" chặt chém hành khách. Giá cả không có định mức, lúc cao chót vót, lúc "hữu nghị" nhưng chưa bao giờ đúng giá sản phẩm bán trên thị trường.
Chị Đào Bích Thùy ( Sơn Dương, Tuyên Quang) tay cầm chiếc bánh cốm mà vẫn chưa hết bức xúc : " Thấy bà bán hàng rao thì mình gọi lại, hỏi giá, bà thét 15 nghìn. Mình mặc cả giảm cho 5 nghìn đồng nhưng bà ta không chịu giảm, đến khi mình nói không mua liền bị bà chửi như hất nước vào mặt. Ngại ngùng, mình đành phải mua một chiếc cho bà xuống xe chứ bên ngoài giá đắt nhất cũng chỉ có 6 nghìn cái".
Nhiều người trên các chuyến xe khách đã "sập bẫy" hàng rong (Ảnh: ANTĐ)
Chiếc bánh cốm màu xanh nhân đỗ chỉ vẹn vẹn bốn đầu ngón tay mà giá cả đắt cắt cổ. Có người mua xong mới biết bánh đã bị thiu, có mùi khó ngửi.
Những hành khách đi xe có kinh nghiệm cho biết, những người bán hàng kiểu này thường có "kịch bản" gần giống nhau. Đầu tiên là lời ngọt ngào kiểu "Mua cho em một chiếc chị ơi", " Ăn thử không ngon em không lấy tiền"...
Rồi họ lại ra sức năn nỉ, nài xin khiến nhiều người không có ý định mua nhưng cũng ngại khước từ. Nhưng chỉ cần ai đó "trót dại" ăn thử thì chẳng bao giờ có chuyện miễn phí mà chắc chắn sẽ phải mua, có khi với gia một thành ba!
Ngô Kim Hiền (SV năm nhất, trường Đại học Quốc gia) ấm ức kể trong nước mắt : "Em thấy chị ấy nói ăn thử nếu ngon mới lấy tiền, em cắn một miếng thì phát hiện chiếc bánh bị mốc. Em không mua thì bị chị ta chửi té tát, còn dọa đánh. Em đành trả tiền, những 10 nghìn một chiếc bánh bé xíu. Trong túi chỉ còn có 30 nghìn đồng, chẳng biết có đủ tiền xe không nữa!"
Nhiều hành khách như Hiền bị rơi vào "bẫy" của họ, mua thì bị chặt chém, không mua còn "chém" mạnh hơn.
Khách hàng tự đề phòng
Không chỉ "doạ" khách, ép mua hàng, bán giá đắt kiếm lời, nhiều người bán hàng rong kiểu này còn tranh thủ thời gian lên xe để trộm đồ của hành khách đi xe. Nhiều nạn nhân chỉ vì chút sơ ý đã bị những kẻ gian như thế lấy sạch cả tiền bạc, hành lý giá trị.
Chị Lê Thu Hương ( 23 tuổi, Đoan Hùng- Phú Thọ) trên chiếc xe khách mang biển kiểm soát 19L XXYY tuyến Hà Nội- Đoan Hùng- Phú Thọ bị mất ví trong đó có gần hai triệu và giấy tờ cá nhân.
Chị vừa khóc vừa nói : "Túi đồ tôi để dưới chân, có mang đi đâu mà bảo là rơi được. Trong túi có tất cả tiền lương vừa lĩnh tháng đầu đi làm mang về cho mẹ nuôi em học thì giờ mất rồi, còn cả thẻ ATM, chứng minh thư và một số giấy tờ, đi làm lại cũng ngốn mấy trăm chứ không ít".
Để đối phó với những tình huống oái oăm do những kẻ bán hàng "côn đồ" kiểu này, có lẽ hơn hết mỗi người nên tự bảo vệ mình bằng thái độ kiên quyết, hoặc kêu gọi sự giúp đỡ của những người xung quanh khi cần thiết.
"Mình rất hay bị say xe, mỗi lần về quê hay đi đâu xa em đều chuẩn bị đồ chống say, đồ ăn, nước uống mua sẵn đúng giá. Và đặc biệt, dù đã yên vị trên xe thì cũng phải chú ý đến hành lý. Riêng với những người bán hàng rong, khi được mời chào mình phải kiên quyết từ chối để tránh rắc rối" - Lê Như Hồng, SV năm 3, trường Cao đẳng Bách nghệ Tây Hà) chia sẻ kinh nghiệm.
Theo VietNamNet
Cảnh giác mánh lừa bán hàng đa cấp mới Tuyển nhân viên nạp tiền điện thoại là "mánh" lừa mới của các công ty bán hàng đa cấp bất chính, khiến không ít các bạn sinh viên "sập bẫy". Trên các trang web raovat, vatgia... liên tục đăng các thông tin tuyển hàng trăm nhân viên nạp tiền điện thoại, với mức 1,8 - 2 triệu đồng/tháng. Thời gian làm việc khoảng...