Tái diễn nạn chèo kéo khách, đe dọa hướng dẫn viên
Một đám thanh niên xăm trổ đe dọa, bắt hướng dẫn viên đưa đoàn vào cửa hàng đặc sản để mua sắm.
Dù đã kết thúc tour, Minh Anh vẫn bị ám ảnh, chưa hết lo sợ khi nhớ lại những gì đã xảy ra trong mấy ngày dẫn khách. Cuối tuần trước, Minh Anh – hướng dẫn viên (HDV) của một công ty du lịch, dẫn đoàn khách tham quan Nha Trang. Theo quy định của công ty, đoàn không ghé bất cứ cửa hàng nào. Ngày gần về, thành viên trong đoàn muốn mua đặc sản làm quà. Từ nhà hàng ăn tối về khách sạn, tài xế tiện dừng xe tại một cửa hàng bên đường.
Tuy nhiên, xe vừa dừng thì 2 – 3 thanh niên xăm trổ tiến tới, không cho đoàn vào mua sắm. “Nhóm này đưa ra yêu cầu, nếu muốn mua đặc sản Nha Trang phải đến cửa hàng của họ. Ngoài ra không được ghé bất cứ cửa hàng nào”, Minh Anh nói.
Xét thấy tình hình có thể gây nguy hiểm, thành viên trong đoàn quyết định không mua nữa và cùng HDV đi bộ về khách sạn. Thấy không thể “lôi kéo” khách, nhóm thanh niên liền quay sang đe dọa, cảnh cáo HDV nếu đưa khách vào bất kỳ cửa hàng nào khác.
Thậm chí, liên tục sau đó là những cuộc điện thoại của người đàn ông xưng tên Dũng (thành viên nhóm) đe dọa “đánh, chém, xử đẹp” nếu không đưa khách ghé cửa hàng đặc sản của họ. Dũng là “lính ruột” của chủ cửa hàng đặc sản trên đường Đô Lương và một nhà hàng trên đường Lê Thanh Nghị. Ngoài ra, ông chủ này còn có một cửa hàng bán đặc sản ở Đà Lạt.
Khi được hỏi về việc dẫn khách đến cửa hàng, người xưng là ông chủ cửa hàng cho biết: “Khi đưa khách vào mua tại cửa hàng đặc sản ở Nha Trang, HDV sẽ được chiết khấu trực tiếp 20%; Đà Lạt là 30% trên tổng hóa đơn của khách. Còn nhà hàng thì chiết khấu 10%”. Ngoài ra, nếu có nhu cầu xếp tour du lịch cho khách, người này cũng nhận làm luôn.
Trước đó vài ngày, một đoàn khách khác đến Nha Trang. Khi đoàn đang ăn tối ở nhà hàng, HDV cũng bị nhóm thanh niên này “tiếp cận”, yêu cầu ngày hôm sau phải đưa đoàn vào cửa hàng đặc sản của họ. HDV từ chối không ghé bất cứ cửa hàng đặc sản nào vì đoàn theo chương trình tour của công ty, nếu có khách chỉ ra Chợ Đầm.
“Tôi nói chưa dứt câu liền bị nhóm người này dùng những lời lẽ thô tục đe dọa. Thậm chí túm cổ áo dọa đánh”, HDV kể, sợ quá nên đã nhanh chóng vào khu vực đông người. Nhóm người này liền quay qua hăm dọa tài xế nhà xe.
Video đang HOT
Hành động chèo kéo khách du lịch như nhóm của Dũng tại Khánh Hòa không phải cá biệt. Cuối tuần trước, anh Tuấn (ngụ TP HCM) cùng bạn ghé thị trấn Vạn Giã cũng bị một nhóm đối tượng vào tận khu bán vé của công ty Nha Trang Đông Đô chèo kéo mua tour Điệp Sơn thủy đạo.
“Ban đầu nghe lời giới thiệu, tôi mua tour vì muốn đến con đường giữa biển. Tuy nhiên, ra tới nơi thì chỉ có một đoạn ngắn khoảng 5 m được nhô lên. Nhân viên công ty cho biết thủy triều lên nên không còn thấy con đường. Hỏi dân làng mới biết, cơn bão năm 2017 đã đẩy con đường này sang phía đảo Phật Nằm cách đó không xa”, anh Tuấn nói.
Tình trạng cò mồi kiểu giang hồ chèo kéo khách, đe dọa HDV không phải mới diễn ra. “Năm 2018, chính ông chủ nhà hàng trên đã lên tận phòng nội bộ của hướng dẫn trong khách sạn ở Nha Trang để đe dọa, đánh vì tội không đưa khách vào ăn tại nhà hàng của họ”, một HDV kỳ cựu nhớ lại. Cò mồi hành xử kiểu giang hồ, ép đoàn khách nội địa của các doanh nghiệp phía Bắc vào ăn tại một số nhà hàng.
Cách đây chưa lâu, “cò” đặc sản Đà Lạt là nỗi ám ảnh của du khách và HDV khi dẫn tour. Ảnh: Đ. K.
Nạn cò mồi chèo kéo khách mua đặc sản và bắt phải đưa khách vào nhà hàng đã từng là nỗi lo của điều hành tour và hướng dẫn khi có đoàn đi tham quan Đà Lạt.
“Năm 2017, cứ mỗi khi có đoàn của công ty vào Đà Lạt thì lại có nhóm du côn gọi điện đe dọa, sẽ cho người xử lý HDV nếu không đưa khách vào nhà hàng của chúng. Về sau, vì không muốn thêm phiền phức và cũng đảm bảo an toàn cho hướng dẫn, chúng tôi buộc phải đặt ăn một bữa tại nhà hàng. Khi đó, mọi thứ mới được yên”, chị Phương Anh, điều hành của một công ty du lịch nói.
Thậm chí, nhóm cò mồi có tổ chức ở Đà Lạt còn chạy theo xe du lịch, yêu cầu tài xế đưa khách ghé các cửa hàng bán dâu, mứt; hoặc tụ tập ngay tại cổng các điểm du lịch để chèo kéo khách. Có những đối tượng mang theo dao, gậy sắt và sẵn sàng tấn công tài xế hoặc bảo vệ khu du lịch nếu không nghe theo hoặc “cản trở công việc” của chúng.
Nhằm chấn chỉnh tình trạng này, công an tỉnh Lâm Đồng đã ra quân xử lý các dịch vụ du lịch trái quy định trên địa bàn, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và hình ảnh du lịch Đà Lạt. Tuy nhiên, mức xử phạt chỉ từ 1 – 3 triệu đồng chưa đủ sức răn đe. Vì chỉ cần “kéo” được khách vào mua đơn hàng 10 triệu, đối tượng đã được chủ cơ sở trả 30 – 40% hoa hồng.
Lực lượng chức năng đưa ra khuyến cáo, khách du lịch tự túc không nên nghe theo bất kỳ chiêu dụ dỗ nào của cò mồi. “Đối với khách theo đoàn, HDV phải báo về cho công ty để có hướng hỗ trợ; tuyệt đối thực hiện đúng lịch trình tour, không nghe theo lời mời của cò; đồng thời, nhờ sự can thiệp của chi nhánh công ty tại địa phương xảy ra sự việc. Ghi âm, ghi hình các đối tượng chèo kéo, đe dọa để có căn cứ trình báo với cơ quan chức năng”, ông Trần Minh Đức, Chủ tịch hội Lữ hành, Hiệp hội du lịch tỉnh Khánh Hòa nói.
Du lịch Sa Pa cam kết nâng cao chất lượng dịch vụ
Ngày 24-7, UBND thị xã Sa Pa (Lào Cai) tổ chức ký cam kết giữa các công ty du lịch lữ hành, cơ sở lưu trú, điểm du lịch cộng động, chủ nhà nghỉ tại gia (homstay) đang hoạt động ở địa phương về bảo đảm và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, hình ảnh và thương hiệu du lịch quốc gia Sa Pa.
Ký cam kết nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại Sa Pa (Lào Cai).
Ngày 24-7, UBND thị xã Sa Pa (Lào Cai) tổ chức ký cam kết giữa các công ty du lịch lữ hành, cơ sở lưu trú, điểm du lịch cộng động, chủ nhà nghỉ tại gia (homstay) đang hoạt động ở địa phương về bảo đảm và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, hình ảnh và thương hiệu du lịch quốc gia Sa Pa.
Tham dự có hơn 200 đại biểu đại diện các sở, ngành chức năng, lãnh đạo huyện Sa Pa, cơ quan truyền thông và doanh nghiệp, điểm du lịch cộng đồng, chủ nhà nghỉ homstay và chính quyền các xã của thị xã Sa Pa.
Các doanh ngiệp du lịch, cơ sở lưu trú, điểm du lịch, chủ homstay và chính quyền địa phương đã thống nhất cam kết.
Theo đó, đối với các công ty du lịch lữ hành, tập trung nâng cao chất lượng điều hành, phục vụ cũng như dịch vụ du lịch; tư vấn trung thực, đầy đủ về chương trình du lịch và các dịch vụ đi kèm; không thu lợi bất hợp pháp và phân biệt đối xử với khách.
Đối với cơ sở lưu trú, cung cấp đủ về số lượng, đúng tiêu chuẩn chất lượng các dịch vụ đã quảng cáo và bán cho khách. Không lợi dụng thời điểm đông khách để ép giá hoặc cung cấp dịch vụ kém chất lượng cho khách.
Đối với điểm du lịch, bảo đảm môi trường, cảnh quan sạch đẹp, thân thiện; niêm yết giá dịch vụ và bán đúng giá; không để tình trạng chèo kéo du khách.
Đối với chủ homstay, cung cấp đủ về số lượng, đúng tiêu chuẩn chất lượng các dịch vụ đã quảng cáo và bán cho khách; niêm yết giá và bán đúng giá theo qui định; tạo cảnh quan sạch đẹp, ứng xử thân thiện với du khách.
Nhân dịp này, thị xã Sa Pa đã công bố quyết định của UBND tỉnh Lào Cai công nhận thêm bảy điểm du lịch mới, đó là: Điểm du lịch cộng đồng, xã Tả Phìn; điểm du lịch thôn Má Tra, phường Hàm Rồng; điểm du lịch thôn Sín Chải, xã Hoàng Liên; điểm du lịch Hàm Rồng; điểm du lịch Rừng Già thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên; điểm du lịch Suối Vàng - Thác Tình Yêu thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên; điểm du lịch Thung lũng Mường Hoa.
Như vậy, tính đến nay, trên địa bàn thị xã Sa Pa có 10 điểm du lịch được cấp có thẩm quyền công bố chính thức.
Ông Vương Trinh Quốc, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa cho biết, sau dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát an toàn, chính quyền địa phương và Hiệp hội du lịch Sa Pa đã chủ động các biện pháp kích cầu, đến nay, lượng khách đến với Sa Pa bắt đầu phục hồi 80% so trước đây. Tổng lượng khách du lịch ước đạt gần 570.000 lượt, trong đó, khách quốc tế đạt 74.000 lượt, với tổng doanh thu hơn 1.800 tỷ đồng.
Việc ký cam kết và công bố thêm bảy tuyến du lịch góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền và người dân địa phương, nhằm phục hồi du lịch Sa Pa mạnh mẽ và bền vững hơn, hướng tới xây dựng Sa Pa thành khu du lịch quốc gia mang tầm quốc tế.
Công bố thêm bảy tuyến du lịch mới tại thị xã Sa Pa (Lào Cai).
Biệt thự 120 năm tuổi, biểu tượng xa hoa một thời của nhà giàu Mỹ Biệt thự Hillandale có giá lên đến 49,5 triệu USD và từng được xem là biểu tượng của sự xa hoa, giàu có tại Mỹ. Ảnh: Business Insider. Biệt thự Hillandale nằm giữa biên giới 2 bang Connecticut và New York, Mỹ vừa được rao bán với giá 49,5 triệu USD. Đây là tòa nhà lịch sử có tuổi đời 120 năm, được...