Tái đàn lợn: Thấp thỏm lo dịch tả lợn châu Phi “tái xuất”
Theo thông tin từ Sở NNPTNT Hà Nội, vừa qua, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trở lại tại một hộ chăn nuôi ở thôn Hậu Xá (xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa). Hai con lợn nái và 1 con lợn thương phẩm với tổng trọng lượng 367kg được phát hiện ốm chết, dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi.
Hiện tại, số lợn trên đã được tiêu hủy. Hộ chăn nuôi còn lại 1 con lợn nái và 8 con lợn mới sinh nhưng có kết quả âm tính với virus tả lợn châu Phi và đang được giám sát, theo dõi.
Trước đó, theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, đến đầu tháng 4 Hà Nội tiếp tục phát hiện thêm ổ dịch tả lợn châu Phi ở hai huyện Sóc Sơn và Thạch Thất. Trạm thú y xã và chính quyền địa phương đã phối hợp tiêu hủy 118 con lợn với trọng lượng hơn 8.000kg theo đúng quy trình và áp dụng đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch.
Trại nuôi lợn của một nông dân huyện Ứng Hòa (Hà Nội). Ảnh: I.T
Như vậy sau hơn 2 tháng công bố hết dịch tả lợn châu Phi, bệnh dịch này đã tái phát khiến Hà Nội phải nâng cao mức đề phòng trong bối cảnh nhu cầu tái đàn của người chăn nuôi đang tăng cao.
Đáng chú ý, sau gần 2 tháng công bố hết dịch, tại tỉnh Bắc Kạn cũng xuất hiện lại tình trạng lợn ốm, chết do nhiễm dịch tả lợn châu Phi.
Theo thông tin từ Sở NNPTNT Bắc Kạn, khoảng 2 tuần qua rải rác có hiện tượng lợn ốm, chết tại các huyện Ngân Sơn, Chợ Mới và Chợ Đồn. Tại huyện Ngân Sơn, xác định điểm dịch tại hộ chăn nuôi ở xã Vân Tùng với 69 cá thể lợn dương tính với tả lợn châu Phi. Tại các huyện Chợ Mới và Chợ Đồn cũng rải rác xuất hiện tình trạng lợn ốm, chết. Kết quả mẫu xét nghiệm đều dương tính với tả lợn châu Phi. Hiện cơ quan chuyên môn đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành lấy mẫu, tiêu hủy và khoanh vùng dập dịch theo quy định.
Ông Nông Quang Nhất – Giám đốc Sở NNPTNT Bắc Kạn cho biết, chưa xác định được nguyên nhân cũng như nguồn lây bệnh, do các hộ chăn nuôi chỉ lấy con giống trong tỉnh.
Năm 2019, dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát tại Bắc Kạn với hơn 27.000 con lợn phải tiêu hủy. Địa phương đang bắt đầu cho tái đàn theo hướng an toàn sinh học với tổng đàn hiện có khoảng gần 140.000 con, tuy nhiên, giá lợn giống cao đã khiến việc tái đàn gặp không ít khó khăn, cộng với bệnh dịch tả lợn châu Phi quay trở lại khiến bà con lo việc tái đàn sẽ gặp “quả đắng”.
Video đang HOT
Để tái đàn hiệu quả, bà con nông dân cần chú ý làm sạch chuồng trại, thực hiện khử trùng thường xuyên, tiêm phòng vaccine đầy đủ cho lợn… Ảnh: T.L
Để triển khai hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tái đàn, Hà Nội đã kịp thời chi trả hỗ trợ cho người chăn nuôi khi có lợn mắc bệnh DTLCP. Đến nay, đã có hơn 90% số hộ có lợn mắc bệnh được các ngành chức năng chi trả tiền hỗ trợ. Việc này không chỉ góp phần bù đắp thiệt hại cho người dân khi có lợn mắc bệnh mà còn là giải pháp quan trọng để người dân không giấu dịch.
Được biết, trung bình mỗi tháng Thủ đô tiêu thụ khoảng 18.500 tấn thịt lợn nên hiện nay việc vận chuyển lưu thông lợn trên địa bàn rất lớn; trong khi đó, việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, trên địa bàn thành phố vẫn còn khoảng 800 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trong khu dân cư, gây khó khăn cho các ngành chức năng trong quản lý.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội nhấn mạnh, muốn đảm bảo vệ sinh an toàn phòng dịch, có mấy yếu tố cần lưu ý như sau: Thứ nhất, làm thế nào chuồng trại phải sạch, nhiều bà con chủ quan cứ nghĩ đã làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại bằng cách rắc vôi, khử trùng nhưng hoàn toàn sai lầm vì không làm sạch chuồng trại thì bất cứ khâu khử trùng nào cũng trở nên vô nghĩa.
Thứ hai là người chăn nuôi phải chủ động tiêm phòng vaccine. Tiêm đúng liều, định kỳ, thường xuyên chứ không đợi dịch bùng phát mới rục rịch tiêm thì lúc đó khả năng phòng dịch đã giảm đi rất nhiều.
Thứ ba, phải xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, vì nếu trong vùng dịch mà anh có chứng nhận cơ sở an toàn dịch thì sản phẩm của anh vẫn xuất bán bình thường mà không cần lo lắng. Đây chính là mấu chốt của việc đảm bảo an toàn sinh học và chăn nuôi bền vững.
Thứ tư, phải khai báo kịp thời vấn đề vệ sinh thú y với cán bộ thú y. Đây là cơ sở để cán bộ thú y lập kế hoạch theo dõi, vừa thuận tiện cho công tác phòng chống dịch bệnh, vừa truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm gia cầm.
Theo ông Sơn, hiện ngành nông nghiệp Hà Nội đã tập trung hướng dẫn người dân tổng vệ sinh, tiêu độc môi trường. Các địa phương tăng cường kiểm tra cơ sở trong việc tái đàn lợn bảo đảm theo hướng an toàn sinh học; những hộ chăn nuôi khi nhập giống về nuôi phải khai báo nguồn gốc xuất xứ. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cũng đang thực hiện giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại cơ sở; kịp thời phát hiện các ổ dịch…
Chuyên gia chỉ ra sai lầm khiến người chăn nuôi thường gặp thất bại
Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y (Sở NNPTNT Hà Nội) cho hay: Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, chuồng trại luôn phải sạch sẽ.
Nhiều bà con chủ quan cứ nghĩ đã làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại bằng cách rắc vôi, khử trùng nhưng hoàn toàn sai lầm vì không làm sạch chuồng trại thì bất cứ khâu khử trùng nào cũng trở nên vô nghĩa và việc thất bại trong chăn nuôi là bình thường.
Người dân ở Bình Lục (Hà Nam) quét dọn chuồng trại sau khi bị dịch tả lợn châu Phi.
Tại buổi Tọa đàm trực tuyến chủ đề "Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm" được Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức chiều qua, ông Sơn nhấn mạnh, để phòng dịch bệnh trong chăn nuôi thì người chăn nuôi phải chủ động tiêm phòng vắc-xin.
Bà con phải tiêm đúng liều, định kỳ, thường xuyên chứ không đợi dịch bùng phát mới rục rịch tiêm thì lúc đó khả năng phòng dịch đã giảm đi rất nhiều.
Tiếp đó là chúng ta phải xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, vì nếu trong vùng dịch mà bà con có chứng nhận cơ sở an toàn dịch thì sản phẩm vẫn xuất bán bình thường mà không cần lo lắng. Đây chính là mấu chốt của việc đảm bảo an toàn sinh học và chăn nuôi bền vững.
Đặc biệt trong chăn nuôi các hộ cũng phải khai báo kịp thời vấn đề vệ sinh thú y với cán bộ thú y. Đây là cơ sở để cán bộ thú y lập kế hoạch theo dõi, vừa thuận tiện cho công tác phòng chống dịch bệnh, vừa truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm gia cầm.
Ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) thông tin, vừa qua, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đã ký văn bản 5329 tăng cường áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn. Theo đó, giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học lần này tổng thể hơn như về an toàn sinh học trong khâu giống, thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng...
Mới đây, Bộ cũng đã phối hợp với FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc) xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học tại các tỉnh Bắc Giang, Hà Nội... rất hiệu quả.
Ông Trọng khẳng định, trong các vật nuôi được áp dụng giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học thì con vịt khó áp dụng nhất vì vịt là thủy cầm, vịt hướng trứng. Theo đó, Bộ đã hướng dẫn có 5 phương thức chăn nuôi an toàn sinh học, cụ thể, có 2 phương thức về chăn nuôi vịt dưới nước, chạy đồng và thả đồng; 3 phương thức an toàn sinh học nuôi nhốt trên khô gồm nuôi vịt trong chuồng kín, nuô vịt trong chuồng có sân chơi và chuồng có vườn cây.
Cũng theo ông Trọng, trong hướng dẫn an toàn sinh học của Bộ NNPTNT cũng đã khẳng định cần phải phối hợp với các chế phẩm sinh học để giảm mùi hôi, tăng chất lượng của sản phẩm thịt. Tuy nhiên, tôi cần phải khẳng định lại là bất cứ chế phẩm nào khi đưa vào thức ăn chăn nuôi đều phải có trong danh mục được ban hành, được sử dụng.
Vấn đề này cũng đã được ghi rõ trong Nghị định 13 cũng như Thông tư 21 về quản lý thức ăn chăn nuôi, đó là nếu những thức ăn đưa vào mà chưa có trong danh mục thì cần khảo nghiệm một thời gian mới đưa vào đại trà.
Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng theo hướng an toàn sinh học của ông Nguyễn Văn Lâm ở huyện Quốc Oai (Hà Nội).
Về phần mình, bà Hạ Thuý Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) cho rằng: Vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) đã được Bộ NNPTNT xây dựng chương trình triển khai từ rất lâu. Theo đó, chăn nuôi ATSH gồm 3 khâu.
Thứ nhất: Cách ly, kiểm soát ra vào khu chăn nuôi. Thứ hai: Khâu làm sạch vệ sinh chuồng trại, thú y. Thứ ba: Khử trùng chuồng trại phải thực hiện theo hướng dẫn.Bà Hạnh cho biết thêm, đối với các hộ chưa có điều kiện chăn nuôi ATSH nếu thực hiện chưa tốt sẽ làm ảnh hưởng đến khu trang trại, gia trại xung quanh. Nếu làm tốt được việc này sẽ hạn chế, giảm được mầm bệnh.
"Chúng tôi khuyến cáo người chăn nuôi phải áp dụng chăn nuôi ATSH đối với gà, vịt. Phải làm tốt các khâu cách ly, khử trùng, chăn nuôi có kiểm soát. Chúng tôi khuyến cáo các hộ chăn nuôi thực hiện tái đàn lợn, gia cầm cần phải áp dụng chặt chẽ các khâu chăn nuôi ATSH.
Nếu không làm tốt dịch cúm gia cầm quay trở lại sẽ ảnh hưởng đến các hộ chăn nuôi cũng như các trang trại, gia trại xung quanh. Hiện nay, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã có ba bộ tài liệu chăn nuôi ATSH cho các đối tượng chăn nuôi gia cầm hiện nay", bà Hạnh khẳng định.
Trần Quang
Khẩn trương dập dịch tả lợn châu Phi tại Hòa Bình Ngày 29-4, UBND huyện Đà Bắc (Hòa Bình) cho biết, đã ra Quyết định công bố dịch tả lợn châu Phi tái xuất hiện trên địa bàn xóm Ngù, xã Hiền Lương và có thể lây lan ra nhiều xã lân cận. Các chuồng lợn tại xóm Ngù, xã Hiền Lương, đều rắc vôi bột và thực hiện các biện pháp phòng, chống...