Tái đàn lợn tại “thủ phủ” chăn nuôi Đồng Nai: Kiểm soát dịch bệnh, đưa thịt lợn lên sàn
Cũng như nhiều địa phương khác, tại Đồng Nai, dịch bệnh vừa gây thiệt hại đàn lợn vừa làm gián đoạn lưu thông sản phẩm thịt lợn…
Do vậy, việc kiểm soát dịch và đưa thịt lợn lên sàn giao dịch điện tử được kỳ vọng sẽ khắc phục dần các “điểm tắc” trên chuỗi cung ứng, đưa sản phẩm tiếp cận giá trị thực.
Xét nghiệm dịch tại chỗ
Ông Vũ Văn Tư – Giám đốc Công ty TNHH MTV Trường Giang Phát (TP.Biên Hòa) cho hay, khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) bùng phát, việc tổ chức tiêu thụ lợn gặp nhiều khó khăn. Các trang trại, doanh nghiệp muốn bán lợn phải lấy mẫu xét nghiệm. Chỉ khi có giấy xét nghiệm âm tính với dịch mới đủ điều kiện bán lợn ra thị trường.
Dù biết các thủ tục này nhằm kiểm soát nguồn thịt sạch ra thị trường, nhưng phải đến cuối tháng 3, khi Đồng Nai công bố hết DTLCP, việc vận chuyển, kinh doanh, giết mổ, tiêu thụ lợn mới “dễ thở” hơn.
Lực lượng thú y kiểm tra thông tin thịt lợn trước khi cho nhập vào chợ đầu mối TP.HCM. Ảnh: Trần Khánh
Theo ông Lê Văn Lộc, sàn giao dịch sẽ đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, là con đường ngắn nhất từ sản xuất đến tiêu dùng. Khâu trung gian làm đội giá nông sản bấy lâu nay được cắt bỏ…
Tuy nhiên khó khăn vẫn chưa hết. Việc xét nghiệm chỉ có một số đơn vị đủ điều kiện thực hiện nên thường hay quá tải. Mẫu kiểm dịch của Đồng Nai phải gửi về tận Chi cục Thú y Vùng 6 (TP.HCM) thực hiện.
Người chăn nuôi vì thế mất nhiều thời gian và chi phí để có được giấy chứng nhận lợn an toàn dịch. Hộ chăn nuôi nhỏ muốn bán ra thị trường dăm bảy con lợn cũng phải lấy mẫu xét nghiệm để chứng minh không bị dịch. Nếu nhanh, cũng chờ 3 ngày sau mới có kết quả. “Người chăn nuôi đã khốn khó vì thiệt hại do dịch, lại càng khó khăn trong tiêu thụ” – ông Tư nói.
Từ năm 2019, Đồng Nai đã nhiều lần xin phép được thực hiện xét nghiệm tại chỗ. Kiến nghị này tiếp tục được nêu ra khi lãnh đạo Bộ NNPTNT có chuyến kiểm tra công tác tái đàn trên địa bàn tỉnh hồi tháng 5. Đến nay, kiến nghị đã được chấp thuận, mở ra nhiều thuận lợi cho các cơ sở chăn nuôi phòng chống dịch và xuất bán lợn.
Bà Mai Thị Nga – cán bộ thú y của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P cho biết, việc Đồng Nai có đủ thẩm quyền xét nghiệm DTLCP là tin vui cho ngành chăn nuôi trong tỉnh. “Thời hạn có kết quả được rút ngắn xuống chỉ còn 1 ngày thay vì 3 ngày như trước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất bán” – bà Nga nói.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Tân Lang – Trưởng Trạm Chẩn đoán xét nghiệm (Chi cục Chăn nuôi – Thú y Đồng Nai), Trạm được thành lập từ năm 2007. Năm 2017, Trạm đã xét nghiệm khoảng 50.000 mẫu bệnh phẩm gia súc, gia cầm. Hiện tại, Trạm có thể xét nghiệm 9 chỉ tiêu bệnh động vật và 6 bệnh cho tôm. Thời gian người chăn nuôi gửi mẫu về Trạm của tỉnh nhanh hơn gửi qua TP.HCM. Khi nhận được mẫu, Trạm thực hiện xét nghiệm mẫu ngay lập tức và cho kết quả trong vòng 4 giờ.
“Giá thành xét nghiệm vì thế cũng thấp hơn so với khi gửi mẫu về TP.HCM. Đó là thuận lợi cho người chăn nuôi” – ông Lang chia sẻ.
Thịt lợn lên sàn điện tử
Thời gian qua, Đồng Nai đã dành 800 tỷ đồng hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi lợn bị thiệt sau DTLCP. Năm ngoái, 1.700 con lợn của ông Phạm Văn Thông (huyện Thống Nhất) đã bị DTLCP tiêu hủy. Sau khi nhận được khoản hỗ trợ gần 2 tỷ đồng, ông Thông bắt tay vào việc tái đàn.
Ông Thông bảo, số tiền hỗ trợ đó chẳng khác nào “phao cứu sinh” để ông vực dậy kinh tế gia đình. Đến nay, đàn lợn đang phát triển rất tốt với khoảng 400 con lợn thịt chờ xuất bán, cùng hơn 40 con lợn mẹ sinh sản.
“Dịch bệnh được kiểm soát đã tạo điều kiện cho tăng đàn, tái đàn lợn. Nhưng khâu phân phối không thông suốt thì nỗ lực kéo giảm giá thành của người nuôi không phát huy hiệu quả” – ông Thông bày tỏ.
Hiện nay, TP.HCM đang thực hiện đề án Sàn giao dịch lợn, qua đó cung cấp đầy đủ, minh bạch thông tin về hàng hóa cho các chủ thể liên quan. Theo Sở Công Thương TP.HCM, đề án được kỳ vọng sẽ giúp người nông dân tránh tình trạng bị ép giá khi xuất bán lợn.
Sàn dự kiến sẽ có 4 chủ thể tham gia, gồm người chăn nuôi, thương nhân chợ đầu mối, thương lái – lò mổ và cơ quan kiểm định thông tin, chất lượng độc lập. 2 chủ thể chính là người bán và người mua. Thương lái chỉ làm khâu trung gian để vận chuyển. Còn giá do người nuôi và người mua quyết định.
Thời gian qua, Đồng Nai đã phối hợp TP.HCM triển khai tốt giai đoạn 1 của đề án truy xuất nguồn gốc thịt lợn. Đây là điều kiện thuận lợi để Đồng Nai tiến tới giai đoạn 2 và tham gia sàn giao dịch lợn trong thời gian tới.
Ông Lê Văn Lộc – Phó Giám đốc Sở Công Thương Đồng Nai cho rằng, giá thịt lợn đang ở mức cao do nguồn cung và khâu trung gian. Khi thành lập được sàn giao dịch, khâu trung gian gần như cắt giảm. Đồng Nai hiện cung cấp hơn 50% thịt lợn cho thị trường TP.HCM. Chăn nuôi Đồng Nai cũng phát triển theo quy mô sản xuất hàng hóa lớn nên việc tiến tới thương mại điện tử là tất yếu.
Vụ sập tường 10 người chết ở Đồng Nai: Có khởi tố hình sự?
Chuyên gia pháp lý đã đưa ra quan điểm xung quanh vụ sập công trình xây dựng trong Khu công nghiệp Giang Điền (xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) khiến 10 người chết, 14 người bị thương.
Liên quan đến vụ sập công trình xây dựng trong Khu công nghiệp Giang Điền (xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) khiến 10 người chết, 14 người bị thương, sáng 15/5, đại tá Nguyễn Văn Kim - Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai - đã trực tiếp đến hiện trường để chỉ đạo công tác điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Hiện trường vụ việc.
Trao đổi với Dân Việt tại hiện trường, đại tá Kim cho biết đã tạm giữ 3 người thuộc đơn vị thi công công trình gồm: Ông Hà Duy Hải (Giám đốc), một nhân viên giám sát và một nhân viên chấm công khác.
Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Dân Việt, luật sư Đang Van Cuong (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết: Co the noi rang, vu sap cong trinh đã gay hau qua đac biet nghiem trong, lam 10 nguoi chet va 14 nguoi bi thuong. Boi vay, co quan đieu tra se vao cuoc xac minh lam ro nguyen nhan cua vu tai nan o đay la gi, co hanh vi vi pham phap luat trong viec đam bao an toan cong trinh xay dung hay khong, từ đó lam co so để giai quyet vu viec theo quy đinh cua phap luat.
Trong vu viec nay, co quan đieu tra se lam ro thiet ke, kien truc cua cong trinh nay va qua trinh thi cong cong trinh co đam bao đung thiet ke, tieu chuan, kỹ thuat hay khong, co thuc hien cac bien phap đam bao an toan cho nguoi lao đong, co su dung cac dung cu bao ho lao đong hay khong. Viec su dung lao đong co đung chuyen mon, nghiep vu, co hop đong lao đong hay khong đe lam co so xac đinh to chuc, ca nhan nao se phai chiu trach nhiem phap ly trong vu viec.
Người thân đến nhà xác Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai chờ nhận thi thể nạn nhân.
Truoc tien, van đe cap cuu, cuu chua nguoi bi thuong la viec quan trong nhat, đong thoi quan tam, giup đo nhung gia đinh co nan nhan thiet mang đe thuc hien hoat đong mai tang va boi thuong, ho tro kip thoi cho gia đinh cac nan nhan.
Vu viec tai nan lao đong xay ra chua biet nguyen nhan tu đau, nhung nguoi su dung lao đong phai co trach nhiem ho tro kinh phi, tao đieu kien trong viec chua tri cho cac nan nhan bi thuong va mai tang cho cac nan nhan thiet mang.
Theo vị luật sư, trong truong hop xac đinh to chuc, ca nhan nao co loi dan đen vu viec tai nan lao đong xay ra thi nguoi vi pham co the bi truy cuu trach nhiem hinh su ve toi "Vi pham quy đinh ve an toan lao đong, vi pham quy đinh ve xay dung hoac vo y lam chet nguoi" tuy thuoc vao yeu to loi va hanh vi cu the.
Nguyen tac nguoi co loi, gay thiet hai đen tai san, suc khoe, tinh mang cua nguoi khac phai boi thuong thiet hai theo quy đinh cua phap luat. Neu co loi ma thiet hai tinh mang cua nguoi khac hoac thiet hai nghiem trong đen suc khoe cua nguoi khac con co the bi truy cuu trach nhiem hinh su theo mot trong cac toi danh neu tren.
Luật sư Cường nhấn mạnh, vu viec nay la mot loi canh tinh cho viec quan ly cong trinh xay dung va viec đam bao an toan cho nguoi lao đong. Co quan chuc nang can phai xem xet ra soat cac đieu kien đam bao an toan lao đong, an toan noi đong nguoi, qua trinh thi cong cong trinh sao cho tranh đe xay ra nhung vu viec tương tự.
Danh sách 10 nạn nhân tử vong được xác định:
1. Chương Thanh Tùng (SN 1980, ngụ huyện Thới Lai, Cần Thơ)
2. Lý Văn Thu (SN 1974, ngụ Phú Thiên, Gia Lai)
3. Dương Huỳnh Minh Nhật (SN 2001, ngụ Gò Công Tây, Tiền Giang)
4. Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1978, ngụ Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang)
5. Hồ Văn Hoa (SN 1969, ngụ phường Long Bình, TP.Biên Hòa, Đồng Nai)
6. Trần Lèn Sái (SN 1973, ngụ huyện Châu Phú, tỉnh An Giang)
7. Trần Xuân Anh (SN 1980, ngụ huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh)
8. Nguyễn Văn Điệp (SN 1983, ngụ huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau)
9. Nguyễn Văn Cường (SN 1964, ngụ tỉnh Cà Mau)
10. Phạm Minh Tân (SN1955, ngụ xã Tam Phước, TP.Biên Hòa, Đồng Nai).
Thiết kế, thi công và giám sát công trình bị sập đều có vấn đề Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng cho rằng, thiết kế thi công, thậm chí giám sát công trình này đều có vấn đề. Do đó, sau khi công tác tìm kiếm cứu nạn hoàn tất, vụ việc sẽ được cơ quan công an điều tra, làm rõ. Lần đầu tiên tại Đồng Nai xảy ra vụ tai nạn lao động...