Tái cơ cấu ngân hàng: Lấy lại chu kì tăng tốc
Một trong những điểm sáng đối với chính bản thân các tổ chức tín dụng (TCTD) và cả nền kinh tế là hệ thống ngân hàng (NH) đã có sự vận động, thay đổi rõ rệt, lấy lại và khởi động một chu kì tăng tốc mới. Lợi nhuận tăng trở lại trong khi nợ xấu giảm mạnh xuống dưới 2% được xem là tín hiệu tích cực bước đầu.
Chỉ số sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại (Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia)
Trong ngành NH cũng như bất kì ngành hoạt động kinh doanh nào khác, ở một số thời điểm nhất định, sẽ xuất hiện những nghịch lý “khó đỡ” nếu dung hòa tương quan của ngành với ngành và ngành với nền kinh tế.
Xóa… nghịch lý ngành
Bản thân NH – huyết mạch của nền kinh tế, trong ba năm gần nhất, đã xuất hiện, tồn tại nhiều nghịch lý như nợ xấu tăng, lợi nhuận vẫn tăng. Đây là câu chuyện diễn ra thời kì đầu tái cơ cấu, khi nhiều NH vẫn “nỗ lực” che dấu nợ xấu thực, cố gắng “ làm đẹp” lợi nhuận, làm đẹp tổng tài sản bằng mọi giá. Ngoài ra, còn có nghịch lý NH thừa vốn, nhưng DN, dù thiếu vốn, nhưng lại không tiếp cận được. Tình trạng này kéo dài và xuyên suốt trong thời gian dài khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực thi chính sách điều hành tiền tệ thắt chặt, kiên định mục tiêu lạm phát, và chỉ dần dần được tháo gỡ với điều hành uyển chuyển, linh hoạt, nới lỏng từ chính sách của cơ quan quản lí thời gian gần đây.
Cũng phải nói rằng năm 2015, bên cạnh chính sách tiền tệ nới lỏng linh hoạt, sự phối hợp nhịp nhàng của các biến số từ biến số chính là kinh tế phục hồi và khởi sắc, như tổng cung tiền tăng, tăng trưởng tín dụng tăng, lạm phát giảm, lãi suất giảm, nợ xấu giảm, tái cơ cấu dần đi vào guồng hoạt động ổn định… đã giúp các chủ thể ngành NH lấy lại phần nào “phong độ”. Tín hiệu cụ thể là lợi nhuận các NH nói chung đã bớt “ốm yếu, èo uột”
Đáng chú ý, theo thống kê của NHNN, xét ở góc độ nợ xấu, trên toàn hệ thống đã xử lí 47% nợ xấu quan bán cho VAMC xử lý. 53% là do các TCTD tự xử lý. Có nghĩa, các TCTD đã trích lập, bỏ ra khá nhiều vào chi phí dự phòng, chấp nhận trực tiếp “cấu” vào lợi nhuận hạch toán để xử lí nợ xấu. Việc các NH có mức tăng lợi nhuận khá càng thêm ý nghĩa. Những nghịch lý dần được xóa bỏ, theo đó cũng đồng nghĩa ngành NH đã đi vào một chu kì hoạt động mới, thể hiện sự ổn định và sẵn sàng nguồn lực để hậu thuẫn cho nền kinh tế hội nhập, cạnh tranh.
Thu nhập cho vay và lãi hoàn nhập: Lợi nhuận vẫn thuộc NH Big four”
Hiện tại, chưa có báo cáo tài chính kết thúc cả năm 2015 của tất cả các TCTD. Theo quy định, có lẽ sẽ rải rác từ đây đến trước kết thúc quý I/2016, các BCTC kết thúc niên độ 2015 có kiểm toán của các NH mới bắt đầu được công bố.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một số kết quả ước ban đầu đã cho thấy nhận định về lợi nhuận của các NH là có cơ sở.
Cụ thể, với nhóm NHTM cổ phần có “gốc quốc doanh” gồm ba NH lớn nhất VN gồm BIDV, Vietcombank, Vietinbank (trừ Agribank) hiện mới chỉ cập nhật BCTC hợp nhất tính đến tính đến III/2015. Chốt đến 31/9/2015, BIDV thể hiện lợi nhuận trước thuế 5.535 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ. Dù còn cách mục tiêu 7500 tỷ đồng một khoảng, song tính đến hiện tại, khả năng BIDV đạt và vượt chỉ tiêu đều được giới quan sát dự báo lạc quan khi BIDV đã có xử lí thương vụ M&A đẹp đẽ, nhận về MHB khá sớm vào tháng 4/2015 để có thời gian xử lí nợ xấu, bán sớm nợ xấu cho VAMC cũng như đẩy mạnh hơn việc củng cố hệ thống, phát triển kinh doanh.
Cụ thể hơn, BIDV trong thời gian qua đã bán khoảng trên 11.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC. Một ước tính cũng ghi nhận nợ xấu của BIDV trước đó đạt khoảng 12.000 tỷ đồng. Có nghĩa nếu không tính phần nợ nhóm 3 – 5 sẽ phát sinh từ tăng trưởng tín dụng với các khoản cho vay mới, nợ xấu cũ của BIDV chưa tính xử lí của chính NH chỉ còn khoảng 1.000 tỷ đồng. Nợ xấu giảm, mạch máu thông, BIDV có nguồn khách hàng truyền thống nên đã mạnh tay cho vay, với tăng trưởng tín dụng đạt “Quota” NHNN cho phép và vượt nhiều TCTD khác. Chính tăng trưởng tín dụng “thần tốc” tới 23,47% so với cuối năm 2014 của BIDV đã góp phần làm phình to con số lợi nhuận, mặc dù xét về dự báo chung, BIDV từng được cho vẫn phải nặng gánh nợ từ MHB và chưa thể lập tức bứt phá.
Cũng có tốc độ mở rộng mạnh về tăng trưởng tín dụng, Vietcombank tính đến quý III đã đạt lợi nhuận lũy kế 4.528 tỷ đồng.Tỉ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 2,1% sau khi lên gần 3% hồi đầu năm. Đáng lưu ý trong 9 tháng đầu năm 2015, tổng lợi nhuận trước trích lập dự phòng của Vietcombank tăng tới 25,6% so với cùng kỳ 2014, sau trích lập dự phòng thì mức tăng là 12,3%. Có nghĩa, bên cạnh nỗ lực thu hồi nợ để ghi nhận lợi nhuận gia tăng trong 3 quý, Vietcombank vẫn còn thêm cơ hội tăng mạnh lợi nhuận từ hoàn nhập dự phòng, nếu một số khoản nợ xấu được trích lập có thể xử lí hoàn vốn, thu hồi, xóa nợ. Được biết, trong 9 tháng, Vietcombank đã phải tăng cường đẩy mạnh công tác thu nợ ngoại bảng lũy kế đạt 1.313 tỉ đồng. Trong đó, thu hồi nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro là 1.024 tỉ đồng, thu nợ bán cho VAMC là 289 tỉ đồng. Như vậy chốt lại, bên cạnh tăng trưởng tín dụng tốt, thu hồi nợ là một trong những nguyên nhân làm giàu thêm vốn tích lũy sau chi phí của NH này.
Với Vietinbank, ngay từ kết thúc Quý III/2015 đã đạt hơn 80% chỉ tiêu lợi nhuận được ĐHCĐ giao. Vietinbank cũng đã cập nhật số liệu đến 11 tháng năm 2015 với kết quả lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 6.956 tỷ đồng, bằng 95,3% kế hoạch và tăng 6% so với cùng kì năm trước. Đặc biệt, nợ xấu của Vietinbank đang ở mức cực thấp, 0,74% so với các TCTD khác trong hệ thống và so với toàn hệ thống đang là 2,73%.
Một điểm đáng lưu ý là hiện tại, nếu như BIDV và Vietcombank, Vietinbank đều đã, đang tham gia sâu vào tái cơ cấu ngành NH giai đoạn 2, thì năm 2015 mới chỉ có BIDV là thực thi hoàn tất thương vụ M&A cho chính NH mình. Vietcombank đang “cắm sào” chi thêm nguồn lực ở NH 0 đồng CB và Đông Á bank, đồng thời có một phần ở Eximbank. Tương tự, Vietinbank cũng đang có mặt ở ngân hàng 0 đồng OceanBank. Hai thương vụ dự kiến giữa Vietcombank và SaigonBank, Vietinbank và PGBank thì một trường hợp đang “chìm trong im lặng” và một trường hợp đang trong… lộ trình sau ký kết biên bản. Do đó, kết quả 2015 khá tích cực của 2 NH đi sau về M&A, cũng sẽ có ý nghĩa tốt đẹp làm bệ phóng xử lí nợ, nếu họ hoàn tất các thương vụ sáp nhập vào năm tới.
Ở nghĩa nào thì lợi nhuận của các NH hiện tại cũng đều sẽ là lợi nhuận không ảo nhờ tác động của tái cơ cấu đã đi vào chu kì thể hiện hiệu quả, tích cực.
Ngân hàng TMCP: Vươn lên từ “trích lập ăn lợi nhuận”"
Dẫn đầu về nỗ lực trích lập dự phòng trong giai đoạn qua phải kể đến VIB – NHTMCP Quốc tế VN. Trong 9 tháng 2015, VIB đạt tăng trưởng tín dụng tới 18% so với năm ngoái. Được biết, VIB cũng được NHNN cấp Quota mới tăng trưởng tín dụng tối đa cả năm lên tới 25%. Tuy nhiên, tăng dư nợ không đồng nghĩa với lợi nhuận tăng đột biến vì bên cạnh hoàn tất bán nợ cho VAMC, VIB tiếp tục thực hiện chiến lược trích lập dự phòng mạnh để xử lý nợ xấu. Cụ thể, tổng tài sản của VIB đã giảm 8,159 tỷ đồng trong kỳ công bố trên và sau trích lập, lũy kế 9 tháng VIB đạt 386 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Con số này giảm khá nhiều so với mức lợi nhuận trước trích lập. Đổi lại, tỷ lệ nợ xấu của VIB hiện ở mức 2,34%, giảm 0,18% so với đầu năm và hệ số an toàn vốn (CAR) ở mức rất cao 18%. Có thể nói VIB đang chấp nhận đổi lợi nhuận đẹp trước mắt để có nền tảng hoạt động bền vững cho giai đoạn tới, theo đúng chiến lược tái cơ cấu mà NH này đã bắt đầu triển khai kể từ những năm 2011-2012.
ACB – ngân hàng top đầu của hệ thống NHTMCP cũng có tỷ lệ trích lập dự phòng rất cao trong năm 2015, kể cả trích lập cho những khoản nợ xấu đã bán cho VAMC từ 2014. Lãnh đạo NH này cho biết đã trích lập dự phòng 20% với khoản trái phiếu đặc biệt trị giá 400 tỷ đồng. Do các hệ lụy để lại từ vụ “bầu Kiên”, ACB cũng hiện đang tiếp tục trích lập dự phòng cho các khoản nợ liên quan. Lợi ích đổi lại là nhờ nỗ lực xử lí nợ xấu sớm từ 2013 và bán mạnh (khoảng 2000 tỷ đồng) nợ xấu cho VAMC, tích cực thu hồi nợ, ACB có kết quả kinh đoanh đẹp với lợi nhuận đạt 1.029 tỷ đồng tính đến 31/9/2015. Ông Đỗ Minh Toàn, Tổng Giám đốc ACB khẳng định: ACB chắc chắn hoàn thành chỉ tiêu đề ra là 1.314 tỷ đồng. Đồng thời, kế hoạch trong năm nay, ACB dự kiến xử lý, thu hồi khoảng 1.000 tỷ đồng nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu từ mức 1,7% ở 9 tháng 2015 tiếp tục về mức thấp hơn nữa, chứng thực hoạt động ổn định và phát triển của ACB.
Nhìn chung, trích lập dự phòng vẫn là yếu tố then chốt tác động tới lợi nhuận của các nhà băng trong năm nay. Yếu tố then chốt này cũng phản ánh tài sản thực của các NH trong năm 2015 đã được ghi nhận thực chất. Trong báo cáo thị trường tài chính tháng 11/2015, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định rất lạc quan: Khu vực ngân hàng ổn định thanh khoản, tăng trưởng tín dụng tốt, trích lập dự phòng tăng. Tháng 11/2015, khả năng thanh khoản của khu vực ngân hàng khá tốt, tỷ lệ LDR (cho vay/huy động) duy trì ở mức dưới 80%; với huy động và tín dụng ngoại tệ, LDR cũng ở mức trên 80%; những tỷ lệ này nằm trong giới hạn an toàn về thanh khoản. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn chuyển dịch theo hướng giảm các khoản vay ngắn hạn. “Mặc dù tăng trưởng tín dụng khá, hệ số NIM tăng nhẹ, nhưng do trích lập dự phòng rủi ro tăng khiến mức sinh lời của khối NHTM giảm”, Thông tin từ Ủy ban Giám sát Tài chính đánh giá.
Khi khả năng sinh lời của các NH trong năm 2015 không còn bị ảnh hưởng bởi nghẽn tín dụng như các năm trước đây, trích lập dự phòng nợ xấu cao đã, đang và sẽ là một… chỉ dấu tích cực về sức khỏe của các nhà băng – theo nghĩa, đây là một nguồn lực mà các NH đã chấp nhận có thể mất (nếu nợ mất vốn không xử lý được), nhưng cũng có thể là nguồn lực được hoàn nhập và nằm trong dự kiến. Ở nghĩa nào thì lợi nhuận của các NH hiện tại cũng đều sẽ là lợi nhuận không ảo. Tác động của tái cơ cấu như vậy, đã đi vào chu kì thể hiện hiệu quả tích cực đối với mỗi một TCTD cũng như với toàn hệ thống. Nhiều chuyên gia cho rằng nếu ngành NH tiếp tục tăng tốc theo đà này, năm 2016, tăng trưởng lợi nhuận của các TCTD sẽ còn tốt hơn. Theo đó, kiểm soát tốt chất lượng cho vay như giai đoạn vừa qua, tăng trưởng tín dụng hợp lý, lợi nhuận của các NH không chỉ phát đi tín hiệu tích cực cho chính các cổ đông NH mà còn cho chính các khách hàng trên thị trường: Doanh nghiệp và cá nhân đi vay.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Ngân hàng nước ngoài dồn dập đưa ra hàng loạt kiến nghị mới
Ngoài hai vấn đề cũ liên quan đến phòng chống rửa tiền và xử phạt hành chính, năm nay, nhóm Công tác ngân hàng (BWG) liên tiếp đưa ra hàng loạt kiến nghị mới liên quan đến vấn đề bảo lãnh ngân hàng, xử lý nợ xấu, đơn giản hóa thủ tục...
Nhóm công tác ngân hàng đề nghị NHNN cho phép loại trừ các khoản bảo lãnh phát hành trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của chi nhánh ngân hàng tại nước ngoài khi tính hạn mức tín dụng đơn để phù hợp với thông lệ quốc tế
Ngân hàng ngoại gặp khó vì hạn mức bảo lãnh
Một trong những chính sách gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng, theo BWG là Thông tư 07/2015/TT-NHNN về bảo lãnh ngân hàng. Theo đó, khi tính toán hạn mức tín dụng đơn trong hoạt động ngân hàng, các quy định hiện hành chỉ cho phép loại trừ số dư bảo lãnh trong trường hợp phát hành bảo lãnh căn cứ trên bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng trong nước hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. BWG cho rằng, quy định trên không phù hợp với thông lệ quốc tế.
Cũng theo nhóm công tác ngân hàng, việc không cho phép trừ số dư bảo lãnh đối ứng của ngân hàng nước ngoài khi tính hạn mức tín dụng một khách hàng sẽ làm hạn chế khả năng của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong việc cấp các khoản bảo lãnh giá trị lớn cho các dự án FDI tại Việt Nam. Khi đó, các CNNHNN tại Việt Nam sẽ chỉ có thể sử dụng ngân hàng trong nước làm bên phát hành bảo lãnh đối ứng, trong khi những đơn vị này thường có năng lực hạn chế cả về vốn lẫn mức tín nhiệm so với các ngân hàng nước ngoài.
Chính vì vậy, Nhóm công tác ngân hàng đề nghị NHNN cho phép loại trừ các khoản bảo lãnh phát hành trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của chi nhánh ngân hàng tại nước ngoài khi tính hạn mức tín dụng đơn để phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trước ý kiến lo ngại NHNN sẽ không kiểm soát được các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, BWG đề xuất, NHNN có thể yêu cầu các tổ chức nộp báo cáo thường niên của những đơn vị tại nước ngoài trên cũng như xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức quốc tế uy tín để NHNN xem xét.
Rút ngắn quy trình xử lý nợ xấu
Liên quan đến xử lý nợ xấu, Nhóm công tác ngân hàng cho rằng, hiện nay, quy trình xử lý vụ kiện liên quan tới nợ xấu và tài sản đảm bảo theo Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2014 quá phức tạp và mất nhiều thời gian.
"Trường hợp khách hàng không hợp tác, ngân hàng phải khởi kiện khách hàng ra tòa án và mất từ 01 đến 02 năm để nhận bản ản hoặc quyết định của tòa. Sau khi nhận được Bản án/Quyết định hòa giải, ngân hàng phải nộp đơn yêu cầu thi hành án và phải mất từ 02 đến 03 năm để bán đấu giá xong tài sản đảm bảo. Quá trình xử lý mất nhiều thời gian đã làm tăng chi phí xử lý nợ xấu và giảm giá trị của tài sản đảm bảo, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của quá trình thu hồi nợ", ông Nirukt Saprru nêu lên thực tế phổ biến trong quá trình xử lý nợ xấu tại Việt Nam.
Đại diện các ngân hàng nước ngoài tại Việt nam cũng cho rằng, trong nhiều trường hợp, các quyết định và yêu cầu bất hợp lý của tòa án hay cơ quan thi hành án đã khiến quá trình xử lý tài sản đảm bảo của ngân hàng để thu hồi nợ đi đến chỗ bế tắc. Bên cạnh đó, vì không có sự hỗ trợ tích cực của cơ quan công an và chính quyền nên việc xử lý tài sản đảm không thông qua tòa án là không khả thi.
Trước những bất cập này, BWG đề nghị, thời gian tới, cần rút ngắn thời gian xử lý vụ việc của tòa án và cơ quan thi hành án. Trường hợp khách hàng cá nhân hay người đại diện theo pháp luật của khách hàng doanh nghiệp bỏ trốn, tòa án có thể mở phiên tòa xét xử vắng mặt bị đơn và không cần thiết thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp.
Ngoài ra, BWG cũng cho rằng, cần ban hành một khung khổ pháp lý chi tiết, rõ ràng quy định sự phối hợp giữa cơ quan công an và các cơ quan liên quan để hỗ trợ xử lý tài sản đảm bảo mà mà không cần có sự đồng ý hay hợp tác của bên thế chấp.
Bên cạnh các kiến nghị trên, BWG cũng cho rằng, quy định giới hạn tỷ lệ trái phiếu chính phủ mà các NHTM và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép nắm giữ (Thông tư 36) là không phù hợp với Hiệp ước Basel II và III cũng như sẽ gây tác động không tốt cho ngân sách và sự phát triển của thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp. Ngoài ra, định nghĩa về "người có liên quan" để kiểm soát giới hạn cấp tín dụng trong Thông tư 36 cũng chưa được quy định rõ...
Theo Báo Đầu Tư
Đằng sau báo cáo lợi nhuận của các ngân hàng Kết thúc 9 tháng đầu năm 2015, 9 ngân hàng niêm yết đều báo cáo lãi mạnh. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là những khoản nợ có khả năng mất vốn lại chiếm tới hơn một nửa (57%) cùng mức tổng nợ xấu tại các ngân hàng niêm yết lên tới 19.992 tỷ đồng. Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình...