Tái cơ cấu ngân hàng: Chờ ngưỡng cửa 2015!
Năm 2015 là năm cuối cùng thực hiện Đề án đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt: Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015. Và những ngân hàng nằm trong diện tái cơ cấu đều phải thực hiện theo lộ trình.
Nếu như giai đoạn trước, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng được Quốc hội và Chính phủ đánh giá là một trong những điểm sáng nhất trong bức tranh tái cấu trúc kinh tế Việt Nam thì năm 2015 chính là giai đoạn cán đích, có thể nhìn thấy rõ nét nhất kết quả thực hiện tái cơ cấu của các ngân hàng.
Quyết liệt tái cơ cấu
Đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 đã khẳng định: Sẽ rốt ráo xử lý căn bản tình trạng nợ xấu để đưa nợ xấu về mức độ an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng; Tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính; phấn đấu hình thành một số ngân hàng thương mại có quy mô và trình độ tương đương khu vực. Và những ngân hàng nằm trong diện tái cơ cấu đều phải thực hiện theo lộ trình.
Lộ trình ấy không thể thực hiện một sớm một chiều mà phải được vạch rất rõ ràng và thực hiện từng bước, đơn cử như tại Ngân hàng NCB (Tiền thân là Navibank). Theo bà Trần Hải Anh, Tổng Giám đốc của NCB, Navibank trước đó có rất nhiều yếu kém. Do đó, ngân hàng phải tái cơ cấu lại hoạt động, nhân sự, thay đổi hạ tầng công nghệ, chuẩn hoá các nghiệp vụ, lành mạnh hóa tài chính để hướng tới hoạt động bền vững hơn, từng bước có hiệu quả. Đó là cả một quá trình khó khăn nội tại. Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô vừa trải qua những năm khủng hoảng, kế hoạch tái cơ cấu của Ngân hàng càng gặp nhiều khó khăn và thử thách hơn.
Một bước quan trọng nằm trong kế hoạch tái cơ cấu của NCB là mạnh dạn đầu tư xây dựng chiến lược bài bản thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu và đẩy mạnh lĩnh vực bán lẻ.
Từng bước đi của NCB cho thấy sự quyết liệt trong tái cơ cấu. Đó là đổi tên Navibank thành NCB, chuyển trụ sở ra Hà Nội, cả ngân hàng nỗ lực tăng tốc kinh doanh, xử lý nợ quá hạn và ổn định cơ cấu tổ chức. NCB đã triển khai hàng loạt hành động cụ thể để thực thi chiến lược mới như mở rộng và đẩy mạnh hệ thống bán lẻ với các các sản phẩm chiến lược là cho vay nhà ở, ô tô và hộ tiểu thương; triển khai ngân hàng điện tử đồng bộ và hiện đại; chuyển đổi mạng lưới, tăng cường các kênh phân phối; đổi mới phong cách và chất lượng dịch vụ; tăng cường xử lý nợ xấu; tiếp tục xây dựng hệ thống quản trị chuyên nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế; cải tiến quy trình kinh doanh, tăng cường quản trị rủi ro; thay đổi tổ chức, bổ sung nhân sự có chất lượng cao và tập trung công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ; thay đổi tên gọi và nhận diện thương hiệu mới.
Tất cả các nỗ lực đó đã mang lại những chuyển biến tích cực đến kết quả hoạt động của NCB. Năm 2014, ba mục tiêu lớn nhất mà NCB đạt được là huy động và cho vay tăng lần lượt 29,89% và 35,74% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 59 tỷ đồng, đặc biệt tỷ lệ nợ xấu giảm trên 58%.
Video đang HOT
Tập trung vào sản phẩm chiến lược
Một bước quan trọng nằm trong kế hoạch tái cơ cấu của NCB là mạnh dạn đầu tư xây dựng chiến lược bài bản thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu và đẩy mạnh lĩnh vực bán lẻ. Đây là một trong những “điểm cộng” của ngân hàng này và được thị trường và giới chuyên môn đánh giá khá cao.
Theo lý giải của đại diện NCB, nhận diện thương hiệu mới của Ngân hàng tập trung vào màu xanh dương của sự an toàn, tin cậy và thân thiện và màu đỏ năng động, sáng tạo và linh hoạt cho logo thương hiệu của mình.
2 điểm giao dịch đầu tiên áp dụng hình ảnh mới mang màu xanh NCB là Phòng giao dịch số 1 của Chi nhánh Hà Nội và Sở giao dịch HCM. Ấn tượng ban đầu của khách hàng về hình ảnh mới của NCB rất tích cực, không gian giao dịch hiện đại, chuyên nghiệp và đẹp đẽ. Thiết kế nội thất đơn giản nhưng hiện đại với tông màu chủ đạo là màu xanh dương, tạo cảm giác an toàn, tin cậy và thân thiện.
Hình ảnh thương hiệu mới đánh dấu sự bắt đầu của một bước chuyển mình quan trọng tạo nên một hình ảnh NCB thống nhất, năng động. Đây là hình ảnh mà ngân hàng này đang tập trung nhằm hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hiệu quả nhất, lách vào những phân khúc, ngách thị trường để tìm đường đi riêng.
Từ một ngân hàng chủ yếu huy động vốn, hầu như không có sản phẩm nổi bật, NCB đã xây dựng được hệ thống sản phẩm tín dụng, tiết kiệm, thanh toán, ngân hàng điện tử đồng bộ và hiện đại, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu NCB, đặc biệt tập trung vào các sản phẩm chiến lược là cho vay mua nhà và xe. Hiện NCB triển khai chương trình “Vay nhanh – Lãi thấp” dành cho khách hàng cá nhân với 3 sản phẩm: Vay mua ô tô – Vay mua nhà – Vay hộ kinh doanh. Khách hàng được linh hoạt lựa chọn mức lãi suất ưu đãi đặc biệt chỉ từ 6%/năm cho 3 tháng đầu tiên hoặc 9%/năm cho 12 tháng.
Điểm đặc biệt là Ngân hàng này còn cam kết duy trì mức lãi suất hấp dẫn ngay cả sau thời gian ưu đãi, lãi suất vay bằng lãi tiết kiệm cộng biên độ thấp.
Chặng đường tái cơ cấu của NCB vẫn tiếp tục, nhưng có thể nhìn thấy những bước đi quyết liệt của lãnh đạo và nhân viên Ngân hàng này. Và những nỗ lực ấy đã được ghi nhận khi Ngân hàng nhận Bằng khen do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trao tặng vì có thành tích xuất sắc góp phần hoàn thành nhiệm vụ Ngân hàng năm 2014.
Tái cơ cấu ngân hàng đang bước vào giai đoạn nước rút và thời điểm cuối 2015 sẽ là lúc thích hợp nhất để nhìn nhận kết quả tái cơ cấu của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận sự quyết liệt của NHNN và quyết tâm của các Ngân hàng trong giai đoạn nước rút này.
Thu Lan
Theo Dantri
Bộ Chính trị yêu cầu tinh giản cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ
Nghị quyết 39 vừa được Bộ Chính trị ban hành yêu cầu biện pháp đồng bộ để tinh giản biên chế đối với những cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, không đạt tiêu chuẩn quy định...
Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Bộ Chính trị đánh giá những năm qua, các cấp, các ngành đã tích cực triển khai chủ trương về tinh giản biên chế đạt được một số kết quả quan trọng. Nhiều cán bộ, công chức, viên chức không đủ tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe, phẩm chất được đưa ra khỏi bộ máy nhà nước.
Bộ Chính trị yêu cầu bảo đảm không tăng tổng biên chế của cả hệ thống chính trị
Tuy nhiên, hiệu quả công tác tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, tổng số biên chế có xu hướng tăng lên, nhất là trong khu vực sự nghiệp công lập và cán bộ, công chức cấp xã. Công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức vẫn là khâu yếu. Thi nâng ngạch công chức, viên chức chất lượng thấp, còn tình trạng để giải quyết chế độ, chính sách.
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên được Bộ Chính trị chỉ rõ là do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương chưa làm hết thẩm quyền và trách nhiệm đối với công tác tinh giản biên chế. Bên cạnh đó còn có biểu hiện ngại va chạm, nể nang, thiếu nhất quán trong quán triệt, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Việc chia tách, thành lập mới và nâng cấp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã còn quá nhiều...
Vì vậy, Nghị quyết của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Qua đó thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ trong các cơ quan đảng, nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội; góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương.
Những giải pháp cụ thể đã được Bộ Chính trị đặt ra, trong đó tập trung vào việc rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Trước mắt, giữ ổn định tổ chức như hiện nay. Không thành lập các tổ chức trung gian, chỉ thành lập tổ chức mới trong trường hợp cá biệt thật sự cần thiết do yêu cầu của thực tiễn.
Bộ Chính trị cũng yêu cầu kiên trì thực hiện chủ trương tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm không tăng tổng biên chế của cả hệ thống chính trị. Trường hợp phải thành lập tổ chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới thì các cơ quan tổ chức, đơn vị tự cân đối, điều chỉnh trong tổng số biên chế hiện có.
Đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thành lập mới trường, tăng lớp, tăng học sinh và lĩnh vực y tế thành lập mới tổ chức, tăng quy mô giường bệnh... thì có thể bổ sung biên chế phù hợp, nhưng phải quản lý chặt chẽ.
Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập phải xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong 7 năm (2015 - 2021) và từng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện. Trong đó, phải xác định tỉ lệ tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu là 10% biên chế của bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ tuyển dụng số cán bộ, công chức, viên chức mới không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện tinh giản biên chế và không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức đã giải quyết chế độ nghỉ hưu hoặc thôi việc theo quy định.
Bộ Chính trị yêu cầu sớm hoàn thành việc xác định vị trí việc làm để làm căn cứ xác định biên chế phù hợp. Qua đó rà soát trình độ đào tạo, năng lực của công chức, viên chức để có kế hoạch sắp xếp, bố trí sử dụng phù hợp với vị trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụ. Có biện pháp đồng bộ để tinh giản biên chế đối với những cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, không đạt tiêu chuẩn quy định (phẩm chất, năng lực, sức khỏe), những người dôi dư do sắp xếp lại tổ chức.
Đẩy mạnh thực hiện kiêm nhiệm đối với một số chức danh của cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp xã, nhất là kiêm nhiệm đối với các chức danh cán bộ không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố. Khoán kinh phí chi trả phụ cấp để khuyến khích giảm dần số lượng những người hoạt động không chuyên trách và tăng thu nhập của cán bộ, công chức cấp xã.
Về nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế, đối với cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan, tổ chức do Trung ương quản lý thì ngân sách trung ương bảo đảm. Đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, kinh phí lấy từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị...
Quang Phong
Theo Dantri
Vụ sập giàn giáo: Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng vào cuộc điều tra Cùng với đoàn Cơ quan CSĐT Công an Hà Tĩnh, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (Viện IBST) vừa được Bộ Xây dựng chỉ định vào cuộc xác định nguyên nhân vụ sập giàn giáo đúc giếng chìm tại công trường Formosa, Hà Tĩnh, làm 13 người tử vong. Nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự cố sập giàn giáo đúc...