Tài chính tuần qua: Hoa Sen ước lãi ‘khủng’, VNDirect muốn huy động vốn thêm 3.100 tỷ
Tập đoàn Hoa Sen ước lãi bán niên tăng trưởng gần 270%; VNDirect muốn huy động vốn thêm 3.100 tỷ đồng; Vĩnh Hoàn gom thêm cổ phần Sa Giang… là các thông tin tài chính đáng chú ý tuần qua.
Tài chính tuần qua: Hoa Sen ước lãi ‘khủng’, VNDirect muốn huy động vốn thêm 3.100 tỷ
Hoa Sen ước lãi hơn 1.400 tỷ đồng sau bán niên
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất ước tính tháng 3/2021, với sản lượng tiêu thụ ước đạt 214.036 tấn trong tháng, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế ước đạt lần lượt là 4.522 tỷ đồng và 501 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu niên độ tài chính 2020-2021, doanh thu của Tập đoàn Hoa Sen ước đạt 19.941 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ niên độ trước. Lợi nhuận sau thuế lũy kế ước thu về 1.406 tỷ đồng, tăng trưởng “khủng” tới 267%.
Phía Hoa Sen dự đoán thị trường ngành thép năm 2021 tuy có khởi sắc nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường, thêm vào đó, diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên toàn cầu còn có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Tuy nhiên, tập đoàn vẫn đưa ra mục tiêu doanh thu tăng 20% so với mức thực hiện năm 2019-2020 lên 33.000 tỷ đồng. Tương tự, mục tiêu lợi nhuận sau thuế cũng tăng 30% so với thực hiện năm trước, lên mức 1.500 tỷ đồng.
Với kết quả thu được qua 6 tháng đầu niên độ tài chính, Hoa Sen ước tính đã hoàn thành 60% kế hoạch về doanh thu và 94% kế hoạch về lợi nhuận.(Xem thêm)
Video đang HOT
VNDirect lên kế hoạch phát hành hơn 214 triệu cổ phiếu, ước thu 3.100 tỷ đồng
HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect (HNX: VND) vừa có nghị quyết về việc triển khai phát hành cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ theo phương án đã được đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 thông qua.
Theo đó, VNDirect dự kiến phát hành 214,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, với tỷ lệ 1:1, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ có 1 quyền mua, cứ 1 quyền mua được mua 1 cổ phiếu phát hành thêm.
Giá chào bán là 14.500 đồng/cổ phiếu, chỉ bằng 40% thị giá hiện tại (kết phiên giao dịch 13/4). Đợt phát hành này sẽ giúp doanh nghiệp tăng quy mô vốn hoạt động.
Lô cổ phiếu chào bán thêm cho cổ đông hiện hữu sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng, còn lô cổ phiếu còn lại mà cổ đông hiện hữu không thực hiện quyền mua khi được chào bán cho các nhà đầu tư khác sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.
Dự kiến, thời gian thực hiện trong năm 2021 hoặc đầu năm 2022 sau khi có chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.(Xem thêm)
Vĩnh Hoàn muốn nâng sở hữu tại Sa Giang lên trên 76%
HĐQT Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) vừa thông qua việc thực hiện giao dịch mua thêm cổ phần của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (HNX: SGC).
Theo đó, Vĩnh Hoàn dự kiến mua thêm hơn 1,8 triệu cổ phiếu SGC, tương đương 25,43% vốn điều lệ của Sa Giang.
Được biết, vào cuối tháng 1 vừa qua, Vĩnh Hoàn đã nhận chuyển nhượng hơn 3,5 triệu cổ phiếu SGC từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Tổng tỷ lệ sở hữu của Vĩnh Hoàn nếu gom thành công cổ phiếu SGC trong đợt này sẽ tăng từ 51,29% lên 76,72%.
Được biết, bên chuyển nhượng cổ phần của Sa Giang cho Vĩnh Hoàn là 4 cá nhân, trong đó có 1 cổ đông lớn nắm giữ 21,08% vốn là bà Trần Thị Thanh Thủy và 3 cổ đông nắm giữ tổng cộng 4,34% vốn là ông Lê Văn Phúc, ông Lê Văn Ân và bà Nhữ Thị Loan.
Tạm tính theo thị giá của SGC, giá trị của thương vụ này ước tính là 156 tỷ đồng, trong đó bên chi là Vĩnh Hoàn.(Xem thêm)
TTC Sugar (SBT) muốn huy động 1.200 tỷ trái phiếu
HĐQT Công ty Cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa (HoSE: SBT) vừa có nghị quyết phê duyệt các công việc liên quan đến hoạt động phát hành 12 triệu trái phiếu hình thức riêng lẻ với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, tương đương 1.200 tỷ đồng.
Lô trái phiếu có kỳ hạn 36 tháng, lãi suất cố định 4 kỳ đầu tiên là 9,5%, đối với 8 kỳ tiếp theo tính theo lãi suất thả nổi và bằng tổng 3,3% lãi suất tham chiếu. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có bảo đảm.
Trái phiếu được tư vấn bởi Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương, đơn vị này cũng tổ chức bảo lãnh phát hành. Các nghĩa vụ thanh toán sẽ được đảm bảo bằng tài sản của SBT.
Dự kiến, trước/trong ngày phát hành, trái phiếu sẽ được đảm bảo bằng toàn bộ quyền sử dụng đất, bất động sản và quyền tài sản (bao gồm tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai) của nhà máy đường Tây Ninh, nhà máy có quy mô 320.000m2.
Sau ngày phát hành, tài sản đảm bảo sẽ là cổ phần của tổ chức phát hành đi kèm với quyền, lợi ích và tài sản phát sinh, toàn bộ quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của khu đất (338.000m2 tại Tây Ninh) và các tài sản bổ sung, thay thế khác.
Với số tiền huy động được, ban lãnh đạo SBT sẽ dùng để tăng quy mô hoạt động, cụ thể là thanh toán các hợp đồng mua đường với các đối tác.(Xem thêm)
Hai ông lớn ngành tôn mạ thông báo tăng giá
Hai ông lớn về tôn mạ là Hoa Sen và Nam Kim cùng phát đi thông báo điều chỉnh tăng giá tôn mạ do giá nguyên liệu tăng mạnh.
Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen vưa gửi đi thông báo do giá nguyên liệu thép cán nóng (HRC) tăng mạnh, nên sẽ tăng giá tôn mạ, thép dày mạ kẽm, ống thép và các sản phẩm tôn từ ngày 6/4/2021.
Ngành thép và tôn mạ có rủi ro lớn do chi phí nguyên liệu chiếm 65 - 75% giá thành sản xuất
Trươc đo, Công ty CP Thép Nam Kim ra thông báo điều chỉnh tăng giá sản phẩm tôn mạ lạnh và mạ màu. Theo đó, tất cả mặt hàng tôn mạ lạnh và mạ màu đều tăng 400 đồng/kg. Nam Kim cũng để ngỏ khả năng tiếp tục tăng giá tôn sau ngày 1/4/2021.
Mức tăng với các mặt hàng tôn mạ, thép dày mạ kẽm, ống thép mạ kẽm, ống kẽm nung nóng, ống thép đen, ống thép Hoa Sen Gold là 500 đồng/kg; với thép dày mạ lạnh tăng thêm 700 đồng/kg và tôn Hoa Sen Gold là 5.000 đồng/kg.
Giá thép giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 219 nhân dân tệ lên mức 5.119 nhân dân tệ/tấn. Tương tự, giá HRC kỳ hạn, được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất, cũng điều chỉnh tăng 3,7% lên mức 5.327 nhân dân tệ/tấn vào cuối phiên giao dịch.
Trong 2 năm trở lại đây, các công ty tôn đều tăng mạnh lợi nhuận. Công ty CP Thép Nam Kim đặt kế hoạch doanh thu năm 2021 đạt 16.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 600 tỷ đồng, gấp đôi năm 2020.
Trong khi đó, Hoa Sen thông báo 5 tháng đầu năm 2021, dư kiên doanh thu của Tập đoàn đạt 15.419 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 905 tỷ đồng, hoàn thành hơn 60% kế hoạch năm. Năm 2020, Hoa Sen đạt 27.534 tỷ đồng doanh thu, giảm 2% so với năm trước đó và mới chỉ thực hiện được 98% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.153 tỷ đồng, gấp 3 cùng kỳ và đạt 288% kế hoạch năm.
Nhiều chuyên gia nhận định, ngành thép và tôn mạ có rủi ro lớn do chi phí nguyên liệu chiếm 65 - 75% giá thành sản xuất. Đặc biệt trong ngành tôn mạ, giá HRC chiếm hơn 80% chi phí nguyên liệu đầu vào, khiến lợi nhuận của cả ngành biến động rất lớn theo HRC.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu, các công ty đầu ngành tôn mạ như Thép Nam Kinh hay Hoa Sen đều đã dần chuyển sang bán hợp đồng theo đơn hàng chốt giá trước 3 tháng.
HSG vừa bỏ túi 9 tỷ đồng khi bán sạch cổ phiếu quỹ Hoa Sen vừa bán xong toàn bộ 327.100 cổ phiếu quỹ và dự định mua lại 22 triệu cổ phiếu quỹ trong thời gian tới. Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa công bố thông tin đã bán toàn bộ 327.100 cổ phiếu quỹ trong thời gian từ 25-29/3 theo hình thức khớp lệnh. Giá bán cổ phiếu trung bình là 27.489 đồng/cp, theo...