Tái chế vỏ chai nhựa thành áo choàng tốt nghiệp
400.000 sinh viên sẽ khoác lên mình bộ áo choàng tốt nghiệp mỏng, mềm, thoáng hơn, được làm hoàn toàn bằng vỏ chai nhựa tái chế nhưng không khác biệt so với bộ áo choàng truyền thống.
Vỏ nhựa được tái chế thành bộ lễ phục. Ảnh: CNN
Jay Hertwig, đại diện Tập đoàn Dệt may toàn cầu Unifi cho biết: “Nhà sản xuất luôn mong muốn tạo ra những sản phẩm sáng tạo, có ích cho xã hội. Đây không phải là trò đùa hay chiêu trò quảng cáo mà là khuynh hướng thời trang thân thiện với môi trường, góp phần bảo vệ trái đất”.
Trụ sở Unifi đặt tại Greensboro, North Carolina, sản xuất 300 triệu tấn sợi polyester, sợi nylon, đặc biệt là sợi Reprev mỗi năm.
Trung tâm tái chế Repreve Unifi, ở Yadkinville có diện tích khoảng 50.000m2. Vỏ chai nhựa, sợi vải và vải phế phẩm được thu mua có nguồn gốc rõ ràng chuyển về từ khắp đất nước, được xử lý, cắt vụn thành từng viên nhỏ rồi nấu chảy, ép đùn và se thành sợi polyester.
Có ba loại sợi tái chế: Từ vỏ chai nhựa; từ vỏ chai nhựa và sợi vải; từ vỏ chai nhựa và vải phế phẩm.
Hertwig chia sẻ: “Sản lượng nhà máy tăng khoảng 20% mỗi năm kể từ khi thành lập năm 2009. Sợi Repreve dùng để may áo jacket, áo thun, kể cả tấm bọc xe ôtô cho các hãng Patagonia, TheNorth Face, Levi’s, Adidas, Nike (NKE) và Ford (F). Một khách hàng khác là Trường Oak Cap & Gown đặt làm áo choàng tốt nghiệp sợi Reprevetừ vỏ chai nhựa. Cần 27 vỏ để làm một chiếc áo”.
Video đang HOT
Ông cho biết thêm: “1.250 sinh viên sử dụng áo choàng tốt nghiệp sợi Repreve từ các Trường Đại học Brown (bang Michigan), Yale, Notre Dame và Đại học Bắc Carolina (Chapel Hill). Các cơ sở đào tạo muốn sinh viên có ý thức về môi sinh, bảo tồn năng lượng, bảo vệ môi trường”.
Unifi đã tái chế 4 tỷ vỏ chai nhựa thành 72 triệu tấn sợi Repreve trong 7 năm qua. Hãng dự kiến tăng sản lượng lên 100 triệu tấn trong năm 2017, đồng thời mở rộng lĩnh vực sản xuất sang sản phẩm tái chế hộp đựng thực phẩm, dao, kéo nhựa.
“Các sản phẩm làm bằng nhựa đều có thể được tái chế, an toàn, có chất lượng cao phục vụ người tiêu dùng”, Hertwig nói.
Theo thanhtra.com.vn
inatex doanh thu khủng, lãi lớn vẫn bị ý kiến ngoại trừ
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, mã chứng khoán VGT) đạt 36.409 tỷ đồng doanh thu trong khoảng thời gian từ tháng 1 - 9/2018.
Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm của Vinatex cho thấy doanh thu trong tháng 9 của tập đoàn này ước đạt trên 4.478 tỷ đồng, thấp hơn 9.6% so với tháng trước nhưng vẫn tăng trưởng 21,4% so với cùng kỳ.
Đóng cửa phiên giao dịch hôm 5/10, cổ phiếu VGT của Vinatex đang giao dịch mức 13.400 đồng/cổ phiếu.
Lũy kế 9 tháng Vinatex đạt doanh thu 36.409 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so cùng kỳ và thực hiện gần 75,5% kế hoạch năm.
Cũng theo thống kê tài chính của Vinatex, 9 tháng đầu năm, toàn tập đoàn đã tiêu thụ được 108.061 tấn sợi, tăng trưởng 6,1%, 114,35 triệu m2 vải các loại, tăng trưởng 16,7%, và 191 triệu sản phẩm may các loại,tăng trưởng 4,1%.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của toàn tập đoàn tăng nhẹ so với cùng kỳ, lần lượt đạt 2.04 tỷ USD và 953,9 triệu USD.
Kế hoạch 2018, Vinatex đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 2,98 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu đạt 1,34 tỷ USD.
Dù doanh thu tăng trưởng khá cao, lãi lớn song Vinatex vẫn bị kiểm toán đưa ra một loạt ý kiến nhấn mạnh.Trước đó, theo báo cáo tài chính bán niên đã soát xét, Vinatex ghi nhận doanh thu hơn 9.392 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 457,6 tỷ đồng trong nửa đầu 2018.
Cụ thể, kiểm toán cho biết Vinatex đang ghi nhận khoản đầu tư vào Công ty TNHH Coats Phong Phú - công ty liên kết, được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu, với giá trị ghi sổ gần 437 tỷ đồng, trên bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 30/6/2018.
Phần sở hữu của Vinatex trong lợi nhuận sau thuế cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/6 của Coats Phong Phú hơn 83 tỷ đồng, đang được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Vinatex cho kỳ 6 tháng kết thúc cùng ngày.
Tuy nhiên, kiểm toán không được tiếp cận với các sổ sách và chứng từ kế toán của Coats Phong Phú cũng như không được trao đổi thông tin với đơn vị kiểm toán của công ty liên kết này nên không thể thực hiện được các thủ tục soát xét cần thiết đối với những vấn đề trên.
Trước đó, tại báo cáo soát xét và báo cáo kiểm toán của đơn vị kiểm toán về báo cáo hợp nhất giữa niên độ cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2017 và báo cáo tài chính hợp nhất cho năm kết thúc ngày 31/12/2017, kiểm toán viên đã đưa ra kết luận và ý kiến ngoại trừ liên quan đến những vấn đề trên.
Vinatex cho hay, Coats Phong Phú là công ty liên kết của Tổng CTCP Phong Phú (công ty con của Vinatex). Trong đó, Tổng CTCP Phong Phú sở hữu 35% vốn điều lệ. Khi hợp nhất báo cáo tài chính, Vinatex ghi nhận khoản đầu tư vào Coats Phong Phú theo phương pháp vốn chủ sở hữu, với giá trị ghi sổ 437 tỷ đồng trên bảng cân đối kế toán hợp nhất ngày 30/06/2018.
Phần sở hữu của Vinatex trong lợi nhuận sau thuế cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2018 của Coats Phong Phú là 83 tỷ đồng đang được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Vinatex cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày cùng ngày.
Do mức độ ảnh hưởng trọng yếu của Coats Phong Phú đến báo cáo tài chính hợp nhất của Vinatex nên tập đoàn đã đề nghị Tổng CTCP Phong Phú và Coats Phong Phú cho phép đơn vị kiểm toán KPMG soát xét các tài liệu liên quan đến công tác kiểm toán báo cáo tài chính cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/06/2018 của Coats Phong Phú.
Tuy nhiên, đến ngày 29/08/2018 là thời điểm phát hành báo cáo soát xét bán niên 2018 của VGT theo hạn định, KPMG vẫn chưa tiếp cận được các sổ sách và chứng từ kế toán của Coats Phong Phú cũng như không được trao đổi thông tin với đơn vị kiểm toán của công ty liên kết này.
Do không thể thực hiện được các thủ tục soát xét cần thiết đối với khoản đầu tư vào Coats Phong Phú, kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ về các ảnh hưởng có thể có của Coats Phong Phú đến báo cáo tài chính hợp nhất cho kỳ 6 tháng kết thúc ngày 30/06/2018 của Vinatex.
Ngoài ra, kiểm toán cũng đưa ra một loạt ý kiến nhấn mạnh liên quan đến chênh lệch tỷ giá hối đoái cũng như khoản định giá lại đầu tư tài chính tại thời điểm chuyển sang hình thức công ty cổ phần.
HÒA BÌNH
Theo vtc.vn
Zara đã sử dụng dữ liệu để cách mạng ngành thời trang ra sao? Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng thành công của hãng thời trang Zara phần lớn lại có được nhờ việc biết ứng dụng công nghệ cao vào tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Zara, công ty trực thuộc tập đoàn dệt may Inditex hiện đang là tay chơi hàng đầu trong ngành công nghiệp thời trang bán lẻ toàn cầu...