Tái chế rác thải điện tử – vấn đề an ninh cấp bách đối với châu Âu
Những năm gần đây, rác thải điện tử đã trở thành dòng rác thải sinh hoạt phát triển nhanh nhất thế giới, nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ tiêu thụ thiết bị điện và điện tử ngày một cao, trong khi vòng đời các thiết bị ngày một ngắn.
Môt báo cáo đươc công bô mơi đây cho thây viêc tái chê và phục hôi các nguyên tô quý giá tư rác thải điên tư đươc xem là vân đê an ninh câp bách, cân đươc ban hành thành luât ơ châu Âu.
Công nhân làm việc tại trung tâm thu tập rác điện tử ở Ploufragan, miền tây Pháp. Ảnh: AFP/ TTXVN
Theo báo cáo vê rác thải điên tư CEWASTE đươc Liên minh châu Âu (EU) tài trơ, các bảng mạch, nam châm trong ổ đĩa và xe điện, pin và đèn huỳnh quang là những vât dụng có chứa các nguyên liệu thô quan trọng, gồm vàng, bạc và coban, có thể được tái chế và tái sử dụng. Tuy nhiên, nhưng nguyên liêu quý hiêm này thương chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tưng vât dụng bị vưt bỏ, khiên chúng thương bị bỏ qua.
Video đang HOT
Đơn cư, báo cáo ươc tính trong năm 2025, nhưng chiêc đèn huỳnh quang bị loại bỏ ở châu Âu sẽ chứa 92 tấn nguyên liệu thô quan trọng. Các bảng mạch in trong rác thải điện tử của khu vực có thể chứa tới 41 tấn bạc và 10 tấn vàng vào năm 2025. Trong khi đó, chuỗi cung ứng của châu Âu đã trở nên “quá dễ bị tổn thương”, đăc biêt là ngành công nghiêp quôc phòng, như nhân định của ông Pascal Leroy – môt trong các tác giả của báo cáo. Viêc sản xuât các măt hàng ơ châu Âu, tư hê thông máy tính đến máy bay không người lái, đêu chủ yêu phụ thuộc vào nguồn cung tư bên ngoài. Do đó, báo cáo nhân mạnh viêc tái chê rác thải điên tư sẽ giúp bảo vê nguồn cung cấp quan trọng cho các thiết bị điện tử tiêu dùng và thậm chí cả ngành công nghiêp quốc phòng châu Âu.
Ngoài ra, với những nguyên liêu cần thiết đê sản xuât các tuabin gió và ô tô điện, nhưng vât dụng bị bỏ đi nêu đươc tái chê cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các mục tiêu về chông biên đôi khí hậu và nâng cao năng lưc cạnh tranh của ngành sản xuất.
Báo cáo cũng nêu bât một số loại rác thải điện tử đươc cho có đủ số lượng nguyên liệu thô để đươc tái chê và phục hôi. Chúng bao gồm các nguyên liệu trong bảng mạch in đươc lây từ các thiêt bị điên tư bị vưt bỏ; các pin từ rác thải điện tử và xe phế liệu; nam châm boron sắt neodymium từ các ổ đĩa cứng và động cơ của xe đạp điện, xe tay ga và bột huỳnh quang từ đèn và các ống tia âm cực được tìm thấy trong ti vi và màn hình ti vi. Các nhà nghiên cưu nhân thây răng nhiêu loại nguyên liêu thô có giá trị thâp và thương xuyên biên đông đông nghĩa viêc tái chê chúng đươc coi là quá tôn kém đôi vơi các doanh nghiêp. Do đó, báo cáo kêu gọi ban hành các quy định pháp lý vê tái chế và tái sử dụng các nguyên liệu thô quan trọng, cung câp tài chính để hỗ trợ ngành công nghiệp tái chê và kiểm soát tốt hơn các lô hàng chưa rác thải điện tử đươc vân chuyên ra khỏi EU.
Theo báo cáo “Giám sát rác thải điện tử toàn cầu năm 2020″ được Liên hợp quốc (LHQ) công bố hôi tháng 7 năm ngoái, trong năm 2019, trên toàn thế giới có tổng cộng 53,6 triệu tấn rác thải điện tử, tăng 21% so với 5 năm trước đây. Trong đó, châu Á là nơi tạo ra nhiều nhất với khoảng 24,9 triệu tấn, tiếp đến là khu vực châu Mỹ 13,1 triệu tấn và châu Âu 12 triệu tấn. Trong khi đó, lương rác thải điên tư ơ châu Phi và châu Đại Dương lần lượt là 2,9 và 0,7 triệu tấn. Trong số hơn 53 triệu tấn rác thải điện tử được thải ra, chỉ có 17% chất thải được tái chế, phần còn lại chuyển đến các bãi chôn lấp, thiêu hủy hoặc đơn giản là không được xử lý. Điêu này đông nghĩa là môt lương nguyên liêu quý hiêm như vàng, bạc…có giá trị lên tơi 55 tỷ USD “hiên diên” trong các rác thải điên tư đã bị vưt đi hoăc đôt bỏ thay vì thu gom để xử lý và tái sử dụng. Trong khi đó, hoạt đông khai thác nguyên liêu thô lại đươc đây mạnh tại nhiêu nươc để tạo ra các sản phẩm mới, gây ra nhưng quan ngại vê môi trường.
Thổ Nhĩ Kỳ muốn "sang trang quan hệ" với EU, "giấc mơ ngôi nhà chung" vẫn xa vời
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm qua (15/12) bày tỏ mong muốn một sự khởi đầu mới với Liên minh châu Âu (EU), trong bối cảnh quan hệ hai bên đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm.
Tuy nhiên, điều mà Liên minh châu Âu mong muốn là những bước đi cụ thể từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, chứ không chỉ dừng lại ở những tuyên bố. Tuần trước, chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ chơi "trò mèo vờn chuột" ở Đông Địa Trung Hải, Liên minh châu Âu đã có động thái "cảnh báo" khi quyết định trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, khiến giấc mơ "gia nhập ngôi nhà chung châu Âu" của nước này ngày một trở nên xa vời.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: Time
Tổng thống Tayyip Erdogan hôm qua đã có cuộc thảo luận qua điện đàm với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel. Đây cũng là cuộc thảo luận cấp cao nhất giữa hai bên sau quyết định hồi tuần trước của Liên minh châu Âu trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ. Thông cáo phát đi sau cuộc điện đàm nêu rõ, Thổ Nhĩ Kỳ phản đối mạnh mẽ bất kỳ ý định nào hòng "kích động khủng hoảng", đồng thời kêu gọi cứu mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu khỏi vòng luẩn quẩn hiện nay. Tổng thống Erdogan cũng bày tỏ mong muốn tái khởi động các cuộc thảo luận với Liên minh châu Âu trên tinh thần "hướng về đại cục" và "đôi bên cùng có lợi".
Tuần trước, Liên minh châu Âu đã nhất trí chuẩn bị cho các bước trừng phạt bổ sung đối với Ankara. Giới lãnh đạo khối này cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ chơi trò "mèo vờn chuột" ở Đông Địa Trung Hải, đe dọa an ninh khu vực. Tổng thống Erdogan khi đó đã tỏ ra khá gay gắt khi cho rằng, Liên minh châu Âu nên đóng vai trò hòa giải chứ không phải tự biến mình thành "công cụ thù địch":
"Những quốc gia lý trí trong Liên minh châu Âu đã cho thấy một cách tiếp cận tích cực và tìm cách ngăn cản trò chơi chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Tại cuộc họp tiếp theo của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu vào tháng 3/2021, có những kỳ vọng về sự chuẩn bị mới và các cuộc thảo luận mới về vấn đề này. Các chính phủ ở Mỹ và châu Âu cần phải thoát khỏi ảnh hưởng của các nhóm vận động hành lang chống Thổ Nhĩ Kỳ, hướng tới các chính sách khách quan và bền vững".
Trên thực tế, mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ lâu nay vẫn là một trong những chủ đề gây chia rẽ giữa các nước thành viên Liên minh châu Âu. Ngay tại Hội nghị thượng đỉnh hồi tuần trước, trong khi Pháp, Hy Lạp và Cộng hòa Síp muốn Liên minh châu Âu trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, thì một số nước thành viên khác lại lo ngại những căng thẳng hiện nay có thể làm châu Âu trở lại "thời kỳ ám ảnh của cuộc khủng hoảng nhập cư năm 2015".
Đây cũng là lý do nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua tiếp tục sử dụng nhập cư như một "con bài mặc cả" khi nhấn mạnh, thỏa thuận nhập cư năm 2015 có thể là điểm khởi đầu cho nỗ lực tái khởi động mối quan hệ giữa hai bên. Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, "trở thành thành viên của ngôi nhà chung Liên minh châu Âu" vẫn là một mục tiêu dài hạn và nước này không muốn những bất đồng mới nảy sinh trở thành rào cản cho trong tiến trình gia nhập vốn đã nhiều trắc trở. Vì thế, "cây gậy" hay "củ cà rốt" vẫn là bài toán khó không chỉ đối với Liên minh châu Âu, mà cả Thổ Nhĩ Kỳ để tái khởi động các mối quan hệ./.
Australia khiếu nại Trung Quốc lên WTO Australia yêu cầu WTO điều tra mức thuế Trung Quốc áp đặt đối với sản phẩm lúa mạch của nước này, khi quan hệ hai nước ngày càng căng thẳng. Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham hôm nay cho biết quan chức Australia đã thông báo với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các đối tác ở Bắc Kinh rằng...