Tai biến mạch máu não gây chết người thế nào?
Tai biến mạch máu não (còn gọi là đột quỵ) xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc suy giảm nghiêm trọng, làm mất oxy và dinh dưỡng của não.
Sáng 3/8, NSƯT Bùi Cường ( Chí Phèo trong Làng Vũ Đại ngày ấy) qua đời ở Hà Nội vì tai biến mạch máu não. Nhiều người thắc mắc tại sao một người khỏe mạnh có thể dễ dàng ra đi vì căn bệnh này.
Tai biến mạch máu não (còn gọi là bệnh đột quỵ) xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc suy giảm nghiêm trọng, làm mất oxy và dinh dưỡng của não.
Sau khi tai biến, tình trạng thiếu oxy não kéo dài làm cho các tế bào não bắt đầu chết, dẫn đến di chứng nặng nề cho nạn nhân. Người bị tai biến nhẹ có thể bị liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, mất trí nhớ, hôn mê, nặng thì thiệt mạng. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở người trưởng thành hiện nay.
NSƯT Bùi Cường, người đóng vai Chí Phèo trong “Làng Vũ Đại ngày ấy” vừa qua đời sau cơn tai biến mạch máu não sáng 3/8 tại Hà Nội.
Dạng phổ biến nhất của đột quỵ là thiếu máu cục bộ não do tắc nghẽn mạch hoặc lấp mạch (chiếm tới 85% số bệnh nhân). Loại đột quỵ khác là xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu bị rò rỉ hoặc vỡ chiếm khoảng 15%.
Tai biến mạch máu não có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường xuyên nhất là ở người cao tuổi và trung niên, nam giới dễ bị tai biến, đột quỵ hơn phụ nữ.
Video đang HOT
Một số bệnh và thói quen có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng mỡ (cholesterol) trong máu, bệnh tim, hút thuốc lá, nghiện và lạm dụng quá nhiều bia rượu, người ít vận động hoặc béo phì nguy cơ đột quỵ xảy ra thường rất cao.
Theo vtc.vn
Bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Nhiều người thường lầm tưởng đột quỵ chỉ xảy ra ở độ tuổi "xế chiều". Tuy nhiên, lối sống hiện đại đã khiến căn bệnh này ngày càng trẻ hóa.
Hiểu rõ nguyên nhân gây ra đột quỵ và tìm kiếm cơ sở uy tín trong việc điều trị sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc cũng như biến chứng của căn bệnh nguy hiểm này.
"Sát thủ" gây đột quỵ
Theo số liệu tổng hợp từ các bệnh viện có khoa thần kinh trên toàn quốc: trong 3 năm trở lại đây, số bệnh nhân phải nhập viện vì đột quỵ đang có chiều hướng gia tăng 1,7-2,5%. Trong đó, tỷ lệ nam giới mắc phải cao gấp 4 lần nữ giới. Nghiêm trọng hơn, độ tuổi bị tai biến mạch máu não đang dần trẻ hóa, từ 40 - 45 tuổi so với trước đây là 50 - 60 tuổi.
Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) xảy ra khi việc cung cấp máu lên não bị ngưng đột ngột, khiến vùng não đó bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Chỉ cần vài phút, các tế bào não sẽ bắt đầu chết đi, cơ thể người bệnh dần mất các chức năng được tế bào não đó điều khiển. Tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột và ít khi có triệu chứng báo trước, bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Tình trạng đột quỵ ngày càng cao và trẻ hóa.
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến đột quỵ. Ở người cao tuổi, nguyên nhân thường do tác động của tuổi tác, mắc các bệnh lý như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, tiểu đường... hoặc do lối sống thiếu khoa học khi còn trẻ.
Với người trẻ, sức hút của "trí khôn nhân tạo" đã khiến con người ngày càng lười đi, quên những giá trị thật của cuộc sống. Những bữa ăn qua loa, vội vàng với các loại thức ăn nhanh đầy dầu mỡ, chứa nguồn năng lượng rỗng, dễ dẫn đến thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, thói quen ngồi một chỗ bên các thiết bị điện tử, biến mình thành "cú đêm", thường xuyên bia, rượu cũng góp phần gây nên tình trạng này...
Ngoài ra, không ít người bị áp lực từ công việc và cuộc sống đè nặng. Tất cả những yếu tố này khiến người trẻ tuổi có thể đối mặt với hàng loạt bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là nguy cơ tai biến mạch máu não tăng cao.
Biến chứng nguy hiểm
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ, 50% trong số đó tử vong. Nếu may mắn được cứu sống, bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhận thức, mất khả năng vận động, nhiễm trùng đường tiết niệu, khó khăn trong việc nói hoặc nuốt, rối loạn tâm lý... tùy thuộc vào số lượng tế bào não bị chết đi.
Đột quỵ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ tử vong cũng như các biến chứng, bệnh nhân đột quỵ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong đó, "thời gian vàng" cấp cứu đột quỵ là khoảng từ 3-5 giờ, tính từ lúc bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu như méo miệng, nói đớ, nhìn mờ, đột ngột yếu, tê mặt, tay chân, đau đầu, chóng mặt dữ dội... Bên cạnh đó, phục hồi chức năng sau đột quỵ đóng vai trò quan trọng, giúp bệnh nhân lấy lại sức khỏe, nhận thức và khả năng vận động, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Là đơn vị chuyên khoa thần kinh cột sống tại Việt Nam, phòng khám ACC (American Chiropractic Clinic) cho ra đời chương trình phục hồi chức năng tích cực, hiệu quả, tiếp cận chủ động và toàn diện cho bệnh nhân sau đột quỵ. Chương trình có sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại cùng phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng, có thể bao gồm trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh xương) khi cần thiết.
Với mục tiêu giúp bệnh nhân lấy lại khả năng vận động sớm nhất, ACC thiết lập chương trình phục hồi chức năng riêng biệt theo tình trạng cụ thể của từng người, với các phương pháp điều trị hiện đại. Cụ thể, trị liệu với giảm áp treadmill - thiết bị giảm áp cột sống và cải thiện việc đi đứng. Trị liệu bằng thiết bị có cơ chế rung cường độ cao khi bệnh nhân trong tư thế đứng, nằm, ngồi hay trị liệu với giường giảm áp có lực kéo theo bốn hướng kèm cơ chế rung...
ACC thiết lập chương trình phục hồi chức năng riêng biệt theo tihf trạng cụ thể từng người.
Bên cạnh đó, chương trình phục hồi chức năng sau đột quỵ tạ cơ sở cũng giúp điều trị các triệu chứng thường đi kèm với đột quỵ như đau vai, đau lưng, đau đầu gối... mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Bệnh nhân được chăm sóc về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, mức độ phục hồi của bệnh nhân cũng cao và nhanh hơn.
Theo news.zing.vn
Rối loạn mỡ máu có nguy hiểm không? Bệnh rối loạn mỡ máu dẫn đến khá nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có bệnh tim mạch và não là quan trọng nhất. Vậy bệnh này có những mối nguy hiểm nào? Bệnh rối loạn mỡ máu là tên gọi khác của căn bệnh mỡ máu cao, nhưng nhiều người trong chúng ta đôi khi vẫn nghĩ rằng đây là 2...