‘Tai biến’ di sản – nỗi lo ngành du lịch
Hiện nay, nhiều vùng di sản thiên nhiên tại nước ta đang có nguy cơ bị mất đi tính toàn vẹn của cảnh quan bởi những ‘ tai biến’ địa chất ngày càng thể hiện rõ nét.
Mặt khác, việc bảo tồn hệ thống di sản địa chất và hạn chế tác động của tự nhiên đến di sản còn nhiều vấn đề khó khăn chưa thể giải quyết được.
Hòn Thiên Nga hiện nay đã bị trượt lở, gây ảnh hưởng đến toàn vẹn cảnh quan di sản.
Nhiều di sản đã và đang “tổn thương”
Một trong những vấn đề quan trọng trong công tác bảo tồn di sản thiên nhiên đó chính là duy trì và bảo tồn được tính toàn vẹn của các yếu tố cảnh quan và những thành phần cấu thành các cụm di sản. Tuy nhiên, tính toàn vẹn của nhiều di sản đang có nguy cơ không giữ được do ảnh hưởng một phần bởi các hoạt động địa chất, địa mạo.
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) là di sản thiên nhiên có ý nghĩa rất quan trọng về giá trị thẩm mỹ và giá trị về địa chất. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nhiều khu vực đảo trên khu vực vùng vịnh đang chịu tác động do các hoạt động địa chất, gây nên tình trạng trượt lở.
Theo báo cáo của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, trượt lở đã làm mất một phần, thậm chí toàn bộ một số đảo trên vịnh, điển hình như các hòn 649 năm 2013, hòn Thiên Nga năm 2016… Ngay ở trong vùng vịnh, khi đi trên du thuyền, khách du lịch cũng nhận thấy rõ được nhiều đảo bị trượt lở, mất một mảng vách lớn dài và rộng cả trăm m2.
Ngoài ra, các đảo trên vịnh Hạ Long còn vấp phải tình trạng chênh vênh giữa biển do hoạt động xâm lấn, mài mòn của sóng biển ở chân đảo kéo dài qua hàng trăm năm, dẫn đến nguy cơ sụp đổ rất cao. Nhiều người dân sống tại khu vực này gọi những khu vực đảo bị “tai biến” địa chất ở đây là “những hòn đá đã mỏi”.
Trả lời báo chí, ông Ngô Văn Hùng – Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long cho biết: “Không phải bây giờ chúng tôi mới nhìn thấy sự chênh vênh của những đảo đá ở đây. Nhất là những hòn đã gần như trở thành biểu tượng của Hạ Long như hòn Gà Chọi, hòn Đỉnh Hương, hòn Bút, hòn Con Cóc…”.
Đã gần 14 năm trôi qua kể từ thời điểm hòn Phụ Tử (xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) gãy đổ, người dân nơi đây vẫn còn nuối tiếc, hoài niệm về “thời huy hoàng” của một danh thắng cấp quốc gia đã từng là điểm nhấn cho du lịch miền biển Tây Nam.
Đối với người dân sống ở khu vực này, hòn Phụ Tử được xem như một biểu tượng của biển cả, tình cha con, nghĩa làng, nghĩa xóm với nhiều câu chuyện cảm động được ghi lại trong dân gian. Biểu tượng từng gắn với cuộc sống người dân đột nhiên biến mất đã khiến cho nhiều người cảm thấy ngỡ ngàng, sửng sốt.
Việc mất đi phần lớn cảnh quan của danh thắng cũng khiến hoạt động du lịch trong nhiều năm qua sa sút. Rất nhiều đề xuất về các phương án phục hồi hòn Phụ Tử đã được các chuyên gia đưa ra nhưng đều không thể thực hiện được bởi điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa chất của khu vực này.
Cụm danh thắng từng được ví như “tiểu Hạ Long” ngày nay không còn được đầu tư phát triển như trước, trở nên đìu hiu. Người dân Kiên Lương vẫn mong chờ từ các chuyên gia, các cấp chính quyền đề ra một phương pháp nào đó có thể “hồi sinh” khu du lịch này.
Video đang HOT
Tình trạng trượt lở, xói mòn này cũng gặp ở nhiều địa điểm du lịch khác ở nước ta. Trước đó, trên bán đảo Sơn Trà, các hoạt động trượt lở, xói mòn diễn ra mạnh mẽ, chia cắt nhiều tuyến đường trên đảo và ảnh hưởng lớn đến các tour du lịch, đe dọa nguy hiểm đến các phương tiện tham quan trên đảo…
Nhiều hoạt động du lịch, đưa đón khách cũng phải tạm ngưng để đảm bảo an toàn và hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Công viên địa chất ở Hà Giang hay Đắk Nông cũng đang phải đối mặt với nguy cơ mài mòn, phong hóa từ các yếu tố tự nhiên, ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của cảnh quan.
Qua những ví dụ trên, có thể thấy, “tai biến” địa chất đã ảnh hưởng lớn đến tính toàn vẹn cảnh quan nói chung, mất đi một phần cả giá trị về địa chất và văn hóa mà di sản vốn có. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động phát triển du lịch và bảo tồn giá trị của vùng di sản; nguy cơ mất di sản là điều không thể không nghĩ tới.
Khó khăn hoạt động bảo tồn
Nếu những cảnh quan này chịu tác động tiêu cực từ phía con người như lạm dụng hoạt động du lịch, các hoạt động này có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp nhằm bảo tồn tính toàn vẹn và cảnh sắc khu vực. Tuy nhiên, với những cảnh quan đang bị biến dạng do các hoạt động địa chất, công tác bảo tồn trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Các bảo tàng thực tế ảo là điểm nhấn thu hút khách du lịch.
Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tương lai phát triển của ngành du lịch nói chung và là sự mất mát to lớn đối với cảnh quan trên thế giới. Điển hình như với trường hợp của hòn Phụ Tử, kể từ khi bị gãy đổ đến nay, khu vực này có lượng khách du lịch sụt giảm hơn hẳn, nhiều người đã không còn nhớ đến địa danh đẹp của vùng biển Tây Nam vốn mang màu sắc tương đồng với Tràng An hay Hạ Long.
Công tác bảo tồn đối với những di sản, cảnh quan du lịch chịu “tai biến” do hoạt động địa chất trước tiên cần bắt đầu với những nghiên cứu, khảo sát tình hình địa chất khu vực và tiến hành phân loại mức độ tác động địa chất đến địa mạo, cảnh quan hiện tại.
Trong quá trình này, các nhà khoa học cũng cần theo dõi thường xuyên các hoạt động địa chất, những đới đứt gãy vẫn duy trì đến nay để nắm rõ được mức độ và xu hướng vận động hay những thay đổi trong quá trình chúng hoạt động, từ đó đưa ra dự báo sớm.
Tuy nhiên, bởi đây là những hoạt động địa chất nên quá trình tiến hành nghiên cứu thường mất rất nhiều thời gian và công sức, có khi lên tới hàng chục năm. Trong khi đó, có những vận động kiến tạo xảy ra rất nhanh, có khi chỉ diễn ra trong vòng một vài năm.
Điển hình như tại khu vực Hạ Long, đã có rất nhiều nghiên cứu, khảo sát về đặc điểm địa chất, địa tàng khu vực này. Những nghiên cứu này được thực hiện trong hơn 100 năm qua bởi nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên hiện nay, dường như tốc độ nghiên cứu, khảo sát vẫn còn quá chậm so với tiến trình đứt gãy của các vận động kiến tạo ở khu vực này.
Có thể nói, đối với thiệt hại do địa chất gây ra, dường như vẫn chưa có biện pháp nào có thể khắc phục và đưa di sản về nguyên trạng ban đầu. Hơn nữa, công tác dự báo cũng rất khó khăn, tốn kém bởi các dị thường địa chất ngày một phức tạp, để đưa ra hướng giải quyết hiệu quả là điều bất khả thi. Bên cạnh đó, do tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu toàn cầu, hoạt động thất thường của các yếu tố khí hậu và thủy văn cũng đe dọa đến sự tồn vong của địa chất di sản mà con người khó có thể can thiệp hoặc chỉ can thiệp được rất ít.
Hiện việc bảo tồn di sản ứng phó trước hoạt động địa chất vẫn chưa tìm được phương án lâu dài. Đề xuất được nhiều chuyên gia đồng tình là tăng cường kết nối mạng lưới chuyên gia trong nước và quốc tế; chia sẻ kinh nghiệm từ các quốc gia trong khu vực về bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực ứng phó với thiên tai và quản lý rủi ro thảm họa; đồng thời áp dụng công nghệ số hóa trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này sẽ giúp việc bảo tồn di sản tìm ra được hướng đi mới, hiệu quả hơn nhằm tránh ảnh hưởng của “tai biến” địa chất.
Tái quy hoạch để phục hồi di sản địa chất
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới chủ trương phục hồi hệ thống di sản địa chất bằng hình thức tái quy hoạch những mỏ khai thác, tạo nên những vùng mỏ địa chất phục vụ cho cả hoạt động nghiên cứu và du lịch.
Trên thế giới hiện có hơn 120 công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận. Sau khi gia nhập mạng lưới, hoạt động du lịch của các nước này đều phát triển vượt bậc. Điển hình như mỏ muối Wieliczka (Wieliczka Salt Mine) nằm ở TP Wieliczka trong Khu đô thị Krakow phía Nam Ba Lan khai thác từ thế kỷ 13 và hoạt động liên tục cho đến năm 2007.
Đây là một trong những mỏ muối hoạt động liên tục lâu đời nhất thế giới. Ngày nay nó được tái quy hoạch thành điểm đến du lịch và thu hút 1,2 triệu du khách hàng năm.
Áp dụng tại nước ta, cách làm này có thể sẽ giúp địa phương bảo vệ và khai thác hợp lý, bền vững các mỏ khoáng sản và khoanh vùng các di sản địa chất có giá trị khoa học cao phục vụ nghiên cứu và bảo tồn cho thế hệ sau.
Hà Trang
Công viên địa chất Đắk Nông: Điểm nhấn giữa đại ngàn
Công viên địa chất Đắk Nông với điểm nhấn là hệ thống hang động núi lửa dài trên 25km được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) bước đầu công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.
Một nhánh hang C6.1 nhìn thẳng ra sẽ thấy thác D\'Rây Sáp, một kiệt tác thiên nhiên của Đắk Nông.
Đánh thức "nàng tiên ngủ trong rừng"
Với hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á, cùng sự đa dạng về danh thắng, nếu được đầu tư xứng đáng, Đắk Nông sẽ là điểm đến đầy đam mê.
Theo Ban quản lý Công viên địa chất Đắk Nông, lịch sử của vùng đất này bắt nguồn từ 140 triệu năm trước. Do các vận động kiến tạo của lớp vỏ Trái đất, khu vực này được nâng lên và xuất hiện núi lửa. Chính hoạt động phun trào núi lửa đã che phủ đến một nửa diện tích khu vực này bởi các lớp dung nham bazan.
Đến nay, trong Công viên địa chất Đắk Nông có 5 núi lửa, gồm: Núi lửa Nâm Dơng, Băng Mo (huyện Cư Jút), Nâm Blang, Nâm Kar (huyện Krông Nô) và Nâm Gle (huyện Đắk Mil). Trong số này, nổi bật là hang C7 có chiều dài 1.067m, được xác định là hang động dung nham dài nhất Đông Nam Á. Kế đến là hang C6.1 dài hơn 968 mét và hang C3 (hay còn gọi là hang Dơi) dài 594 mét.
Bà Tôn Thị Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, cho biết: "Ngay khi được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, chúng tôi lên kế hoạch tuyên truyền để người dân hiểu được những giá trị quý báu đó, cùng nhau bảo tồn và phát triển. Quan điểm của tỉnh là xây dựng mô hình du lịch cộng đồng. Người dân sẽ đóng vai trò chủ thể bảo tồn các giá trị. Đó là tài sản của chính người dân. Du lịch địa phương phải được gây dựng và phát triển từ chính nền tảng ấy".
Trên nền tảng công viên địa chất, tỉnh Đắk Nông đã quy hoạch và đầu tư 44 điểm đến hấp dẫn để phát triển du lịch. Các điểm đến được xây dựng theo 3 chủ đề chính: "Trường ca của lửa và nước"; "Bản giao hưởng của làn gió mới" và "Âm vang từ Trái đất" nhằm khai thác tốt nhất các giá trị tổng hòa của sản phẩm du lịch; giá trị văn hóa, di sản và địa chất.
"Sơn Đoòng của Tây Nguyên"
Yếu tố đa dạng về văn hóa xã hội và di sản văn hóa đã có Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Di sản cấp quốc gia đặc biệt là Đường mòn Hồ Chí Minh; 6 di sản cấp quốc gia và nhiều di tích cấp tỉnh khác... Rõ ràng chúng ta đang có mọi điều kiện để hiện thực hóa ước mơ: Có một Công viên địa chất toàn cầu.
Bà Lê Thị Hồng An
Dù chưa đưa vào khai thác toàn tuyến vì địa hình hiểm trở, nhưng với những gì du khách có thể tham quan khám phá tại điểm đầu của hang núi lửa như cửa hang C3, hang C6.1, C7 cũng cho thấy sự hùng vĩ và tiềm năng du lịch nơi này.
Sau gần 2 giờ vượt đường rừng (đã có sự khai thông) trên những tảng đá tổ ong lởm chởm, chúng tôi cũng tiếp cận được với ba cửa hang được Ban quản lý Công viên địa chất Đắk Nông đầu tư khai thác và cho tham quan.
Vẻ nguyên sơ là điều đầu tiên có thể cảm nhận được. Ngoài vết tích người tiền sử sinh sống (3 bộ xương) được các nhà khoa học phát hiện có niên đại 4.000- 7.000 năm về trước, hang C6.1 còn thu hút du khách bởi sự kỳ vĩ và kiến tạo địa chất độc đáo của nó.
Bên trong hang là hệ thống đá khối, các lớp ngấn dung nham. Trên tường hang ngoài vẻ xanh nguyên sinh của rêu, các cây dương xỉ, hệ thống cửa sổ dung nham, kệ dung nham cùng thạch nhũ nguyên sinh tạo nên những hình thù đẹp.
Anh Nguyễn Thế Phương, người dân địa phương cho biết: Hang C6.1 có một nhánh thông thẳng ra thác D\'Rây Sáp, huyện Krông Nô rất đẹp. Tuy nhiên, hùng vĩ nhất phải chinh phục hang C7, được mệnh danh là "Sơn Đoòng của Tây Nguyên". Do mọi thứ gần như còn nguyên vẹn nên việc chiêm ngưỡng lòng hang C7 chỉ giới hạn trong một khoảng ngắn bởi sự hiểm trở và khó khăn trong di chuyển.
Quan sát bằng mắt thường, chúng tôi ước đoán đường kính cửa hang rộng khoảng 20 mét, xung quanh là vách cao dựng đứng. Giữa miệng hang có nhiều cây to, muốn vào sâu bên trong phải bám vào cây hoặc sử dụng dây thừng để xuống.
Nhìn sâu trong hang có thể thấy kiến tạo tuyệt vời của thiên nhiên khi lòng hang có nhiều tảng đá muôn hình, xếp chồng lên nhau. Phía trên là hàng vạn hình thù sinh động do thạch nhũ tạo thành. Những dải nhũ thạch chảy dài từ trên cao xuống, tạo nên vô số hình thù kỳ dị, lạ mắt.
Bà Lê Thị Hồng An - Phó Giám đốc Ban quản lý Công viên địa chất núi lửa Đắk Nông trao đổi: Theo quy định của UNESCO, để trở thành công viên địa chất phải hội tụ 3 yếu tố: Sự đa dạng về địa chất và di sản địa chất; Đa dạng sinh học; Đa dạng về văn hóa xã hội và di sản văn hóa.
Thực tế, việc UNESCO bước đầu công nhận Công viên địa chất Đắk Nông là Công viên địa chất toàn cầu đã phản ánh đầy đủ những gì tỉnh Đắk Nông đang có. Chỉ cần chúng ta xây dựng và phát huy tốt các thế mạnh hiện có, khai thác đúng tiềm năng của địa phương du lịch sẽ được thúc đẩy.
Hỗ trợ Lào hoàn thiện hồ sơ, trình UNESCO công nhận Vườn Quốc gia Hin-nam-no Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định số 925 /QĐ-BVHTTDL về việc thành lập Nhóm Công tác Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ Lào hoàn thiện hồ sơ, trình UNESCO công nhận Vườn Quốc gia Hin-nam-no là di sản thiên nhiên thế giới. Vườn Quốc gia Hin-nam-no. Nguồn: tapchilaoviet.com Đây là hoạt động nằm...