Tách rời kinh tế Mỹ – Trung không có lợi cho thế giới
Du Trung Quôc ít phu thuôc vao ngoại thương song nươc nay cho răng việc tách rời kinh tê hoàn toàn với Mỹ là “không thực tế”, không co lơi cho thê giơi.
Hôm 30/10, Trung Quốc giới thiệu tóm tắt kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội 5 năm tiếp theo. Đây la kê hoach đầu tiên trong 3 kế hoạch đươc đê ra, hương đên xây dưng đât nươc Trung Quôc hiên đại vào năm 2035.
Han Wenxiu, quan chức phụ trách các vấn đề tài chính và kinh tế của Đang Công san Trung Quôc cho biết: “Quan hệ kinh tế giưa Trung Quốc và Mỹ được xác định bởi tính chất bổ sung, dưa trên cấu trúc kinh tế của hai nươc trong một thị trường mở. Sự tách rời hoàn toàn vê kinh tê giưa hai nươc là không thưc tê, cũng không có lợi cho một trong hai nươc hay thế giới”.
Điều này đi ngược lại việc Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc giục các công ty Mỹ rời Trung Quốc khi cho răng Băc Kinh liên tuc co cac hành vi thương mại không công bằng trong thơi gian qua.
Trung Quôc cho răng, viêc tac rơi kinh tê Washington va Băc Kinh không co lơi cho thê giơi. (Anh: Reuters)
Theo ông Han Wenxiu, trong quy III năm nay, khối lượng thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. “Trên thực tế, những người thực sự muốn tách rơi kinh tê giưa hai nươc chỉ đại diện cho thiểu số, trong khi những người theo đuổi hợp tác chiếm đa số”, ông noi.
Theo chiến lược dài hạn cua Trung Quốc, nươc nay sẽ thực hiện chính sách “lưu thông kép” tập trung vào nhu cầu trong nước để thúc đẩy tăng trưởng với sự gia tăng cua đầu tư nước ngoài.
Video đang HOT
Ông Han Wenxiu cho rằng, chiên lươc này là “có thể đươc hiên thưc hoa” dưa trên quy mô nền kinh tế của nước này. Đông thơi, ông nhân manh răng, chiên lươc nay đươc đê ra la mang tinh chủ động chứ không bị động trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng và những bất ổn do đại dịch COVID-19 gây ra.
Ủy ban Trung ương Đang Công san Trung Quôc, cơ quan hoạch định chính sách hàng nươc nay, cho biết tỷ trọng ngoại thương trên tổng sản phẩm quốc nội đã giảm từ 60% trước đây xuống 30% hiện nay, phản ánh sự năng động của nhu cầu trong nước.
Trong thông cáo ngày 29/10, Ủy ban Trung ương đang Công san Trung Quôc cho biết, thu nhập bình quân đầu người của nước này tăng 6,5%/năm từ 2016 đến 2019. Số người Trung Quốc có thu nhập trung bình đã tăng lên hơn 400 triệu người năm 2019, trong khi đo con sô nay vao năm 2010 chi la 100 triêu ngươi.
Trung Quốc dự kiến sẽ tập trung nhiều hơn vào thị trường nội địa để thúc đẩy tăng trưởng bằng cách ưu tiên đổi mới trong phát triển kinh tế. Ning Jizhe, Phó chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh sẽ khuyến khích các mô hình tiêu dùng mới dựa trên các khái niệm thân thiện với môi trường va bên vưng.
Bầu cử Mỹ: Biden còn cứng rắn với Trung Quốc hơn cả Trump?
Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden được cho là đã chuyển sang giọng điệu đối đầu hơn với Trung Quốc, có thể báo hiệu việc ông thậm chí sẽ cứng rắn hơn với Bắc Kinh hơn cả chính quyền Trump nếu thắng cử.
Ông Biden được cho là còn có thái độ cứng rắn với Trung Quốc hơn ông Trump.
Theo Hindustantimes, tuy nhiên, câu hỏi quan trọng vẫn là, ông Biden làm thế nào để xử lý vấn đề Trung Quốc hiệu quả hơn ông Trump?
Những gì ông Biden đã tuyên bố về Trung Quốc cho đến nay chỉ ra một cách tiếp cận đa phương hơn, tập trung nhiều hơn vào các liên minh và nhân quyền đồng thời ít phụ thuộc hơn vào thuế quan và các thỏa thuận vũ khí.
Dưới đây là những gì ứng viên đảng Dân chủ từng nói về Bắc Kinh cũng như cách ông sẽ xử lý mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thương mại, Thuế quan
Biden đã chế nhạo thỏa thuận thương mại ký hồi tháng Giêng của chính quyền Trump với Bắc Kinh là "rỗng tuếch" và đổ lỗi cho Tổng thống về việc thuế quan làm đẩy nhanh sự suy giảm trong ngành sản xuất của Mỹ. Tuy nhiên, ông không cam kết hủy bỏ thỏa thuận thương mại với Trung Quốc hoặc từ bỏ việc áp thuế nếu đắc cử.
"Tôi sẽ sử dụng thuế quan khi cần thiết, nhưng sự khác biệt giữa tôi và Trump là tôi sẽ có một chiến lược - một kế hoạch. Tôi sẽ sử dụng những mức thuế đó để giành chiến thắng (trước Trung Quốc), chứ không chỉ để giả vờ cứng rắn", ông Biden tuyên bố vào tháng Năm.
TikTok, Huawei
Tương tự, Biden cũng đã hứa hẹn một cách tiếp cận toàn cầu hơn để chống lại ảnh hưởng của các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei Technologies Co. và ByteDance Ltd. - chủ sở hữu của TikTok.
"Chúa mới biết họ đang làm gì với thông tin họ thu thập được từ đó. Vì vậy, với tư cách là Tổng thống, tôi sẽ đi sâu vào vấn đề. Tôi sẽ nhờ các chuyên gia mạng cùng tham gia để đưa ra giải pháp tốt nhất để đối phó với họ", ông Biden nói vào tháng 9.
Ứng viên đảng Dân chủ cũng cho biết vào tháng 2 rằng ông ủng hộ lệnh cấm sử dụng thiết bị Huawei ở Mỹ nhưng không nói rõ liệu ông có nỗ lực thuyết phục các đồng minh từ bỏ các sản phẩm của Huawei trong các mạng truyền thông quan trọng như ông Trump hay không.
Vị cựu phó tổng thống Mỹ cam kết sẽ tập trung nhiều hơn vào các vấn đề như trộm cắp tài sản trí tuệ. Ông đã hứa sẽ có các biện pháp trừng phạt mới đối với các công ty Trung Quốc ăn cắp công nghệ của Mỹ và đe dọa sẽ cắt họ khỏi quyền tiếp cận thị trường và hệ thống tài chính của Mỹ.
Nhân quyền
Ông Biden đã thề sẽ "thực thi đầy đủ" Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong do chính quyền Trump đã ký năm ngoái và gặp gỡ nhà lãnh đạo Tây Tạng lưu vong, Đạt Lai Lạt Ma, nếu được bầu - một động thái chắc chắn khiến Bắc Kinh không vui.
Ông cũng lên án gay gắt chính sách của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đồng thời kêu gọi một nỗ lực quốc tế thống nhất nhằm chống lại việc này.
Quốc phòng, Đài Loan
Khi còn là Phó Tổng thống Mỹ, ông Biden là người ủng hộ việc Obama "xoay trục" sang châu Á. Tuy nhiên, ông không có khả năng thay thế "Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" của ông Trump, trong đó tập trung vào việc lôi kéo Ấn Độ tham gia vào một liên minh các nền dân chủ rộng lớn hơn để đối chọi lại với Trung Quốc.
Ông Biden cũng cam kết thực thi đầy đủ Đạo luật Quan hệ Đài Loan trong đó Mỹ có trách nhiệm hỗ trợ Đài Loan trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Việt - Nhật áp dụng quy trình đi lại ngắn ngày Việt - Nhật áp dụng quy chế đi lại ưu tiên cho người từ Nhật Bản nhập cảnh Việt Nam dưới 14 ngày và Business track cho công dân Việt Nam nhập cảnh Nhật Bản từ 1/11. Quy trình cho phép các trường hợp ưu tiên của một bên nhập cảnh bên kia với thời hạn lưu trú ngắn ngày để thực hiện...