Tách, nhập tỉnh ồ ạt nhưng chưa từng được giám sát về tính hợp lý
Tách, nhập tỉnh “tiền hậu bất nhất”; chia tách, lập mới các quận huyện ngày càng gia tăng “đội” thêm bộ máy, biên chế, tốn thêm ngân sách… mà Quốc hội chưa lần nào giám sát để đánh giá thực trạng, tính hợp lý…
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga góp ý trong phiên thảo luận tại hội trường về việc sửa đổi Hiến pháp ngày 4/6. Đây là một nội dung nhận nhiều sự quan tâm của các đại biểu.
Tách, nhập huyện để… “tông” lên thành thị xã
Đại biểu Lê Thị Nga: “Hệ quả của việc nhập, tách tỉnh kéo theo vô số vấn đề phức tạp”.
Bàn về thẩm quyền điều chỉnh địa giới hành chính lãnh thổ của các cấp cơ quan, đại biểu Đặng Đình Luyến (Khánh Hòa) phân tích, việc điều chỉnh địa giới hành chính là vấn đề rất quan trọng, không chỉ liên quan đến việc bảo đảm, thể hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân về điều chỉnh lãnh thổ giữa các đơn vị. Chia tách, sáp nhập hay thành lập mới mỗi quận huyện, tỉnh thành còn liên quan tới việc thành lập mới các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở những nơi bị điều chỉnh địa giới hành chính. Hệ quả là phải sắp xếp lại toàn bộ đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ở địa phương.
Hơn nữa, việc điều chỉnh địa giới hành chính còn liên quan tới việc phải có nguồn lực, ngân sách, kinh phí để chi cho thực hiện các nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính.
Lập luận như vậy, đại biểu Luyến chôt lại, đây là vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Tuy nhiên, trong điều kiện Quốc hội hoạt động không thường xuyên hiện nay, xuân thu nhị kỹ mỗi năm chỉ họp 2 lần, đại biểu gợi ý giao cho UB Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định việc chia tách, lập mới các đơn vị hành chính cấp quận huyện.
Cụ thể, trong 2 phương án đưa ra về Điều 79 (phương án 1 quy định theo hướng chuyển thẩm quyền quyết định việc này từ Chính phủ sang UB Thường vụ; phương án 2 là giữ như quy định hiện hành – Chính phủ thực hiện thẩm quyền điều chỉnh địa giới hành chính từ cấp huyện trở xuống), đại biểu chọn phương án đầu.
Tán thành lập luận này, đại biểu Bùi Sỹ Lợi chỉ rõ, thời gian qua, hàng năm Chính phủ thực hiện việc điều chỉnh địa giới hành chính từ cấp huyện trở xuống một cách khá thường xuyên trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Thống kê chưa đầy đủ cho thấy, từ năm 2009 đến nay, mỗi năm Chính phủ ban hành nhiều Nghị quyết, Nghị định về việc chia tách, điều chỉnh, thành lập các huyện. Từ đó, nhiều xã, huyện được chia tách điều chỉnh để thành lập, mở rộng, chuyển từ mô hình nông thôn sang đô thị như thành phố, thị xã dù thực tế phát triển của nơi đó không tương ứng, phù hợp.
Video đang HOT
Đông tình với nhận định của ông Lợi, đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) cho rằng tiêu chí xác định các đơn vị hành chính, việc phân chia đơn vị hành chính lâu nay chưa khoa học, chưa dựa trên các tiêu chí của pháp luật hay Hiến pháp.
Bà Nga dẫn chứng, năm 1980, sau một loạt quyết định sáp nhập, cả nước có 36 tỉnh, 3 thành phố trực thuộc TƯ và 1 đặc khu, sau đó lại lần lượt chia, tách, trả lại gần như cũ. Lịch sử đã trôi qua nhiều năm, nhưng hệ quả của việc nhập vào, tách ra đó bên cạnh mặt tích cực cũng đã kéo theo vô số những vấn đề phức tạp khác, không chỉ cán bộ mà mỗi người dân sống trong những thời kỳ đó, tại những tỉnh đó đều cảm nhận được.
Đến năm 2004, lại có quyết định chia tách 3 tỉnh Đắk Lắk, Cần Thơ, Lai Châu thành 6 tỉnh mới, nâng tổng số tỉnh thành cả nước lên 64. Rồi năm 2008 lại nhập Hà Tây và một số huyện của 2 tỉnh khác vào Hà Nội, hạ tổng số tỉnh xuống còn 63.
“Xu hướng chia, tách, thành lập mới các đơn vị cấp huyện, xã ngày càng gia tăng kéo theo gia tăng về bộ máy, biên chế và cơ sở vật chất mà các cơ quan của Quốc hội chưa lần nào giám sát để đánh giá thực trạng và tính hợp lý” – đại biểu khái quát.
Dồn nguồn lực chung cho “thành phần kinh tế chủ đạo”: Bất hợp lý
Đại biểu Vũ Viết Ngoạn (phải) trao đổi với Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình trong giờ nghỉ (ảnh: Việt Hưng).
3 phương án quy định về chế độ kinh tế vẫn nhận nhiều ý kiến trái chiều trong ngày thảo luận thứ 2 về việc sửa đổi Hiến pháp.
Đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu) ủng hộ phương án 2 – tiếp tục quy định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước để khẳng định rõ tính chất “định hướng XHCN” của nền kinh tế. Theo ông Thụ, điều này không có gì mâu thuẫn hoặc cản trở sự phát triển kinh tế thị trường.
Khái niệm khiến ông Thụ băn khoăn là thành phần kinh tế “có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài” (FDI). Đại biểu nêu lý do, về lý luận, các thành phần kinh tế được phân biệt dựa trên đối tượng chủ sở hữu chứ không phụ thuộc vào địa lý. Vì vậy khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nên được xếp vào cùng thành phần kinh tế tư nhân.
Ngoài ra, đại biểu bình luận, chủ trương của nhà nước là đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế; không cần phải phân định riêng khu vực này cũng như dành cho nó những ưu đãi riêng biệt.
Đại biểu Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch UB Giám sát tài chính quốc gia – lại ủng hộ phương án 3: không liệt kê các thành phần kinh tế, không xác định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Ông Ngoạn cho rằng quy định theo hướng này phù hợp với với tình hình thực tế và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng.
Phân tích về cách thức sử dụng nguồn lực vật chất của Nhà nước, ông Ngoạn nói nguồn lực của Nhà nước cần được sử dụng cho các mục đích ưu tiên (như đầu tư vào các lĩnh vực, vùng miền khó khăn, tức là các dự án mang tính chất hàng hóa công, không thương mại hóa được; chi trong những thời điểm khó khăn của nền kinh tế, cần nguồn lực để xử lý; là tái phân phối thu nhập để hài hòa các mục tiêu phát triển trong nền kinh tế).
Từ lập luận đó, ông Ngoạn cho rằng việc dồn các nguồn lực xã hội cho kinh tế Nhà nước, với tư cách là “lực lượng chủ đạo” sẽ là bất hợp lý.
Ngoài ra, nội dung quy định tính chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhận nhiều ý kiến ủng hộ. Cũng có ý kiến đề xuất bỏ cách thức xác định vai trò của kinh tế nhà nước cũng như cụm từ “định hướng XHCN”, chỉ giữ vế xác định tính chất kinh tế thị trường.
Giải trình nội dung này, Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp cho rằng việc xác định tính chất nền kinh tế đóng vai trò quan trọng và có tính quyết định đối với định hướng phát triển Nhà nước XHCN ở Việt Nam. Tính chất định hướng XHCN bảo đảm mọi thành viên trong xã hội sẽ được hưởng thụ một cách công bằng hơn và tốt hơn các giá trị cũng như lợi ích của sự phát triển kinh tế.
Ngoài ra, định hướng XHCN của nền kinh tế sẽ tạo tiền đề cho việc khắc phục những hậu quả, khiếm khuyết của kinh tế thị trường cũng như những tác động tiêu cực trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của đất nước.
Theo Dantri
Thảo luận về đổi tên nước, vai trò của Đảng
Trong 2 ngày đầu tuần, Quốc hội dành thời gian thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Vào sáng nay 3/6, nhiều ý kiến của đại biểu xoay quanh việc sửa đổi tên nước, vai trò lãnh đạo của Đảng và vấn đề sở hữu đất đai, thu hồi đất.
Đại biểu Trần Văn Tư (Đồng Nai) đề xuất nên giữ nguyên tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Theo ông Tư, hiện có nhiều ý kiến khác nhau về việc đổi tên nước. Ở Đồng Nai cũng có tới 700.000 ý kiến góp ý cho sửa đổi tên nước, nhưng duy nhất chỉ có một ý kiến đề xuất lấy tên gọi là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đại biểu thảo luận tại hội trường.
"Chúng tôi có mời người có ý kiến này để hỏi rõ tại sao lại đề xuất tên nước này thì người này trả lời muốn quay trở lại với tên gọi của quá khứ", ông Tư nói.
Theo Đại biểu Tư, tên gọi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thời khắc lịch sử đấu tranh của cả dân tộc và được kiểm nghiệm hơn 30 năm qua chứ không phải ngẫu nhiên mà có. "Không có cơ sở thì không nên đổi tên nước vì việc đổi tên sẽ gây ra xáo trộn không cần thiết".
Đại biểu Phạm Đức Chân (Quảng Trị) cũng đồng tình không có lý do gì để thay đổi tên nước, mà nên giữ tên gọi nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bên cạnh đó, đại biểu Trương Thị Thu Trang (Tiền Giang) cũng khẳng định không nên đổi tên nước để đảm bảo tính ổn định của mục tiêu phát triển, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) tán thành vai trò sự lãnh đạo của Đảng như quy định ở điều 4 dự thảo Hiến pháp. "Đảng CSVN là đảng cầm quyền. Việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN là tất yếu và phù hợp với quy luật lịch sử từ trước tới nay".
Về một nội dung khá quan trọng là vấn đề sở hữu đất đai và thu hồi đất ở điều 57, 58 dự thảo Hiến pháp (sửa đổi), ĐB Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc) cho hay trong tình hình hiện nay việc quy định đất đai, các tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân là quy định phù hợp.
"Vấn đề sở hữu đất đai không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn liên quan đến chính trị xã hội. Việc quy định đa sở hữu đất đai trong tình hình hiện nay chắc chắn sẽ tác động, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, xã hội", ông Hà nói.
Về vấn đề thu hồi đất, đại biểu Hà đề nghị chỉ thu hồi đất đối với ba trường hợp: quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng. Không quy định thu hồi đất vì lý do là các dự án phát triển kinh tế, xã hội.
"Quy định này nhằm ngăn chặn việc thu hồi đất tràn lan, không hiệu quả và gây nhiều bức xúc cho nhân dân như thời gian vừa qua", ông Hà cho hay.
Chiều nay, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến phápnăm 1992.
Theo vietbao
Quốc hội thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Hôm nay (3/6), Quốc hội bắt đầu thảo luận ở Hội trường về bản Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được tiếp thu, chỉnh sửa sau khi lấy ý kiến nhân dân. TS xin điểm một số điều đã được Ban soạn thảo tiếp thu, giải trình... Theo đó, trước hết, về Lời nói đầu, Ban soạn thảo đã tiếp thu...