Tách Mobifone, thị trường có đảm bảo cạnh tranh
Về mặt nguyên tắc, một chủ sở hữu không nên đứng ra tổ chức ra 3 cá thể cạnh tranh với nhau.
Chiều nay, Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin đã tổ chức buổi tọa đàm “Tái cơ cấu thị trường viễn thông Việt Nam”. Buổi tọa đàm thu hút được sự tham gia của nhiều cơ quan báo chí cũng như các chuyên gia, nhà quản lý.
Trả lời câu hỏi tại sao lại tách Mobifone chứ không phải là Vinaphone hay một doanh nghiệp nào đó trong VNPT , ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng cục Viễn thông cho biết việc lựa chọn đã được cân nhắc cẩn trọng. Mobifone là một thương hiệu đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp còn lại là VNPT và Viettel . Mobifone từ lâu đã hoạt động độc lập ở một mức độ nào đó.
“Thị trường viễn thông cần ít nhất 3 doanh nghiệp đủ mạnh” – ông Phạm Hồng Hải cho biết.
Thị trường viễn thông Việt Nam, về mặt nguyên tắc, là hoàn toàn tự do cạnh tranh, không có rào cản gia nhập thị trường.
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, ông Mai Liêm Trực, nguyên thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông Việt Nam cho biết, thị trường viễn thông hiện nay chưa đảm bảo cạnh tranh hoàn hảo.
Trên thực tế, thế chân vạc, nếu có, đang được tạo nên từ 3 cá thể chung một chủ sở hữu Nhà nước. Ông Mai Liêm Trực cho rằng, Viễn thông và ngân hàng là 2 lĩnh vực nhạy cảm nhất. “Mở” được là một thành công tương đối lớn của Việt Nam. Nhưng, “mở” cửa như vậy là chưa đủ.
Về mặt nguyên tắc, một chủ sở hữu không nên đứng ra tổ chức ra 3 cá thể cạnh tranh với nhau. Trên thực tế thị trường viễn thông Việt Nam chưa thực sự cạnh tranh lành mạnh, vẫn chịu sự quản lý và quyết định hành chính của các cơ quan chức năng.
Video đang HOT
Từ năm 2005 – 2006, chúng ta đã bắt đầu manh nha ý định cổ phần hóa Mobifone . Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thực hiện được. Việc tác Mobifone là việc chẳng đặng đừng, không thể làm khác.
“Bản thân tôi, nếu tôi ở cương vị VNPT, tôi không muốn tách anh nào hết. Mobifone chiếm 50 – 60% lợi nhuận VNPT, là anh cả của VNPT, công sức VNPT gây dựng.”
Cổ phần hóa, thay đổi chủ sở hữu, rồi mới tính đến việc cạnh tranh
Tách Mobifone là để cổ phần hóa, chứ không phải là để cạnh tranh với nhau, việc đáng ra phải làm gần chục năm trước. Cổ phần hóa, thay đổi chủ sở hữu, rồi mới tính đến việc cạnh tranh, ông Mai Liêm Trực nhấn mạnh.
Việc tách Mobifone sẽ tạo động lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp còn lại trong ngành, thị trường viễn thông Việt Nam nhờ vậy sẽ sôi động và vận hành hiệu quả hơn.
Theo CafeF.vn
Tách MobiFone để thành lập Tổng Công ty Thông tin di động
Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, Bộ TT&TT muốn tach MobiFone ra khoi VNPT để thanh lâp Tông Công ty Thông tin di đông. Đây la Tông Công ty cung câp đa dich vu trong đo MobiFone chỉ là một thành viên.
Nội dung nổi bật
- Bộ TT&TT trình Chính phủ đề án tách Mobifone ra khỏi VNPT thành Tông Công ty Thông tin di đông MobiFone. Tuy nhiên tổng công ty này sẽ cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau mà Mobifone chỉ là một thành viên.
- Dự định tổng ty này sẽ có 75% thuộc vốn chủ sở hữu của nhà nước, 25% còn lại sẽ kêu gọi đầu tư.
- Việc thành lập công ty này nhằm đảm bảo cạnh tranh với VNPT và Viettel, đồng thời nằm trong lộ trình sắp xếp doanh nghiệp viễn thông để phát triển tốt nhất trong 10 năm tới.
Phát biểu tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2014 của MobiFone, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất năm 2014 của Bộ TT&TT là phải tiến hành tai cơ câu VNPT và nôi dung cơ ban nhât trong đê an tai cơ câu VNPT la tach môt trong hai mang thông tin di đông MobiFone hoăc VinaPhone ra khoi VNPT để hinh thanh doanh nghiêp mơi.
Theo đê an đinh hương cua Bô TT&TT trình Chính phủ la sẽ tach MobiFone ra khoi VNPT thanh lâp Tông Công ty Thông tin di đông MobiFone , đây se la Tông Công ty cung câp đa dich vu trong đo co dich vu thông tin di đông và MobiFone se la môt thanh viên.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết, việc tach MobiFone ra khoi VNPT la đê đam bao có doanh nghiêp đu sưc canh tranh vơi VNPT va Viettel, đồng thời cũng là thưc hiên chi đao cua Thu tương Chinh phu về việc tiêp tuc đây manh cô phân hoa MobiFone.
Khi cổ phần hóa MobiFone, Nha nươc se năm 75%, con lai sẽ kêu goi đâu tư, kể cả đâu tư nươc ngoai. Thứ trưởng Lê Nam Thắng nhấn mạnh muc tiêu cuôi cung vân la cô phân hoa MobiFone để tao đông lưc mơi cho sư phat triên cua thông tin di đông.
Trước đó, ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT đã nhấn mạnh viễn thông Việt Nam muốn phát triển thì phải cổ phần hóa. Nếu bức tranh thị trường viễn thông trong tương lai có 4 doanh nghiệp lớn, ví dụ Viettel là doanh nghiệp liên quan đến an ninh quốc phòng thì nên để 100% Nhà nước, các doanh nghiệp còn lại thì cổ phần hóa và những doanh nghiệp nào quan trọng thì Nhà nước chiếm 51% cổ phần.
Lý giải kỹ hơn cho vấn đề này, ông Mai Liêm Trực cho biết, sở dĩ 10 năm qua, các doanh nghiệp viễn thông của Nhà nước vẫn phát triển tốt vì thị trường còn rất mầu mỡ bởi mật độ chưa đông, giá vẫn còn cao.
Thế nhưng, khi cạnh tranh mạnh, giá cước giảm nhanh và mật độ người sử dụng dịch vụ tăng cao mà chúng ta cứ giữ 100% vốn Nhà nước thì chắc chắn chỉ còn trụ được từ 1 đến 2 doanh nghiệp. Như vậy, nhân dân và Nhà nước sẽ gánh chịu hậu quả này.
Ông Mai Liêm Trực cũng đưa ra khuyến nghị Chính phủ và Bộ TT&TT phải vững tay sắp xếp lại các doanh nghiệp viễn thông để các doanh nghiệp và thị trường viễn thông vẫn phát triển tốt 10 năm tới.
Trong nhiều lần làm việc với VNPT trước đây, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp cho rằng VNPT cần phải đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá, coi cổ phần hoá là xu thế tất yếu. Ông Lê Doãn Hợp còn khẳng định việc cổ phần hóa MobiFone cần làm càng sớm càng tốt vì quyền lợi đất nước.
"Việc cổ phần hóa là bước tiến ngoạn mục của nền kinh tế và nó cũng giống như cô gái đẹp có 3 thời kỳ: kiêu hãnh, kêu gọi và kêu trời... Doanh nghiệp nghĩ cho thế đứng của mình là đúng, nhưng cũng cần vì lợi ích quốc gia ", ông Lê Doãn Hợp ví von.
Phát biểu tại buổi tọa đàm "Kịch bản nào cho thị trường viễn thông Việt Nam?" do Câu lạc bộ Nhà báo ICT tổ chức năm 2012, TS.Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã bày tỏ quan ngại liệu có thể tồn tại một thị trường cạnh tranh nếu các công ty có đủ số lượng nhưng đều là doanh nghiệp Nhà nước?
"Nói một cách rất đơn giản là hãy suy nghĩ như một gia đình có 2 đứa con, 1 được mẹ yêu, 1 được bố yêu, thì 2 đứa con ấy vẫn có thể cạnh tranh với nhau. Nhưng nếu 2 đứa con ấy đều được cả bố và mẹ cùng yêu thì khả năng cạnh tranh rất hạn chế. Rõ ràng cấu trúc thị trường viễn thông có vấn đề", TS.Võ Trí Thành nói.
TS.Võ Trí Thành phân tích tiếp, vì thị trường viễn thông có đặc thù là số lượng "người chơi" hạn chế nên một trong những cách để tạo cạnh tranh là cổ phần hóa.
Cổ phần hóa không phải đơn thuần là chuyện kiếm thêm ít tiền từ nhà đầu tư, bán để thu ít tiền cho ngân sách Nhà nước, mà trên đặc điểm của thị trường viễn thông thì cổ phần hóa còn tạo thêm đối tác chiến lược . Điều này đã trở thành tư tưởng quan trọng của Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.
"Khi cổ phần hóa thì đối tác chiến lược đem vào kỹ năng quản trị, công nghệ, cách thức dịch vụ mới, tạo tiêu chuẩn để các doanh nghiệp khác phải theo. Đó là cách thức tạo áp lực cạnh tranh trên thị trường mà số "người chơi" hạn chế. Gắn câu chuyện cổ phần hóa và tạo dựng được chuẩn mực về cung cấp dịch vụ, công nghệ để các doanh nghiệp khác phải theo", TS.Võ Trí Thành nói.
Theo ICTnews
Các dịch vụ ứng dụng trên SIM tiện ích hay "bẫy" của nhà mạng? Nhà mạng mập mờ thông tin về các dịch vụ ứng dụng khiến người dùng bị trừ tiền oan. Tình trạng này chủ yếu xảy ra với những khách hàng đang sử dụng mạng VinaPhone, MobiFone và Viettel. Khách hàng làm thủ tục tại chi nhánh Viettel Ngọc Khánh. Ảnh: Anh Dũng "Móc túi" khách hàng Chị Nguyễn Thị Diễm Hằng (Định Công,...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Samsung tham gia đầu tư vào lĩnh vực thiết bị y tế tích hợp AI

Google trình làng tính năng đột phá về bảo mật cho Chrome

Robot trong sản xuất ô tô toàn cầu ngày càng thông minh hơn

Apple cải tiến thiết kế iPhone liên tiếp trong 3 năm tới

Lộ diện chip Exynos tầm trung mới của Galaxy A57

Robot Trung Quốc 'Gót chân Achilles' trong giấc mơ công nghiệp của Mỹ

Người tạo ra iPhone đang quay lại bằng thiết bị AI 'nằm trong đầu người dùng'

Bosch khai tử thiết bị spexor: Máy báo động di động trở thành phế thải điện tử

Microsoft phát hành bản cập nhật ngoài kế hoạch cho Windows Server 2022 và Windows 10

Danh sách thiết bị Xiaomi, Redmi và POCO được cập nhật Android 16

Google chính thức tích hợp trợ lý AI Gemini vào xe ô tô

Apple được dự đoán thay đổi toàn diện iOS, iPadOS và Vision Pro tại WWDC 2025
Có thể bạn quan tâm

Điều ít biết về người bố là NSND nổi tiếng của Soobin
Sao việt
23:39:57 28/05/2025
Diễn viên Anh Đào và chồng mới cưới cãi nhau nảy lửa ngay lần đầu đóng chung phim
Hậu trường phim
23:28:10 28/05/2025
Đàm Vĩnh Hưng: Cảm ơn Minh Nhiên, tôi đã có 14 bài 'Xin lỗi tình yêu' khác
Nhạc việt
23:24:33 28/05/2025
Cựu 'thiên thần nội y' Karlie Kloss kể hôn nhân hạnh phúc bên chồng tài phiệt
Sao âu mỹ
23:12:29 28/05/2025
Lâm Vỹ Dạ khóc nghẹn trước hai chị em mồ côi, nương tựa nhau
Tv show
23:10:14 28/05/2025
Tuyên án tử hình nghịch tử người nước ngoài sát hại cha
Pháp luật
23:01:48 28/05/2025
Người mẹ mua bảo hiểm 3,7 tỷ đồng vài giờ trước khi con trai qua đời, không đưa con đến bệnh viện
Thế giới
22:41:08 28/05/2025
Thảm đỏ nóng nhất hôm nay: Lâm Duẫn o ép vòng 1 đọ "mỹ nữ 4.000 năm", Dương Mịch lộ mặt vuông má hóp trước cam thường
Sao châu á
21:56:44 28/05/2025