Tác phẩm văn học đình đám “Truyện Kiều” sẽ được chuyển thể thành phim
“Truyện Kiều” của đại văn hào Nguyễn Du sẽ lần đầu tiên được đạo diễn Lưu Trọng Ninh đưa lên màn ảnh nhỏ đang là thông tin rất đáng chú ý.
Truyện Kiều (Đoạn Trường Tân Thanh) được coi là một trong số ít những tác phẩm bất hủ của kho tàng văn học Việt Nam nhưng lại chưa từng được đưa lên màn ảnh nhỏ. Mới đây, đạo diễn gạo cội Lưu Trọng Ninh ( phim Thương Nhớ Ở Ai) đã tổ chức buổi casting diễn viên cho Truyện Kiều. Đây rõ ràng là một thông tin đáng trông đợi cho những người yêu mến điện ảnh cũng như văn học Việt Nam.
Tuy nhiên ông lại chưa thể tìm kiếm được gương mặt ưng ý với những đặc điểm “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”, hay “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”. Vì điều này mà giai đoạn chuẩn bị trước khi bấm máy có lẽ sẽ còn kéo dài hơn.
Đạo diễn Lưu Trọng Ninh
Đạo diễn Lưu Trọng Ninh chia sẻ, Truyện Kiều là một tác phẩm lớn của dân tộc, vì thế ông mong muốn sẽ nhận được ý kiến của mọi người để xây dựng bộ phim hoàn chỉnh nhất, chứ không muốn mọi thứ sau khi ngã ngũ rồi mới đem ra bàn luận, mổ xẻ.
Ông còn chia sẻ thêm, ông thấu hiểu nỗi băn khoăn của những nhà làm phim trước đây rằng tại sao chưa một ai dám chuyển Truyện Kiều thành phim, bởi nếu làm không cẩn thận, không truyền được cái hồn, cái chất của Nguyễn Du nhưng lại vẫn gần gũi với khán giả ngày nay, thì ngay lập tức sẽ trở thành tội đồ với khán giả.
Hiện tại, bộ phim vẫn đang trong giai đoạn lựa chọn diễn viên, chọn cảnh và phục trang sao cho hợp lý. Theo dự tính, cho đến khi tìm được đủ các yếu tố để sản xuất và bấm máy, bộ phim phải mất đến hai năm mới có thể lên sóng truyền hình.
Công ty sách Nhã Nam từng gặp tranh cãi khi tái bản Truyện Kiều với tranh minh họa của cụ Lê Văn Đệ, một họa sĩ nổi tiếng. Tuy nhiên, cuối cùng sách vẫn được xuất bản vì đây không phải một bức tranh phản cảm
Như đã biết, Truyện Kiều là một tác phẩm rất dài, việc tái hiện lại toàn bộ là khá khó khăn. Vậy nên đạo diễn Lưu Trọng Ninh chỉ lựa chọn lát cắt Kiều ở lầu Ngưng Bích để vừa diễn tả sự khổ cực của người con gái mang số phận tài hoa bạc mệnh, vừa phản ánh được sự tàn nhẫn của xã hội cũ, nơi mà đồng tiền có một ma lực ghê gớm, có thể đổi trắng thay đen cuộc đời con người.
Ngoài ra, những yếu tố chính như dàn diễn viên, bối cảnh, phục trang sau khi lên ý tưởng và thiết kế, đạo diễn sẽ công bố để được mọi người góp ý sao cho đây sẽ là một tác phẩm tốt nhất. Bởi đối với một nhà làm phim, quan trọng nhất vẫn phải là làm sao không được hoang phí kinh phí sản xuất phim.
Truyện Kiều, tranh của Tô Ngọc Vân
Lại nói về nội dung Truyện Kiều. Dù cho rất nhiều khán giả đã thuộc lòng nội dung phim, thế nhưng chắc chắn đây sẽ là một tác phẩm nhận được làn sóng mong đợi lớn từ phía khán giả. Những cảnh Kiều ngồi trông xa xa, khi một mình ở chốn lầu xanh yêu cầu diễn viên phải đặc tả được đôi mắt một cách tinh tế. Hay những cảnh ăn chơi ở chốn lầu xanh, nếu không khéo sẽ rất dễ gây phản cảm. Liệu đứng trước những thử thách này, dàn diễn viên và đạo diễn Lưu Trọng Ninh sẽ giải quyết sao đây?
Truyện Kiều (Đoạn Trường Tân Thanh) được Nguyễn Du lấy cốt từ Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Nguyễn Du đã rất tinh tế khi chuyển thể một tác phẩm văn xuôi thành thể thơ lục bát – thể thơ của riêng người Việt Nam. Dù ở thời kì nào, giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của Truyện Kiều vẫn luôn là một dấu ấn trong lòng độc giả.
Theo Trí Thức Trẻ
"Thương nhớ ở ai": Bốc đồng và hết lòng như trai làng Đông, xem phụ nữ còn hơn cả thế giới!
"Thương nhớ ở ai" tập trung xây dựng hình tượng những nhân vật nam như là những kẻ si tình và hết lòng vì những người phụ nữ mình yêu.
Qua những 19 tập, khán giả của Thương nhớ ở ai đã phần nào hiểu hết bản chất của các nhân vật. Đạo diễn đã miêu tả các nhóm nhân vật với những đặc tính điển hình. Cán bộ thì nguyên tắc và cứng nhắc. Phụ nữ thì lì lợm và táo bạo. Người già thì cổ hủ và bảo thủ. Riêng đàn ông, đạo diễn Lưu Trọng Ninh đã đóng mác cho nhân vật của mình 2 chữ "si tình". Đúng vậy, đàn ông làng Đông mặt nào đó cũng đại diện cho cánh mày râu Việt Nam, bốc đồng nhưng lại hết lòng, nhiều khi xem người phụ nữ mình yêu hơn cả thế giới.
Đột sến sẩm và lãng mạn
Đột là một trong những nhân vật thật thà nhất trong phim. Anh nghĩ gì nói đấy, trước sau như một. Ngay khi biết mình đã "cảm nắng" Nương, anh không ngại ngần bày tỏ tình cảm công khai. Trong phim có 2 cảnh tỏ tình của Đột thì cả 2 cảnh đều gây sốt.
Vì muốn chối bỏ Đột, Nương thách anh bỏ chức chủ tịch, nghĩ rằng chiêu này sẽ khiến Đột bỏ cuộc. Ai dè anh định từ chức thật luôn. Nương bảo anh cải đạo thì mới cho yêu. Đột cũng sẵn sàng. Người yêu nói gì anh làm đó, không bao giờ mất hơn một giây suy nghĩ.
Màn tỏ tình thứ nhất của Đột
Ngoài ra, Đột còn là một kẻ lãng mạn hết thuốc chữa. Anh là tác giả của nhiều câu triết lý tình yêu sến sẩm trong phim. Đến khi có kỳ xuất ngũ, Đột xung phong ngay để được làm anh hùng trong mắt người yêu. Sau bao nhiêu cố gắng không ngừng nghỉ, cuối cùng Đột cũng đã có được phần thưởng là sự trao thân tự nguyện của Nương.
Có được người đàn bà quyến rũ nhất làng, Đột sướng như điên, chạy đi khoe khắp làng như đứa trẻ lần đầu tiên được điểm 10. Nếu như ông trùm Phan Quân của Người phán xửmà nói về Đột, có lẽ ông sẽ nói: "Với Đột, tình yêu là thứ tồn tại duy nhất. Còn những thứ khác, có hay không có, không quan trọng".
Vạn tự tử vì người yêu
Nếu kẻ si tình nhất làng là Đột thì người đứng thứ hai chỉ có thể là Vạn. Nổi tiếng là một kẻ từng tự tử vì tình. Rời bỏ làng Đông khi còn là một thanh niên trẻ, Vạn vẫn luôn mong ngóng ngày trở về làng với mục đích duy nhất là được nhìn thấy Nhân - mối tình đầu của mình. Dù gặp phải nhiều cám dỗ nhưng Vạn vẫn luôn giữ vững lập trường tình yêu của bản thân.
Nhất là khi được xã phân cho ở trong cùng căn nhà sát gian với Hơn - người goá phụ đẹp nhất làng. Ở đây anh gặp phải đủ sự quyến rũ của người phụ nữ khao khát hơi thở đàn ông. Đến nỗi nhiều khi gió tình nổi lên, Vạn phải nhảy xuống sông cho hạ hoả. Lúc nào anh cũng như Đường Tăng thu mình khỏi cám dỗ trần tục, chân kinh của anh chỉ có một: đó chính là Nhân.
Nghĩa, chàng Romeo yêu kẻ thù của dòng họ
Nghĩa là một trong những thanh niên ưu tú nhất làng. Anh luôn bình tĩnh, sáng suốt và thấu đáo trong mọi tình huống, đã vậy lại là trưởng tộc tương lai của một dòng họ có từ đường to nhất làng. Thiếu nữ làng Đông muốn theo Nghĩa thì nhiều vô số kể.
Nhưng khổ một nỗi, người anh chọn lại là Hạnh - một cô gái họ Vũ mà theo nhiều người trong làng, đây là dòng họ có mối thù truyền kiếp với nhà họ Nguyễn. Đây cũng chính là trường hợp mà Vạn với Nhân gặp phải nhiều năm về trước, mối thù của dòng họ đã làm tiệt đường yêu đương của những đôi trẻ đang thổn thức vì nhịp đập của con tim trong 2 họ.
Ấy thế mà Nghĩa mê Hạnh đến nỗi một mình đứng ra chống lại cả họ, ngang nhiên đi đăng ký kết hôn với người tình. Khi Hạnh gặp phải hoạn nạn, anh sẵn sàng bỏ bố mình tuổi già mắc kẹt lại một mình trên ngọn rơm.
Khi gia đình Hạnh gặp phải oan trái, Nghĩa dành cả buổi chiều tìm bằng chứng chứng minh Hạnh trong sạch rồi đưa cho người khác tố cáo chú ruột mình (chính ông chú ruột này là thủ phạm). Thậm chí, khi anh trai Hạnh và chú ruột của Nghĩa xô xát với nhau, chính Nghĩa lao vào can để dính một đòn đau của anh rể tương lai.
Cuộc tình của Nghĩa với Hạnh là một trong những cuộc tình trẻ nhất, nhiều gian khó nhất và cũng vì thế là cuộc tình đẹp nhất trong Thương nhớ ở ai, giống như mối tình oan trái của Romeo và Julie, hy vọng đến cuối phim không ai phải tự vẫn .
Hiệp không cưới vì sợ người yêu thành goá phụ
Hiệp chính là ông anh rể "quý hoá" của Nghĩa. Nếu nói về độ si tình, chắc Hiệp chỉ xứng xếp cuối cùng trong danh sách vì thực chất anh là người bị theo đuổi chứ không phải chủ động tán tỉnh đối phương.
Tuy nhiên, Hiệp cũng mang trong mình nhiều phẩm chất của trai làng Đông. Đó là sự si tình hết thuốc chữa. Anh sẵn sàng hy sinh vì Dâu, dù có phải nhận về phần thiệt cho bản thân.
Khi em gái mình là Hạnh và Nghĩa đăng ký kết hôn, Hiệp cũng rất muốn làm thế với Dâu nhưng anh đã kìm lại ham muốn của bản thân. Bởi trước ngày ra trận, anh sợ nếu có gì xảy ra với mình thì Dâu sẽ vô cùng đau khổ, giống như bao thế hệ trước đó của làng Đông, dần dần trở thành những bà goá già độc địa ngồi tụ tập tại bến Tình mỗi khi chiều buông vì mất chồng. Những suy nghĩ này chỉ được tiết lộ trong những bức thư sau này anh gửi cho Hạnh khi ở ngoài mặt trận.
Kết
Đạo diễn Lưu Trọng Ninh vốn nổi tiếng là người thích xây dựng những nhân vật đa chiều, đa góc cạnh. Bên cạnh những tư tưởng mạnh mẽ và lớn lao, hình tượng người đàn ông trong Thương nhớ ở ai của ông cũng đầy sân si và nhiều hỉ, nộ, ái, ố.
Đằng sau sự mạnh mẽ, thô ráp là sự thuỷ chung đến bất chấp. Bên trong sự dị dạng, xấu xí, thô ráp là cái lãng mạn, hồn nhiên đến yếu lòng. Bên cạnh sự sáng suốt, thấu đáo lại là sự chìm đắm, si mê đến hết thuốc chữa. Chính vì vậy mà nhiều khán giả nữ của phim đã nhận xét: "Cánh Adam làng Đông đúng là chỉ có khổ vì phụ nữ là giỏi".
Thương nhớ ở ai đang phát sóng trên VTV3 lúc 14h20 thứ 7, Chủ Nhật hàng tuần.
Theo Trí Thức Trẻ
"Thương nhớ ở ai": 2000 cảnh cần kĩ xảo được thực hiện trong 3 năm ròng rã Đại diện nhóm 3D art đã có những chia sẻ xung quanh quá trình làm hậu kỳ cho phim truyền hình "Thương nhớ ở ai". Phim truyền hình Thương nhớ ở ai đang là một tác phẩm ấn tượng bậc nhất trong năm bởi nhiều yếu tố, trong đó có kỹ xảo. Bộ phim đề cập đến những câu chuyện của người phụ...