Tác phẩm nghệ thuật sắp đặt nửa tỷ toang trong chớp mắt
Tác phẩm bao gồm tấm kính cùng quả bóng đá, quả bóng tennis, con dao, cành cây, một chiếc lông vũ và vài đồ vật ngẫu nhiên khác bên trong.
Tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ Gabriel Rico, trước và sau khi bị phá hỏng.
Bà Lésper trước đó đã đưa ra những nhận xét rất tiêu cực về tác phẩm. Ngay cả khi tác phẩm này bị vỡ vụn, nhà phê bình Lésper còn cho rằng: “Cứ như thể tác phẩm nghe thấy lời bình luận của tôi và cảm thấy những gì tôi nghĩ về nó. Tác phẩm vỡ vụn thành nhiều mảnh, sụp đổ trên sàn”.
Thậm chí, Lésper còn gợi ý phòng trưng bày giữ nguyên hiện trạng của tác phẩm nghệ thuật sắp đặt bị phá hỏng, coi đó như là sự tiến hóa của tác phẩm theo thời gian nhưng không được chấp nhận.
Trong khi đó, nghệ sĩ Gabriel Rico tỏ ra tiếc nuối và cho rằng “sự việc thể hiện hành xử thiếu tôn trọng đối với các tác phẩm”.
Phòng trưng bày OMR – đơn vị sở hữu tác phẩm đã chỉ trích bà Lésper vì hành vi mà họ cho là “thiếu chuyên nghiệp và thiếu tôn trọng”.
Nhiều người sử dụng mạng xã hội lại ủng hộ nhà phê bình Lésper. Họ coi hành động dẫn phá nát tác phẩm trên là một màn trình diễn nghệ thuật sắp đặt. Nhiều người sửng sốt khi biết một tác phẩm đơn giản như vậy lại có mức giá không ngờ.
Tác phẩm “Diễn viên hài” trị giá 120.000 USD.
Trước đó, tại triển lãm nghệ thuật Art Basel Miami ở Mỹ diễn ra vào đầu tháng 12/2019, tác phẩm trái chuối dán trên tường của nghệ sĩ Maurizio Cattelan được bán với giá không tưởng 120.000 USD.
Một trái chuối thật được dán trên tường bằng miếng băng dính xám là tác phẩm được nhà điêu khắc người Ý Maurizio Cattelan, 59 tuổi, đặt tên là “Diễn viên hài”.
Tác phẩm độc, lạ đã gây xôn xao dư luận và rất nhiều khách đến triển lãm đã xếp hàng chờ đến lượt chụp ảnh lưu niệm với nó.
Song, một điều bất ngờ đã xảy ra hôm 7/12/2019 khi David Datuna, một nghệ sĩ nghệ thuật sắp đặt ở New York đột ngột lấy quả chuối đang dán trên tường để ăn.
Datuna tỏ ra hoàn toàn tỉnh táo, và nhấn mạnh rằng, việc mình lấy “trái chuối nghệ thuật” kia ăn tại chỗ cũng là một tác phẩm mà ông đặt tên là “Người nghệ sĩ đói bụng”!.
“Đó không phải là phá hoại. Đó là màn trình diễn nghệ thuật và tôi không có gì phải xin lỗi”, David Datuna chia sẻ.
Người phát ngôn của phòng trưng bày Perrotin cho biết đơn vị triển lãm sẽ không khởi kiện ông Datuna. Các nhân viên triển lãm đã thay thế quả chuối bị ăn bằng một quả chuối chín khác có cùng màu sắc, đồng thời khẳng định tác phẩm nghệ thuật không bị hư hại, quả chuối chỉ là một phần ý tưởng.
Độc đáo bảo tàng "thuê" mèo để bảo vệ báu vật
Bảo tàng Hermitage là một trong những bảo tàng nổi tiếng nhất nước Nga khi lưu giữ và trưng bày hơn 3 triệu tác phẩm nghệ thuật. Để bảo vệ các báu vật trước sự phá hoạt của đàn chuột, bảo tàng Hermitage 'thuê' hàng chục con mèo.
Nằm ở thành phố St. Petersburg, bảo tàng Hermitage của Nga nổi tiếng thế giới với hàng trăm năm lịch sử. Nơi đây nằm trong quần thể Cung điện Mùa đông, mở cửa từ năm 1852 và trưng bày hơn 3 triệu tác phẩm nghệ thuật giá trị.
Những tác phẩm nghệ thuật này thuộc về những tác giả danh tiếng như Van Gogh, Picasso hay Wassily Kandinsky...
Mỗi năm có hàng triệu du khách ghé thăm bảo tàng Hermitage để chiêm ngưỡng và nghiên cứu những tác phẩm nghệ thuật gồm: hội họa, điêu khắc...
Vào năm 1745, Nữ hoàng Elizaveta ra lệnh "tuyển dụng" những con mèo để tuần tra, bảo vệ các tác phẩm quý giá trước sự phá hoại của đàn chuột, sâu mọt...
Kể từ đó, những con mèo làm việc tại bảo tàng Hermitage và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự nguyên vẹn của các tác phẩm nghệ thuật.
Hiện có khoảng 70 con mèo làm việc tại bảo tàng Hermitage. Trong đó, Achilles được xem là con mèo nổi tiếng nhất.
Nguyên do là bởi mèo Achilles có biệt tài "tiên tri". Nó tiên đoán chính xác kết quả nhiều trận bóng đá trong khuôn khổ World Cup 2018.
"Làm việc" tại bảo tàng Hermitage, những con mèo có cả thư ký báo chí riêng.
Thêm nữa, một nhà bếp và bệnh viện nhỏ chuyên dùng để phục vụ những con mèo làm việc cho bảo tàng.
Theo đó, những con mèo làm việc tại bảo tàng Hermitage được chăm sóc tỉ mỉ và chu đáo.
Mời độc giả xem video: Bảo tàng đồ cũ thời Liên Xô. Nguồn: VTC14.
Tâm Anh
Einstein có thể đã sai Lý thuyết lượng tử về hấp dẫn rất cần để kết hợp thuyết tương đối rộng với các nguyên lý cơ học lượng tử, nhưng khó khăn lại nảy sinh từ đây. Có một điều kỳ lạ, dù ta như thể đang lướt qua giữa quá khứ và tương lai, nhưng hiện tại - lằn ranh mỏng manh ở giữa - vẫn là...