Tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nào có tính sáng tạo nhất?
Một thuật toán máy tính giúp đánh giá các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng dựa trên sự sáng tạo và ít bị chi phối bởi các tác phẩm khác.
Qua đánh giá bằng mắt, sự độc đáo trong các bức tranh của nghệ sĩ Salvador Dalí có thể được giải thích bởi tính cách lập dị của ông, còn những màu sắc đầy sáng tạo trong tranh của họa sĩ Wassily Kandinsky có thể được giải thích bằng giác quan… những câu chuyện này là dẫn chứng cho việc sự sáng tạo của các tác phẩm nghệ thuật được nhìn nhận qua sự tưởng tượng. Nhưng sự sáng tạo có thể là một quá trình mang tính công thức nhiều hơn là những điều chúng ta đã tưởng tượng ra.
Ahmed Elgammal, một giáo sư ngành khoa học máy tính cùng cộng sự đã đồng thiết kế ra một thuật toán (hay còn gọi là phần mềm phê bình nghệ thuật) để đánh giá các bức tranh dựa trên sự sáng tạo, xếp hạng những bức tranh nghệ thuật đã đi vào lịch sử dựa trên tính độc đáo và tác động của chúng.
Phần mềm máy tính phê bình nghệ thuật đã phân loại các đối tượng trong một bức ảnh thành từng mục khác nhau. Sau đó, dữ liệu được kết hợp trên Wikiart (cơ sở dữ liệu của khoảng 62.000 bức tranh) và sử dụng thuật toán để tìm ra những bức tranh mà có liên quan tới những bức khác.
Máy tính sẽ hiển thị danh sách những bức tranh dựa trên các yếu tố sáng tạo, xem tác phẩm bị ảnh hưởng nhiều như thế nào từ những bức trước đó và có ảnh hưởng tới những bức sau này ra sao. Càng ít bị chi phối bởi những bức vẽ trước đó và càng ảnh hưởng nhiều tới những bức ra đời sau, điểm số sẽ càng cao. Kết quả khá chính xác trong hầu hết trường hợp, theo nhận định của những chuyên gia phê bình nghệ thuật hàng đầu.
Thuật toán cho thấy những kết quả không hoàn toàn quá ngạc nhiên, hai họa sĩ Piet Mondrian và Kazimir Malevich và những người khác có các tác phẩm sáng tác chủ yếu dựa trên các dạng hình học được xếp hạng sáng tạo cao hơn so với các tác phẩm của các họa sĩ như Camille Pissarro, Paul Cézanne, và thậm chí cả tác phẩm của danh họa nổi tiếng Pablo Picasso, những người thường sáng tác các tác phẩm trên số liệu và các đối tượng truyền thống hơn.
Những tác phẩm trừu tượng vẽ hoa của nghệ sĩ Georgia O”Keeffe có xếp hạng sáng tạo cao hơn những bức vẽ người của họa sĩ Edgar Degas.
Video đang HOT
Theo thuật toán, các nghệ sĩ có những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo nhất thời đại bao gồm các tên tuổi như họa sĩ Edvard Munch, nghệ sĩ Chuck Close, và nghệ sĩ đồ họa người Hà Lan M.C Escher.
Tuy nhiên, thuật toán không phải là công cụ đánh giá hoàn hảo không cần xem xét. Không phải vì tác phẩm “The Scream” (của họa sĩ Edvard Munch) được đánh giá có tác động lịch sử mạnh hơn “Starry Night” thì danh họa Van Gogh có ít sự sáng tạo hơn Edvard Munch. Để đánh giá sự sáng tạo của một tác phẩm, còn nhiều yếu tố phải xem xét thay vì tập trung vào tiếng nói, sự sáng tạo tâm lý, hay sự sáng tạo của cá nhân. Các yếu tố cần được xem xét là tác phẩm nào là “bản gốc” và tác phẩm “có ảnh hưởng”.
Mục tiêu của thuật toán này, theo Elgammal, là xây dựng một phần mềm có thể phán xét ý nghĩa của một tác phẩm nghệ thuật theo cách của một người có tri thức. Elgammal chia sẻ với tờ The Huffington Post trong một email: “mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu là để làm cho phần mềm đánh giá tác phẩm nghệ thuật này có tri giác, nhận thức, và khả năng trí tuệ tương tự như của con người.
Chúng tôi tin rằng các phân tích nghệ thuật và đánh giá tính sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật là những nhiệm vụ đầy thử thách. Phân tích các yếu tố nghệ thuật như không gian, kết cấu, hình thức, hình dạng, màu sắc, âm thanh… và các nguyên tắc nghệ thuật như phong trào, sự hòa hợp, đa dạng, cân bằng, độ tương phản, tỷ lệ, và mô hình. Chúng tôi gọi chung là các khái niệm. Những khái niệm nghệ thuật có thể được định lượng bằng công nghệ máy tính”.
Elgammal nói ông hy vọng sẽ có thể tạo ra một phiên bản thuật toán khác tinh tế hơn để hỗ trợ các nhà đánh giá nghệ thuật nắm rõ hơn các thông số đằng sau sự sáng tạo của các tác phẩm.
Một số hình ảnh kết quả từ thuật toán đánh giá những bức tranh được coi là sáng tạo nhất trong lịch sử (xếp hạng dựa trên thang từ điểm 0 và từ năm 1400).
Theo_Dân việt
"Siêu tăng" Armata
Tham gia lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng phát xít (9-5) trên Quảng trường Đỏ của Nga, chiếc siêu xe tăng Armata đã làm tốn không ít giấy mực của cánh báo chí.
Những ngày gần đây, thông tin về chiếc xe tăng này có thể được nâng cấp thành robot chiến đấu càng thu hút sự quan tâm của giới quân sự trên thế giới.
Armata là một dự án chế tạo xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) của Nga và được phát triển từ năm 2011. Quân đội Nga lần đầu giới thiệu mô hình Armata vào năm 2013 để một năm sau phiên bản thử nghiệm được "trình làng". Mặc dù nằm trong đội hình tham gia diễu binh kỷ niệm ngày Chiến thắng phát xít vừa qua, song những chiếc xe tăng Armata với đầy đủ tính năng sẽ được bàn giao hàng loạt từ năm 2017 đến 2018.
Theo trang thông tin quân sự Military-today, Armata sẽ là át chủ bài thay thế các mẫu xe tăng T-72, T-80 và T-90 đã lỗi thời của Nga. Một chiếc Armata điển hình dự kiến do một đội hai người điều khiển. Nếu thông tin này chính xác thì Armata sẽ là chiếc MBT với đội lái ít thành viên nhất tính đến nay.
Các loại xe tăng cũ của Nga thường do đội 3 người vận hành, trong khi hầu hết những mẫu của Châu Âu cần tới 4 người. Việc giảm số thành viên trong đội giúp thu nhỏ kích cỡ và tăng cường khả năng bảo vệ của xe. Đội lái nhiều khả năng được bố trí ngồi trong khoang bọc thép, tách biệt hoàn toàn với hệ thống nạp đạn tự động và kho đạn dược.
Một số báo cáo cho biết, Armata sử dụng các loại vũ khí được phát triển mới, làm từ thép, sứ và vật liệu composite. Loại xe này có thể được lắp đặt lớp giáp chống nổ (ERA) Malakhit nhằm đối phó các loại đạn phá giáp. Armata cũng có cơ chế chống các tác nhân hóa học, sinh học, hạt nhân và hệ thống chống cháy tự động. Hỏa lực của Armata được nâng cao pháo nòng trơn 2A82 125mm, gắn trên tháp pháo không người lái. Ngoài ra, Armata còn có thể khai hỏa tên lửa dẫn đường chống tăng với cự ly 5km và đủ sức bắn hạ những loại máy bay trực thăng tầm thấp.
Một trong những công nghệ quan trọng nhất của Armata là chế độ phòng vệ chủ động Afganit, dùng radar để phát hiện các loại đạn như đạn súng phóng lựu hay tên lửa. Khi hỏa lực đối phương tiếp cận, hệ thống lập tức kích hoạt tên lửa đánh chặn, tiêu diệt đầu đạn, bảo đảm an toàn cho xe tăng. Bên cạnh đó, Armata được trang bị lớp giáp cực kỳ chắc chắn, không loại đạn pháo tăng hay tên lửa chống tăng nào trên thế giới hiện nay có thể xuyên thủng được.
Cách đây ít ngày, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, người phụ trách mảng công nghiệp quốc phòng của Nga còn cho biết, chiếc xe có thể được gắn hệ thống điều khiển từ xa để trở thành robot chiến đấu. Với nhiều tính năng ưu việt, nhiều quốc gia đã tính đến chuyện đặt hàng mua Armata. Theo nhiều nguồn tin từ Nga, Ai Cập sẽ là khách hàng đầu tiên được sở hữu chiếc siêu tăng hiện đại này. Phương Quỳnh
Theo_Hà Nội Mới
San hô phát sáng như cầu vồng ở Biển Đỏ cực đẹp Phát hiện mới đáng kinh ngạc của các nhà khoa học ở biển Đỏ là loài san hô phát sáng như cầu vồng tuyệt đẹp Cận cảnh vẻ đẹp rực rỡ của san hô phát sáng như cầu vồng mới được phát hiện ở biển Đỏ. Các nhà khoa học cho biết đây là loài san hô độc đáo chưa từng được biết...