Tác phẩm điện ảnh thất bại của Công Hậu
“Kẻ đào mồ” được đạo diễn Công Hậu tâm huyết và dành nhiều công sức, đầu tư cho tác phẩm điện ảnh đầu tay. Thế nhưng, phim khiến khán giả thất vọng từ nội dung đến diễn xuất lẫn thông điệp. Sự non tay trong cách dựng phim và kịch bản yếu là nguyên nhân thất bại của bộ phim này.
Tại Cần Thơ, phim đang chiếu ở cụm rạp của CGV.
Poster phim.
Nội dung phim lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật ở Cần Thơ, vào những năm 1950. Tại một làng quê liên tục những ngôi mộ của người giàu bị kẻ trộm đào bới để lấy đi vàng bạc, những vật dụng quý giá. Sở cẩm (cảnh sát) đau đầu khi điều tra mãi chưa tìm ra thủ phạm. Nhân vật tình nghi số một là Lục – một tay giang hồ chuyên đi cướp của bọn cướp và người thứ hai là Bạch Liên, cô gái quét dọn nghĩa trang xinh đẹp. Phó sở cẩm Trọng Minh đem lòng yêu Bạch Liên và nhiều lần thả cô ra vì không đủ chứng cứ kết tội. ến một ngày, sở cẩm quyết định giăng mẻ lưới lớn để bắt thủ phạm. Tuy nhiên, mọi chuyện diễn biến theo một hướng không thể ngờ…
“Kẻ đào mồ” thuộc dạng điều tra phá án xem lẫn yếu tố tâm linh khi xuất hiện nhiều cảnh con ma tóc dài áo trắng hù dọa các nhân vật. iều đáng tiếc nhất chính là cho đến cuối phim, con ma này cũng không được lý giải nguồn gốc và xuất hiện với vai trò gì. Cảnh điều tra phá án lại vô cùng nhàm chán với những màn hỏi đáp giữa cảnh sát với các nghi phạm, mà hỏi đáp lại rất mập mờ, không tới đâu. Tình huống mang tính bước ngoặt là việc Trọng Minh nhử kẻ đào mồ bằng cách nằm trong quan tài lại sơ sài, không toát lên được sự hồi hộp, ly kỳ của một bộ phim phá án.
áng nói nhất là có quá nhiều điều bất cập trong kịch bản và cách dựng phim. Chuyện Bạch Liên lén lút gặp và chăm sóc người mẹ bị bệnh phong được thể hiện bằng hiện tại xen lẫn hồi ức. Nhưng những tình huống cứ bị lộn xộn như thách đố người xem. ặc biệt, khi đạo diễn hé lộ tình tiết Bạch Liên cho mẹ uống thuốc có pha bột vàng – một phương thức trị bệnh phong thời đó – người mẹ phát hiện rồi hỏi con gái: “Kẻ đào mồ là con hả?”, Bạch Liên im lặng ôm mẹ khóc, khiến người xem hoang mang. Từ đó về sau, không hề có thêm một chi tiết nào làm sáng tỏ có phải Bạch Liên là kẻ đào mồ hay không? Trong khi trước đó, nhà không có gạo ăn, 2 em nhỏ phải ăn khoai trừ cơm, không có tiền chữa bệnh cho mẹ, Bạch Liên vẫn từ chối tiền vàng của Lục đưa cho với lý do tiền đi cướp là tội lỗi. Sự mâu thuẫn và trước sau bất nhất của nhân vật này khiến khán giả chưng hửng hết lần này sang lần khác. Nhất là ở cuối phim, khi cô nắm tay Minh chạy trốn, giao 2 đứa em cho Lục chăm sóc khiến người xem không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Tại sao họ không đi cùng nhau mà phải tách ra? Tại sao việc giải cứu tù nhân diễn ra thuận lợi giống như 3 nhân vật Minh – Lục – Liên đã lên kế hoạch từ đầu, trong khi thực tế Liên bị bắt và không hề liên lạc được với hai người kia?
Hàng loạt sự vô lý trong cách diễn giải tình huống của phim cứ thế diễn ra và khép lại bằng một cái kết vô nghĩa. Thoại của phim cũng là một điểm trừ khi các đoạn hội thoại lưng chừng, khó hiểu và không sát với đời sống. Diễn xuất của các diễn viên không trọn vẹn. Á hậu Trương Thị May trong vai chính Bạch Liên đa phần bị đơ và gượng.
Có thể nói, “Kẻ đào mồ” là bộ phim 3 không: không chặt chẽ, không ý nghĩa và không hiểu gì. Bởi đến khi kết thúc thì khán giả vẫn hoang mang không hiểu bộ phim muốn truyền tải thông điệp gì cũng như muốn kể câu chuyện gì.
Trailer Kẻ đào mồ
Đạo diễn Công Hậu: 'Kẻ đào mồ' ra đời sau 4 lần chỉnh sửa kịch bản
Năm 2013, đạo diễn Công Hậu từng mạo hiểm thực hiện phim truyền hình 4 tập Con đường giác ngộ và bất ngờ đoạt giải nhất tại Liên hoan phim quốc tế Vesak tổ chức ở Việt Nam. Sau đó anh hợp tác với hãng phim Hồng Kong, đạo diễn phần quay tại Việt Nam bộ phim điện ảnh Yêu từ thuở nào. Và Kẻ đào mồ chính là dự án điện ảnh tâm huyết đầu tay về đạo hiếu nghĩa của anh được phát hành vào ngày 1/7.
Nung nấu ý tưởng từ câu chuyện có thật
Từ thông tin trên báo, về câu chuyện hoàn toàn có thật tại phiên tòa từng gây nhiều tranh cãi qua việc xử trắng án một cô gái có hoàn cảnh khá đặc biệt khi đêm xuống đã tự đào mộ của những người giàu mới hạ huyệt, tìm những mảnh vàng để làm thuốc trị bệnh cho người mẹ mắc bệnh phong ở Cần Thơ. Quá xúc động và ấn tượng... anh đã nuôi luôn ý tưởng này để quyết tâm thực hiện thành câu chuyện điện ảnh. Anh quyết định hợp tác với biên kịch Vũ Thanh Hương cùng xây dựng kịch bản tâm đắc nhất. Thực tế câu chuyện có thật này xảy ra sau ngày miền Nam giải phóng, song anh và Thanh Hương quyết định thay đổi, để câu chuyện xảy ra tại một miền quê thời Pháp thuộc vào đầu thế kỷ 19 với thông điệp ý nghĩa về đạo hiếu nghĩa của người con với mẹ bên cạnh một tình yêu cao thượng... Và Kẻ đào mồ với thể loại điều tra kết hợp yếu tố tâm lý kinh dị đã ra đời, sau 4 lần cùng nhau chỉnh sửa kịch bản.
Đạo diễn Công Hậu
Bạch Liên - Tên gọi đối lập với kẻ đào mồ
Có lẽ áp lực nhiều nhất là việc chọn ai sẽ vào vai nữ chính kẻ " tội phạm" đào mồ (một đề tài hiếm khai thác trên màn ảnh rộng ở Việt Nam) mà lại có cái tên đối lập thật thánh thiện Bạch Liên (Bông Sen trắng). Trong quá trình casting đã có vài diễn viên nữ tên tuổi muốn thực hiện vai diễn bằng cách đóng góp tiền lao động của mình vào kinh phí để sản xuất phim. Song không vì sự dễ dãi mà anh chấp nhận, bởi anh từng là diễn viên tham gia rất nhiều vai, nên hiểu ở đây quan trọng của sự hóa thân chứ không còn là diễn. Vì vậy anh quyết tìm được một Bạch Liên đúng của kẻ đào mồ. Một cô gái có hoàn cảnh rất khác biệt - người trông coi khu mộ. Mẹ mắc bệnh phong, cha đi phu cho Pháp bị chết, cô phải nuôi 2 em nhỏ trong sự đói khổ. Là người con gái hiếu thảo, chân thành, hiền lành, thậm chí khá nhút nhát, không bao giờ cười, song bên trong lại toát lên một tinh thần nội lực khác thường... mới bạo gan dàn dựng những đêm đầy drama tại khu mộ để đánh lạc hướng mọi người. Và Trương Thị May... may mắn bước đầu được đạo diễn tin tưởng trao vai.
Trương Thị May
Nhằm tạo hiệu quả hơn trong những phân đoạn quay chính, anh luôn dùng hình ảnh ẩn dụ về con kiến, con cú, con gián... để cùng đồng hành trong đường dây tình huống diễn biến câu chuyện của Bạch Liên.
Bên cạnh Trương Thị May là phó cẩm Trọng Minh (do Nhất Duy đảm nhận). Một Trọng Minh luôn đối đãi chân thành với Bạch Liên dù thân phận và giai cấp khác nhau. Những tình tiết tương tác, sự tương xứng về ngoại hình, những ánh mắt trìu mến... cho thấy diễn viên trẻ Nhất Duy khá thông minh, luôn thăng hoa cùng các cung bậc cảm xúc, tạo sự chân thật, dễ mến, đầy thiện cảm.
Diễn viên Nhất Duy - con trai đạo diễn Công Hậu
Ngoài câu chuyện chữ hiếu, đan xen tuyến chình là một chuyện tình tay ba khá dễ thương. Một anh Lục võ biền (Đức Hải đảm nhận) thường lấy của của người giàu chia cho dân nghèo lại quá cao thượng trong tình yêu với Bạch Liên cùng sự chia sẻ nhân ái đến mọi người...
Bối cảnh ấn tượng
Hai bối cảnh chính là khu mồ cổ (nay gọi nghĩa trang) và Sở cẩm của Pháp. Thật may khi ekip chọn được nghĩa trang Tà Nung thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đây cũng là một trong những nghĩa trang cổ và có nhiều khu mồ mới đắp cũng như ngôi mồ vô danh. Song cái khó cho chủ nhiệm phim đầu tiên là đồng bào dân tộc, nhất là già làng không chấp nhận cho quay vì những lí do kiêng kị. Thế là đích thân đạo diễn phải lặn lội hơn 20 cây số vào buôn tìm tộc trưởng. Ai ngờ khi Công Hậu vừa xuất hiện, ông mừng rỡ la lớn... "Ôi Thạch Sanh, Thạch Sanh!" thế là mọi việc được giải tỏa. Vừa xúc động, vừa hạnh phúc khi mà bao nhiêu năm vai diễn của anh vẫn đong đầy với đồng bào dân tộc. Riêng bối cảnh Sở cẩm của Pháp được quay tại khu di tích của trung tâm Đà Lạt. Ekip phải liên hệ thuê nhiều hiện vật, đạo cụ cho phù hợp với giai đoạn lịch sử.
Đạo diễn Công Hậu chia sẻ thêm hiện anh đang chuẩn bị bấm máy phim điện ảnh tiếp theo Ân nhân của Thượng đế - thể loại hài, tâm lý.
Trailer Kẻ đào mồ
Á hậu Trương Thị May sánh đôi bên con trai đạo diễn Công Hậu Dàn sao Việt hùng hậu như Trương Thị May, Nhất Duy, Đức Hải, Xuân Hương, Bạch Long, Bảo Trí, Elly Trần, Hiếu Hiền... đã có mặt tại buổi ra mắt phim Kẻ đào mồ. Tối 30.6, bộ phim điện ảnh Kẻ đào mồ đã có buổi ra mắt khán giả tại TP.HCM. Dự án đầu tay của đạo diễn Công Hậu với sự...