“Tác nhân không ngờ” khiến băng tan nhanh tại Himalaya
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, quá trình tan băng xảy ra tại dãy Himalaya không chỉ bởi hiệu ứng nhà kính, mà còn có một nguyên nhân khác khiến cho tình trạng này ngày càng trở tên tồi tệ hơn.
The Guardian ngày 4/11 dẫn một nghiên cứu của tạp chí Nature Climate Change cho hay, băng tuyết tại dãy núi Himalaya đang giảm đi nhanh chóng. Hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân dẫn đến hậu quả này. Nhưng tác nhân khác khiến cho tình trạng băng tan ngày càng trở nên xấu đi chính là do sự gia tăng của bụi trong không khí.
Được biết, việc tuyết rơi vào mùa đông và tan vào mùa xuân cung cấp hơn một nửa nhu cầu nước ngọt hàng năm cho khoảng 700 triệu dân ở khu vực Nam Á. Tuy nhiên, trong vòng 30 năm qua, tổng khối lượng tuyết trên các ngọn núi cao của châu Á, bao gồm Himalaya, Hindu Kush và Karakoram đã giảm tương đối.
“Các hoạt động của con người đang làm gia tăng lượng bụi có trong không khí. Việc này dẫn đến một thực tế rằng, các đợt bụi gió có cường độ và tốc độ mạnh sẽ làm băng tan nhanh. Dần dần, nguồn cung nước ngọt quan trọng sẽ cạn kiệt”, báo cáo cho hay.
Video đang HOT
Để có được kết quả này, chuyên gia Yun Qian đến từ Phòng thí nghiệm Quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương cùng các cộng sự, đã sử dụng các đài quan sát trên không và máy cảm biến đo lường để đánh giá tác động của gió bụi tại châu Phi và châu Á vào mùa xuân và mùa hè.
Cụ thể, tác động của gió bụi làm gia tăng đáng kể sự tan chảy của băng tuyết và điều này thấy rõ được ở những dãy núi cao trên mặt nước biển khoảng 4.500m. Dù là bụi tự nhiên nhưng các hoạt động của con người khiến mức độ phổ biến của bụi tăng lên.
Các nhà khoa học nêu rõ, việc thay đổi mục đích sử dụng đất trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng sẽ làm giải phóng nhiều bụi hơn từ đất, trong khi nhiệt độ tăng đã làm thay đổi các mô hình hoàn lưu khí quyển.
“Chúng tôi đã rất ngạc nhiên về mức độ chi phối của hiệu ứng bụi. Chúng tôi cho rằng việc băng tan nhanh do bụi gây ra là một vấn đề khá đau đầu và có tác động không nhỏ đến lượng băng tuyết tại các dãy núi nằm trên các vĩ độ trung bình”, chuyên gia Yun Qian nhấn mạnh.
Năm 2035, Bắc cực tan băng hoàn toàn
Nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí chuyên về biến đổi khí hậu 'Nature Climat Change' (Anh), khẳng định, vùng Bắc cực có thể không còn băng tuyết trên biển từ năm 2035. Điều này gây ra xáo trộn lớn trên toàn thế giới.
Băng vùng Bắc cực.
Nhiệt độ cao ở vùng Bắc cực trong thời kỳ gian băng cuối cùng (giai đoạn ấm lên từ khoảng 127.000 năm trước), đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa hoc từ nhiều năm nay.
Hiện giờ, các nhà khoa học ở Trung tâm nghiên cứu về biến đổi khí hậu Met Office Hadley MOHC (Anh) so sánh các điều kiện trong giai đoạn gian băng cuối cùng với các điều kiện quan sát được hiện nay. Các phát hiện là rất quan trọng đối với việc cải thiện dự báo sự thay đổi băng đá trên biển trong tương lai.
Vào mùa xuân và đầu mùa hè, trên bề mặt lớp băng bao phủ biển Bắc cực xuất hiện các vũng nước nông. Những "cái ao tan chảy" này giúp các nhà khoa học ước lượng, bao nhiều phần ánh sáng Mặt trời bị hấp thụ, bao nhiêu phần được phản xạ vào không gian. Mô hình khí hậu mới do MOHC phát triển là mô hình tiên tiến nhất nước Anh, thể hiện khí hậu Trái đất và là công cụ nghiên cứu sự thay đổi ở vùng Bắc cực.
Các nhà khoa học đi đến kết luận là hoạt động tích cực của Mặt trời vào mùa xuân đã tạo ra nhiều "ao tan chảy" - những cái ao đóng vai trò quan trọng làm tan băng trên biển. Dựa trên mô hình khí hậu, các nhà khoa học thấy rằng vùng Bắc cực có thể không còn băng tuyết trên biển từ năm 2035.
"Hiện tượng nhiệt độ cao ở vùng Bắc cực đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học từ hàng chục năm nay. Việc giải mã hiện tượng này là một thách thức về mặt khoa học và kỹ thuật. Lần đầu tiên chúng ta nhìn thấy, bằng cách nào vùng Bắc cực bị tan băng trong thời kỳ gian băng cuối cùng.
Sự tiến bộ trong xây dựng mô hình khí hậu cho thấy, chúng ta có thể tạo ra mô phỏng chính xác hơn về khí hậu sớm trên Trái đất, dẫn đến việc đưa ra các dự báo chính xác hơn về mô hình khí hậu tương lai" - Tiến sĩ Maria Vittoria Guarino, tác giả chính công trình nghiên cứu, cho biết như vậy.
"Chúng ta biết rằng, vùng Bắc cực trải qua các thay đổi rõ nét trong quá trình Trái đất nóng lên. Biết được những sự kiện gì đã xảy ra trong chu kỳ nóng lên cuối cùng của Trái đất, chúng ta có thể hiểu rõ hơn điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Viễn cảnh tan băng đến năm 2035 khiến chúng ta phải suy nghĩ đến việc tạo ra một thế giới ít phát thải càng nhanh càng tốt" - Tiến sĩ Louise Sime, người tham gia vào công trình nghiên cứu, bổ sung thêm.
Thi thể vợ chồng mất tích 75 năm bất ngờ được tìm thấy khi băng tan Thi thể của đôi vợ chồng nhà Dumoline được phát hiện thấy dưới lớp băng dày sau 75 năm nỗ lực tìm kiếm. Năm 15/8/1942, Marcelin Dumoulin (40 tuổi) cùng người vợ Francie, 37 tuổi cùng nhau rời khỏi ngôi làng Chandolin, Thụy Sĩ để đi vắt sữa bò trên đồng cỏ nhưng không ai thấy họ trở lại. Người cuối cùng nhìn...