Tác nghiệp trên tàu CSB bị Trung Quốc đâm thủng ở điểm nóng Hoàng Sa
PV Báo điện tử Infonet đã tận mắt chứng kiến sự hung hãn của tàu Trung Quốc, trải qua cảm giác tàu cảnh sát biển VN bị tàu Trung Quốc đâm thủng sau đó tàu TQ vẫn lồng lên uy hiếp, đuổi theo để tiếp tục đâm.
Chuyến công tác Hoàng Sa, nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép đã cho chúng tôi được gặp cảnh sát biển Việt Nam, kiểm ngư viên tại nơi thực địa nóng bỏng, được chứng kiến sự dũng cảm, vất vả, nguy hiểm của các anh và cũng hiểu được sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền của các anh.
Bồi hồi phút lên đường
8 giờ tối ngày 26/5, tại Cảng Sông Thu, Đà Nẵng, 26 phóng viên trong nước và 8 phóng viên nước ngoài đã có mặt trên tàu CSB 2013. Sau khi làm công tác chuẩn bị, điểm danh, chỉ huy tàu hô: “Toàn đơn vị sẵn sàng…”, chiếc tàu hú một hồi còi dài chào đất liền. Mặc dù trong đêm tối, nhưng chúng tôi vẫn nhận ra những cánh tay giơ lên tiễn biệt nhau thắm đượm tình đồng chí, đồng bào.
Một cảm giác bâng khuâng, hứng phấn khó tả đang trào dâng trong mỗi phóng viên lần đầu ra Hoàng Sa. Chính thức từ hôm nay, những phóng viên như chúng tôi sẽ ăn ở, sát cánh bên cạnh những chiến sĩ cảnh sát biển và cùng đối mặt với khó khăn và hiểm nguy nơi điểm nóng Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép.
Ai cũng biết ở ngoài kia Trung Quốc đang hung hãn, bất chấp luật pháp đi những bước đi nguy hiểm. Ai cũng biết, giữa trùng khơi sóng vỗ sẽ là những cuộc sống thiếu thốn, có thể không ti vi, không điện thoại, Internet, không vui chơi giải trí, thậm chí không được tắm thường xuyên và trùng trùng, điệp điệp những lo lắng của người thân nơi đất liền.
Phóng viên tác nghiệp tại khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981
Video đang HOT
Ra hết Vịnh Đà Nẵng, con tàu chuyển từ yên ả nhẹ trôi, sang trạng thái gập ghềnh trên sóng. Cảm giác nao nao nhớ đất liền pha trộn sự hứng khởi của người lên đường làm nhiệm vụ thiêng liêng của Tổ quốc đang bừng bừng trong huyết quản những phóng viên Việt Nam.
10h sáng ngày 27/5, biển gần Hoàng Sa sóng vỗ bốn bề, nhìn xa chỉ thấy trời, nước và những con tàu Trung Quốc màu trắng đang “đứng tấn” ngạo ngược. Khoảng cách 12 hải lý đủ để nhìn thấy giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trái phép mờ ảo như con bạch tuộc trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tàu CSB 2013 bắt đầu chuyển phóng viên sang các tàu khác để tác nghiệp.
Theo kế hoạch, phóng viên Báo điện tử Infonet cùng 3 phóng viên khác được chuyển đến tàu Cảnh sát biển CSB 2016, chỉ khoảng 3 giờ chiều là có thể hoàn tất việc chuyển tàu. Nhưng tàu CSB 2013 phải thả trôi mấy tiếng đồng hồ chờ đợi mà không cập mạn để chuyển phóng viên sang được.
Mãi đến gần tối, phóng viên Báo điện tử Infonet mới được chuyển sang tàu CSB 2016. Sau này, khi đã lên tàu 2016, chúng tôi mới biết lý do chờ đợi không lên được tàu từ 3 giờ chiều vì tàu Trung Quốc vô cùng manh động và không có đạo lý.
Ở vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc không chỉ mang giàn khoan cắm xuống đáy biển thăm dò hút dầu mà còn ngạo ngược cản trở đâm va, phun vòi rồng vào tàu chúng ta. Tệ hơn nữa, Trung Quốc còn cản trở tàu Việt Nam cập mạn tiếp tế, chuyển người.
Có ra biển mới biết, thời điểm chuyển người từ tàu nọ sang tàu kia là nguy hiểm nhất. Giữa sóng gió, 2 con tàu bị nhồi lên đập xuống thì khoảng cách giữa 2 thân tàu luôn là nỗi khiếp sợ của người đi biển. Ấy vậy mà những lúc nguy hiểm, tàu Trung Quốc lại luôn rình rập để cản trở, để phá rối.
Với tinh thần cảnh giác cao độ, đảm bảo an toàn tốt nhất cho phóng viên ra tác nghiệp tại vùng biển Trung Quốc xâm phạm, lực lượng Cảnh sát biển luôn lựa chọn thời điểm thích hợp để chuyển anh em phóng viên lên tàu mà không có sơ suất nào.
Đối mặt với tàu Trung Quốc và cơn say sóng
Ở trên tàu CSB 2016, chúng tôi tiếp cận trực diện với bộ mặt thật của Trung Quốc tại thực địa, chứng kiến sự hung hãn của tàu Trung Quốc tại nơi mà họ xâm lấn vùng biển của Việt Nam.
Các ngày từ 27 đến 31/5, không ngày nào tàu Trung Quốc không cản trở, không phun vòi rồng vào các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Ngược lại, tàu Việt Nam luôn kiềm chế, ứng xử đàng hoàng.
Ngày 1/6, tàu Trung Quốc điên cuồng hơn, một ngày tổ chức ngăn cản tàu Việt Nam đến 3 lần. Cả 3 lần tàu chúng tôi chỉ cách tàu Trung Quốc chừng 20-30m. Khi có tàu Trung Quốc áp sát, anh em phóng viên sẵn sàng có mặt trên boong tàu để nhìn, quay trực diện những tàu được anh em gọi với mệnh danh như “trâu điên”, “hổ con”, “hải cẩu”…
Dưới cabin, các chiến sĩ cảnh sát biển luôn dõi theo từng hành động, cử chỉ của tàu Trung Quốc để vòng tránh kịp thời, hạn chế đâm va từ hành động của Trung Quốc.
Không uy hiếp được tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, tàu Trung Quốc mở đợt ngăn cản thứ 3, lần này tàu Trung Quốc chạy với tốc độ cao, áp sát, dùng vòi rồng phun nhằm phá hủy thiết bị trên tàu CSB 2016. Dùng vòi rồng không làm gì được, tàu Trung Quốc quay ngang với mục đích đâm va tàu Việt Nam.
Do đã phán đoán trước được tình huống này, chỉ huy tàu Quản Đình Dương lệnh cho tàu đánh tay lái sang trái, cú đâm trực diện chuyển thành cú đâm chéo. Dường như đã quen với cú đâm va và với tâm thế sẵn sàng, các chiến sĩ cảnh sát biển không hề nao núng trước sự hung hăng của tàu Trung Quốc. Cảm giác vững vàng của các chiến sĩ cũng lây lan sang anh em phóng viên. Những con tàu gớm ghiếc kia không thể làm chúng tôi khiếp sợ.
Khác với một số đồng nghiệp tác nghiệp trên những tàu khác, phóng viên Báo điện tử Infonet đã tận mắt chứng kiến sự hung hãn của tàu Trung Quốc, trải qua cảm giác tàu mình bị tàu Trung Quốc đâm thủng mà tàu Trung Quốc vẫn lồng lên uy hiếp, trải qua cảm giác tàu bị thương vẫn chạy hết tốc lực để tránh đâm va.
Thậm chí, có ngày sóng lớn nhiều anh em vừa lái tàu, vừa để thùng nôn bên cạnh. Sóng gió chẳng trừ một ai, nhưng vì nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, họ sẵn sàng vượt qua tất cả.
Để lại những dòng chữ tận đáy lòng mình, họ đều bày tỏ tình cảm thân thương và quyết tâm bảo vệ biển đảo đến cùng. Thượng úy Nguyễn Quốc Huy, Chính trị viên tàu, viết: “Chúng tôi, những người trực tiếp làm nhiệm vụ sẽ quyết tâm đấu tranh, chiến đấu đến cùng để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”.
Chuyến công tác đã cho tôi được gặp cảnh sát biển Việt Nam tại nơi thực địa nóng bỏng, được chứng kiến sự dũng cảm, vất vả của anh em. Ở nơi biển Hoàng Sa không chỉ có sóng gió mà còn có sự nguy hiểm bởi tàu Trung Quốc luôn rình rập từng giờ. Chúng tôi tin tưởng ở các anh, những con người kiên gan bền chí, những thành đồng của Tổ quốc trên Biển Đông.
Theo infonet
Đã có phương án đối phó với giàn khoan Nam Hải 9
Tối qua 19.6, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho hay theo thông tin mà Cục Hải sự Trung Quốc công bố thì giàn khoan mới mà nước này đang kéo ra biển Đông sẽ hạ đặt tại thềm lục địa của Trung Quốc. Tọa độ dự kiến hạ đặt giàn khoan này là 17 độ 14,1 vĩ bắc, 109 độ 31 kinh đông trên biển Đông thuộc vùng biển đảo Nam Du Lâm trong thềm lục địa Trung Quốc khoảng 50 - 60 hải lý.
Ảnh minh họa
Vị trí này cách các đảo của Việt Nam là đảo Cồn Cỏ chừng 130 hải lý, đảo Lý Sơn khoảng 140 hải lý. "Đây là khu vực mà cách đây 5 năm, Trung Quốc đã đặt một vài giàn khoan vẫn hoạt động đến bây giờ. Hiện chúng tôi vẫn theo dõi sát sao tình hình và đã có những phương án dự liệu luôn sẵn sàng các kịch bản đối phó với nhiều tình huống có thể xảy ra", thiếu tướng Đạm cho hay.
Lãnh đạo Cảnh sát biển cũng cho biết thêm, giàn khoan Nam Hải 9 là loại giàn nửa chìm nửa nổi thuộc Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Giàn khoan này bắt đầu di chuyển từ tọa độ 17 độ 38 vĩ bắc, 110 độ 12,3 kinh đông đến vị trí mới từ ngày 18.6. Dự kiến, hôm nay 20.6 giàn khoan Nam Hải 9 sẽ đến vị trí dự kiến hạ đặt.
Theo TNO
GS Carl Thayer: Cần đưa vấn đề giàn khoan ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc Căng thẳng leo thang xoay quanh giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam cần được đưa ra bàn luận ở cấp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) và từ đó cộng đồng quốc tế có thể yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan, theo Giáo sư Carl Thayer. Giáo sư Carl Thayer (phải)...