Tắc nghẽn tại các cảng biển Trung Quốc đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu
Tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng tại các cảng biển của Trung Quốc trong bối cảnh dịch COVID-19 nóng lên tại các trung tâm sản xuất xuất khẩu có nguy cơ gây ra một loạt cú sốc đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đây là nhận định chung của các chủ sở hữu tàu container, các công ty logistics và các chuyên gia phân tích.
Cảng hàng hóa ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Sự lây lan mạnh của biến thể Omicron tại Trung Quốc trong tháng này đã buộc nhà chức trách phải ban bố lệnh hạn chế đi lại, trong đó có 2 trung tâm chế tạo lớn của cả nước là Thâm Quyến và Đông Hoản, gây gián đoạn hoạt động sản xuất hàng hóa.
Hiện các cảng chính của Trung Quốc vẫn mở cửa, song số lượng tàu container đang neo chờ cập bến ngày càng tăng. Một số tàu thậm chí phải chuyển hướng sang các cảng khác để việc giao nhận hàng không bị chậm trễ. Theo các chủ sở hữu tàu, các nhà quản trị chuỗi cung ứng và các chuyên gia phân tích, tình trạng này có thể sẽ khiến cước phí thuê tàu vận tải hàng hóa gia tăng, trong khi thời gian chờ xếp dỡ hàng tại cảng kéo dài hơn.
Video đang HOT
Dữ liệu của Refinitiv cho thấy hiện có 34 tàu container đang xếp hàng chờ vào cảng Diêm Điền ở Thâm Quyến – cảng container lớn thứ 4 thế giới, so với trung bình 7 tàu cách đây một năm. Tại cảng Thanh Đảo ở miền Đông Trung Quốc, khoảng 30 tàu vẫn chưa thể cập bến, trong khi con số này một năm trước đó cũng chỉ là 7.
Nhà quản lý chuỗi cung ứng khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại công ty SEKO Logistics, bà Jasmine Wall, cho biết năng suất bốc dỡ container tại cảng Diêm Điền giảm mạnh do nhiều nhân viên cảng, lái xe tải và nhân viên nhà máy phải ở nhà để tuân thủ quy định hạn chế đi lại phòng dịch COVID-19.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành công ty tư vấn về vận tải biển Vespucci Maritime, Lars Jensen, cảnh báo tình trạng tắc nghẽn tại các cảng chính của Trung Quốc sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng, theo đó kéo dài cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng hiện nay.
Mặc dù các chuyên gia về chuỗi cung ứng cho rằng các cảng của Trung Quốc hiện vận hành linh hoạt hơn trong bối cảnh thiếu nhân lực và hoạt động vận chuyển bị gián đoạn, song vẫn có nhiều ý kiến lo ngại rằng cảng Diêm Điền ở Thâm Quyến có thể sẽ phải đóng cửa nếu các biện pháp hạn chế tiếp tục được duy trì để kiểm soát dịch COVID-19.
Trong một diễn biến liên quan, nhà cung cấp Foxconn của tập đoàn công nghệ Apple ngày 16/3 cho biết hãng đã nối lại hoạt động sản xuất tại nhà máy ở thành phố Thâm Quyến theo hình thức “bong bóng khép kín”. Khu nhà ở của nhân viên Foxconn cũng áp dụng cơ chế này để đảm bảo an toàn phòng dịch COVID-19. Đây là cơ chế mà Trung Quốc áp dụng trong thời gian đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022 vừa qua và được đánh giá là thành công trong việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Cuối tuần qua, Foxconn đã thông báo tạm dừng hoạt động sản xuất tại Thâm Quyến để tuân thủ các quy định phòng dịch của Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ tác động đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mỹ lo ngại uy lực tàu ngầm Trung Quốc
Lầu Năm Góc cho rằng tàu ngầm Trung Quốc trang bị tên lửa với tầm bắn xa hơn có thể tấn công lãnh thổ Mỹ mà không cần rời cảng.
Báo cáo thường niên trình quốc hội Mỹ được Lầu Năm Góc công bố ngày 3/11 nhận định hải quân Trung Quốc đã phát triển và trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) tầm xa hơn, có thể phóng từ tàu ngầm ở gần đất liền hoặc thậm chí nằm ngay trong cảng.
Theo báo cáo, hải quân Trung Quốc đang vận hành 6 tàu ngầm tên lửa đạn đạo Type-094, mỗi chiếc mang theo 12 tên lửa JL-2 với tầm bắn khoảng 8.000-9.000 km. Nước này cũng đang phát triển tàu ngầm Type-096 mang tên lửa đạn đạo JL-3, với tầm bắn có thể tới 12.000 km. Trung Quốc dự kiến vận hành song song tàu ngầm lớp Type-094 và Type-096 trong nhiều thập kỷ tới.
"Tầm bắn hạn chế của JL-2 sẽ buộc tàu ngầm Type-094 phải hoạt động ở phía bắc và đông Hawaii nếu Trung Quốc muốn tập kích bờ biển miền đông nước Mỹ", báo cáo của Lầu Năm Góc có đoạn. "Nhưng khi biên chế SLBM mới mạnh hơn với tầm bắn xa hơn như JL-3, tàu ngầm Trung Quốc có thể công kích vào lục địa Mỹ khi hoạt động ở các vùng biển ven bờ".
Một tàu ngầm lớp Type-094 của Trung Quốc tham gia lễ duyệt binh tại Thanh Đảo tháng 4/2014. Ảnh: AFP
Lầu Năm Góc nhận định Trung Quốc có thể xem xét khái niệm tác chiến mới, triển khai tàu ngầm trong "vùng pháo đài", như vịnh Bột Hải, để tăng khả năng sống sót. "Vùng pháo đài" mà quân đội Trung Quốc thiết lập có thể bảo vệ các tàu ngầm này trước đòn công kích của đối thủ bằng các khí tài chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD).
Chưa rõ khi nào Trung Quốc đưa tàu ngầm Type-096 và tên lửa JL-3 vào biên chế, dù một số nguồn tin cho rằng chúng có thể được trang bị cho hải quân Trung Quốc sớm nhất vào năm 2035. Quân đội Trung Quốc cũng được cho đang tìm cách trang bị tên lửa JL-3 cho tàu ngầm lớp Type-094 cũ hơn.
Báo cáo của Lầu Năm Góc nhận định các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo là một phần trong "kho vũ khí hạt nhân ngày càng đa dạng và mạnh mẽ của Trung Quốc". "Họ có thể đã thiết lập bộ ba hạt nhân thông qua phát triển tên lửa đạn đạo có thể mang đầu đạn hạt nhân phóng từ trên không, đồng thời cải thiện năng lực hạt nhân trên bộ và trên biển", báo cáo cho biết.
Mỹ hối thúc Trung Quốc thay đổi cách tiếp cận đối với thương mại và tuân thủ chính sách thị trường Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) ngày 22/10 cho biết, cơ quan này đã kêu gọi Trung Quốc triển khai các bước đi nhằm thay đổi cách tiếp cận đối với thương mại và tuân thủ những chính sách thị trường như đã cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)....