Tắc nghẽn không lưu do bão số 9: ‘Tôi chỉ biết khóc, còn mọi người bắt đầu cầu nguyện’
“Gió giật mạnh, máy bay chao đảo… Tôi chỉ biết khóc, còn mọi người bắt đầu cầu nguyện”, Thiên Trang nhớ lại chuyến bay vượt bão từ Singapore về TP.HCM đêm 25, rạng sáng 26/11.
2h30 ngày 26/11, chuyến bay mang số hiệu JSA551 hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất. Thiên Trang bước ra khỏi cửa máy bay, thở phào nhẹ nhõm. Những giọt nước mắt đã kịp khô khi máy bay vừa tiếp đất.
Trang cùng nhiều hành khách trên chuyến bay từ Singapore về TP.HCM vừa trải qua 6 tiếng đồng hồ chờ đợi và lo lắng. Đáng lẽ ra, họ chỉ cần hơn một giờ để trở về.
“Đó là lần đầu tiên tôi khóc trên máy bay” – Trang nói khi nhớ lại cảm giác của mình trong suốt 6 giờ không bao giờ quên.
Chuyến công tác tại Singapore của cô cùng các giảng viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM vừa kết thúc. Đáng ra, theo lịch trình, máy bay hạ cánh tại TP.HCM lúc 20h30 chủ nhật (25/11), đủ để cả đoàn nghỉ ngơi chuẩn bị cho tuần làm việc mới.
Tuy nhiên, đến rạng sáng 26/11, Trang mới có thể xách hành lý ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhất để về nhà.
6 tiếng chờ đợi và cầu nguyện
Chuyến bay của Trang cất cánh tại sân bay Singapore lúc 19h30, phải bay chờ trong 2 giờ đồng hồ và hạ cánh xuống sân bay Phnom Penh (Campuchia) lúc 21h30 để nạp nhiên liệu. Nhưng do sân bay quá tải, không nhận khách vào nên toàn bộ hành khách phải ngồi trên máy bay suốt 2,5 giờ tiếp theo. Mệt, đói và lo lắng là những gì Trang cảm nhận được lúc đó.
Tôi chỉ biết khóc, còn mọi người xung quanh bắt đầu cầu nguyện .Thiên Trang
Đến 0h, máy bay di chuyển từ Phnom Penh về TP.HCM nhưng không thể hạ cánh vì mưa bão. Trang cùng các hành khách phải bay chờ thêm 2 tiếng nữa. Gió giật mạnh, máy bay chao đảo và nhiều lần rơi vào vùng không khí loãng, một số hành khách chịu không nổi đã nôn ói. Tiếng sụt sùi bắt đầu vang lên trong khoang hành khách.
“Tôi chỉ biết khóc, còn mọi người xung quanh bắt đầu cầu nguyện”, Trang kể.
Trước đó, do ảnh hưởng của bão số 9, hãng hàng không Jetstar hủy 2 chuyến bay BL434 TP.HCM – Tuy Hòa và BL435 Tuy Hòa – TP.HCM do gió giật mạnh và tầm nhìn thấp. Hãng hàng không Vietnam Airlines phải hủy 2 chuyến bay VN1651 Hà Nội – Tuy Hòa và VN1650 Tuy Hòa – Hà Nội, dự kiến triển khai bay bù vào ngày 26/11…
Nhưng chuyến bay của Trang không bị hủy. Hành khách phải ngồi trên máy bay 6 tiếng đồng hồ với 1.085 km đường bay từ Singapore về TP.HCM.
Bay từ Hà Nội đến TP.HCM mất… nửa ngày
Có mặt ở sân bay Nội Bài lúc 15h ngày 25/11, anh Hải (tên nhân vật đã thay đổi – PV) cùng người bạn của mình làm thủ tục check in như thường lệ, rồi chờ đợi. Đúng 16h30 máy bay mang số hiệu VN257 cất cánh theo lịch trình. Anh yên tâm rằng 2 giờ nữa sẽ có mặt ở TP.HCM để chuẩn bị cho cuộc hẹn với đối tác.
Hơn 1 tiếng sau, cơ trưởng thông báo TP.HCM đang có bão, máy bay phải bay chờ trong 20 phút mới có thể hạ cánh. Anh Hải tiếp tục chú tâm vào cuốn sách đang đọc dở. Cả khoang hành khách vẫn yên lặng. Mọi người không có vẻ gì quan tâm đến thông báo này.
Video đang HOT
Cho đến khi có thông báo thứ hai: “Quý khách chuẩn bị hạ cánh tại sân bay Phnom Penh”.
Đường bay của chuyến bay Sài Gòn – Hà Nội số hiệu VN257. (Ảnh: NVCC)
Anh Hải ngỡ ngàng. Các hành khách bắt đầu ồn ào, bàn tán. Sau 45 phút bay chờ trên không trung cùng những tiếng lộp độp khó chịu phát ra do ảnh hưởng thời tiết, anh Hải cùng mọi người được hạ cánh xuống sân bay của Campuchia. Sau đó là hơn 2 giờ chờ đợi.
0h ngày 26/11, hành khách nhận được thông báo bay thẳng về TP.HCM vì thời tiết đã thuận lợi hơn. Chuyến bay được tiếp tục, 50 phút sau thì hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất trong tiếng vỗ tay của mọi người.
“Tôi chưa từng có chuyến bay nào mệt mỏi đến như vậy”, anh Hải nói.
Chị Trang, anh Hải chỉ là hai trong số hàng nghìn hành khách phải chờ đợi trong lo lắng vào tối qua. Bão số 9 ảnh hưởng nghiêm trọng tới thời tiết TP.HCM và gây ra tình trạng tắc nghẽn không lưu, khiến hàng loạt chuyến bay đến Tân Sơn Nhất phải lượn nhiều vòng chờ hạ cánh.
Quan sát trên màn hình FlightRadar ngày 25/11, hàng loạt chuyến bay của các hãng Vietnam Airlines, Jestar… và nhiều chuyến bay quốc tế đang phải lượn vòng trên vùng trời Đông Nam Bộ. Tất cả chuyến bay này đều có điểm đến là sân bay Tân Sơn Nhất nhưng không thể hạ cánh ngay.
Ngoài ra, do mưa lớn tại phi trường, các chuyến bay của hãng VietJet như VJ199 từ Hà Nội đi TP.HCM, VJ281 từ Hải Phòng đi TP.HCM… đã phải chuyển hướng hạ cánh xuống Đà Nẵng; chuyến bay VJ279 từ Hải Phòng đi TP.HCM cũng phải chuyển hướng xuống sân bay Cần Thơ. Nhiều chuyến bay khác cũng bị ảnh hưởng dây chuyền.
Cùng lúc, hàng trăm khách khác vạ vật ở sân bay Tân Sơn Nhất do máy bay không thể cất cánh.
Trả lời PV, ông Lưu Việt Hùng, Chánh văn phòng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cho biết hiện tượng tắc nghẽn không lưu xảy ra là không thể tránh khỏi do TP.HCM có mưa lớn, thời tiết xấu ảnh hưởng lớn đến việc điều phối các chuyến bay.
Đến chiều 26/11, thống kê cụ thể về số chuyến bay bị ảnh hưởng do bão số 9 vẫn chưa được công bố.
Nguồn: Zing News
Vũng Tàu "ngổn ngang" sau bão số 9
Sau bão số 9, nhiều cây cổ thụ cả trăm tuổi ngã đầy đường thành phố Vũng Tàu. Ở các bãi biển đầy rác, thuyền ghe tan vỡ, bờ kè bị sóng đánh sạt lở...
Sáng 26/11, hàng trăm ngư dân kéo nhau ra biển tìm thuyền của nhà mình, tìm nhặt lại lưới và các ngư cụ bị sóng đánh trôi.
Theo thống kê sơ bộ, có khoảng hơn 30 chiếc tàu của ngư dân bị hư hỏng nặng, trong đó có những chiếc bị vỡ hoàn toàn, thuyền thúng bị gãy làm đôi. Những chiếc còn nguyên vẹn thì ngư dân lên thuyền tát nước, kéo về nơi an toàn. Những chiếc đã chìm thì tìm cách trục vớt lên lại.
Tại khu vực Bãi Trước, bờ kè dẫn xướng bãi biển bị sóng đánh sập. Trên đường phố thì cây xanh ngã nghiêng khắp nơi.
Theo báo cáo sơ bộ, TP Vũng Tàu có 5 căn nhà bị tốc mái, 1 trường bị hư hỏng; hàng trăm cây xanh, cột điện, trụ đèn bị gãy đổ... Các ban ngành chức năng đang khẩn trương khắc phục để khôi phục cuộc sống bình thường.
Những cây cổ thụ đổ gục
Đường dẫn xuống bãi biển bị sóng đánh sập
Bãi biển đầy rác và ngư cụ bị cuốn trôi
Ngư dân cố tìm kiếm những gì còn sót lại
Đưa những con thuyền lành lặn sau bão trở lại về với biển.
Quảng Nam: Cảnh báo mưa lớn, đề phòng sạt lở núi
Ngày 26/11, Đài khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với hoàn lưu bão số 9 và nhiễu động gió đông trên cao nên các địa phương trong tỉnh đã có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến mưa rất to.
Lượng mưa phổ biển như sau: các địa phương vùng núi phía tây Bắc tỉnh phổ biến từ 150-200mm, có nơi trên 200mm; vùng đồng bằng và vùng núi phía Tây Nam tỉnh phổ biển từ 200mm-300mm, có nơi trên 300mm.
Theo đó, từ nay ngày 28/11 các sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có khả năng xuất hiện một đợt lũ nhỏ và vừa. Đỉnh lũ trên các sông dao động ở mức BĐ 1 và BĐ2.
Hầu hết các hồ chứa thủy điện trên địa bàn Quảng Nam năm nay đến thời điểm cuối tháng 11 này vẫn chưa một lần xả lũ vì hạn hán
Đề phòng nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét trên các sông suối nhỏ; sạt lở đất ở vùng núi các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Khâm Đức, Núi Thành; ngập úng tại vùng thấp trũng thấp, ngập úng cục bộ tại TP Tam Kỳ, TP Hội An và thị trấn Núi Thành. Đặc biệt, các hồ chứa cần đề phòng khả năng mưa lớn, dòng chảy đến hồ tăng nhanh ảnh hưởng đến an toàn hồ, đập.
Thông báo cho biết, tình hình mưa lũ trong 2-3 ngày tới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khả năng diễn biến phức tạp, khó lường... Người dân nên theo dõi chặt các bản tin tiếp theo.
Theo quan sát của PV Dân trí, trong 2 ngày qua trên toàn tỉnh Quảng Nam xuất hiện mưa vừa, có nơi mưa to. Tuy nhiên, theo một chuyên gia thủy lợi cho biết, tình hình mưa năm nay rất thấp so với trung bình nhiều năm gần đây và thấp hơn năm 2017 rất nhiều. Khả năng nhiều hồ sẽ thiếu nước để phục vụ sản xuất.
Do đó, trong thời gian tới, nếu không có mưa để bù vào lượng thiếu hụt thì chắc chắn vụ sản xuất đông xuân này sẽ thiếu nước, đến vụ hè thu thì sẽ không có nước để tưới.
Đối với các hồ chứa thủy điện trên thượng nguồn sông Vu Gia - Thu Bồn của tỉnh Quảng Nam hiện nay cũng không có nước để tích. Nhiều hồ thiếu hụt đến 70-80% dung tích nên hiện chưa có hồ nào đến thời điểm này tích đủ nước như năm 2017.
C.Bính
Nguyễn Nam
Theo Dantri
Phú Yên: Lũ lên nhanh, dân bỏ tài sản chạy thoát thân Mưa lớn liên tục trong những ngày qua đã gây lũ lụt trên diện rộng tại tỉnh Phú Yên. Lũ lên quá nhanh, bà con nhiều nơi đành bỏ lại tài sản để chạy thoát thân. Ngày 26.11, Ban chỉ huy PCTT-TKCN Phú Yên cho biết, mưa lớn liên tục trong những ngày qua đang khiến lũ lụt xảy ra trên diện rộng....