Tác hại từ đồ dùng một lần
Hiện nay, việc sử dụng sản phẩm dùng một lần như đũa, thìa, đĩa, hộp đựng thức ăn là khá phổ biến, đặc biệt là trong các quán ăn, nhà hàng. Với ưu thế giá rẻ, tiện lợi, những sản phẩm này được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, song độ an toàn của nó đến đâu thì không ai rõ.
Hộp xốp được sử dụng phổ biến ở các quán cơm bình dân. Ảnh: Phú Khánh
Hút khách vì tiện lợi, giá rẻ
Có mặt tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội như chợ Thành Công, chợ Hôm, chợ Đồng Xuân… sẽ thấy những sản phẩm dùng một lần được bày bán tràn lan với nhiều mẫu mã khác nhau. Những sản phẩm này có giá khá rẻ: 15-20.000 đồng/1 bó đũa 50 đôi, hộp đựng cơm, đồ ăn có giá 25.000-30.000 đồng/100 chiếc… Các mặt hàng đồ nhựa giá cả cũng rất thấp, thìa, chén, đĩa có giá từ 200-300 đồng/chiếc, ống hút nhựa giá 2.000-3.000 đồng/túi 50 chiếc. Khi hỏi một chủ cửa hàng về nguồn gốc của các sản phẩm này, chúng tôi chỉ nhận được câu trả lời chung chung: “Các sản phẩm đều đảm bảo vệ sinh. Các quán cơm hộp, nhà hàng đều lấy và dùng hàng ngày, có ai làm sao đâu”. Tự tay bóc một gói đũa tre, chúng tôi thấy những chiếc đũa này có màu trắng xóa, khác với màu của sản phẩm làm từ tre thông thường. Chúng còn có mùi hăng hắc.
Video đang HOT
Chị Lê Thị Hoa, chủ một quán cơm bình dân ở xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội cho biết, khách hàng của chị chủ yếu là sinh viên và người lao động thu nhập thấp. Do đó, chị phải tính toán tìm cách hạ “đầu vào” xuống mức thấp nhất có thể. Với chị Hoa, việc sử dụng những sản phẩm dùng một lần không chỉ tiện dụng mà còn tiết kiệm được việc thuê nhân công rửa bát, đũa hàng ngày. Bên cạnh đó, việc bảo quản những sản phẩm này cũng khá dễ dàng. “Trung bình một ngày, quán cơm của tôi tiêu thụ hàng trăm hộp đựng cơm kèm theo thìa, đũa. Do giá của những sản phẩm này rẻ nên giá hộp cơm hầu như không thay đổi. Tiện lợi ở chỗ, họ không những được mang cơm về mà còn không phải rửa bát, đĩa sau khi ăn. Tôi cũng chưa thấy ai thắc mắc gì về nguồn gốc và chất lượng của chúng nên chắc không có vấn đề gì” – chị Hoa chia sẻ.
Có thể nói, trên bao bì của hầu hết các sản phẩm này đều không có bất cứ thông tin nào về nguồn gốc xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, cách bảo quản, hạn sử dụng. Dù đây là những sản phẩm dùng một lần song hiện tại, để tiết kiệm chi phí, một số chủ quán cơm bình dân, hàng ăn vẫn tái sử dụng…nhiều lần. Theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, đũa, thìa, bát, đĩa… là vật dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dùng trong ăn uống nên thuộc diện phải kiểm soát về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, chất lượng mặt hàng này hiện vẫn chưa được quan tâm.
Chất lượng bị thả nổi?
Theo ông Lê Quang Dũng – kỹ sư hóa thực phẩm, việc các cơ sở sản xuất dùng hóa chất gì để xử lý đũa, thìa, đĩa… dùng một lần rất khó xác định vì những mặt hàng này dường như đang bị thả nổi về chất lượng. Để giảm giá thành, các cơ sở có thể tùy tiện sử dụng các loại hóa chất độc hại tẩy trắng hay bảo quản chúng. Thông thường, trong công nghiệp thực phẩm, người ta sử dụng SO2. Đối với đũa dùng một lần, do được làm từ loại tre non, chất lượng thấp, khả năng chịu ẩm mốc kém nên người sản xuất có thể tăng lượng SO2 để tăng khả năng chống nấm mốc. Nguy hiểm hơn, cơ sở sản xuất sẽ sử dụng chất tẩy trắng, tẩy nấm mốc như sulfite rồi thêm vào chất tạo mùi. Những loại hóa chất này dù được phép sử dụng trong công nghiệp thực phẩm nhưng nếu sử dụng quá liều lượng và con người tiếp xúc trực tiếp thường xuyên có thể bị tác động xấu đến sức khỏe.
Ngoài ra, việc sử dụng hộp nhựa trôi nổi trên thị trường không nhãn mác, được bày bán tại các chợ để đựng thức ăn, đặc biệt, thức ăn còn đang nóng có thể khiến thực phẩm có mùi lạ, dễ bị ôi thiu. Mặt khác, khi ở trong môi trường nhiệt độ cao, hộp nhựa sẽ sản sinh độc tố BPA cao gấp nhiều lần so với điều kiện thường. Do vậy, khi chọn mua những sản phẩm đựng thực phẩm bằng nhựa, khách hàng nên chọn mặt hàng nhựa melamine do đây là loại nhựa có độ kháng nhiệt cao.
Còn theo Bác sỹ Nguyễn Minh Hiếu, Bệnh viện E, đối với các loại đĩa, cốc giấy, do chúng thường được tráng một lớp nhựa chống thấm ở bên ngoài nên nếu không được xử lý tốt, khi ở nhiệt độ cao lớp nhựa này rất dễ thôi ra. Còn hộp xốp chỉ dùng để chứa đựng, bảo quản thực phẩm có nhiệt độ dưới 70 độ C và chỉ nên dùng một lần, tuyệt đối không nên sử dụng để bảo quản thực phẩm trong thời gian dài. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần lưu ý là không dùng hộp xốp đựng thức ăn, đồ uống đang nóng, thức ăn có nhiều mỡ nóng, dấm bởi những chất độc hại từ hộp xốp có thể bị phân hủy lẫn vào thức ăn, gây bệnh.
Trong khi các cơ quan chức năng chưa có kết luận chính thức về việc một số sản phẩm dùng một lần có chứa hóa chất độc hại hay không thì để bảo đảm sức khỏe của chính mình, người tiêu dùng nên thận trọng với những sản phẩm giá rẻ, không rõ xuất xứ. Đối với vật dụng dùng để chứa thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm chín, người dân nên dùng những sản phẩm có nhãn mác, nguồn gốc, rõ ràng, tránh tình trạng vừa mất tiền, vừa mang bệnh vào người.
Theo ANTD
Nấm kim châm hết đát vẫn bán?
Hạn sử dụng in mập mờ, không tuân thủ quy định nghiêm ngặt về bảo quản thực phẩm... Đây là 2 trong số nhiều dấu hiệu vi phạm của Cty công nghệ xanh (nhà phân phối chính thức sản phẩm nấm kim châmHàn Quốc) được người tiêu dùng phản ánh gần đây. Mập mờ hạn sử dụng
Ngày 9.4, một người đàn ông trung tuổi (giấu tên) đã treo một túi nấm kim châm (xuất xứ từ Hàn Quốc) trước cửa Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng VN (Vinastas) với mong muốn được làm rõ những điểm mập mờ về hạn sử dụng của loại nấm này.
Đây là gói nấm kim châm (khoanh tròn) được PV chụp lúc 11h30 ngày 15.4 tại chợ Định Công. Ảnh: Đức Nguyễn
Căn cứ vào tang vật mà người tiêu dùng cung cấp, nhân viên Văn phòng Tư vấn khiếu nại (thuộc Vinastas) đã gọi điện đến nhà nhập khẩu là Cty công nghệ xanh tại địa chỉ ngõ 168, ngách 140/1, số nhà 55 đường Nguyễn Xiển. Qua cuộc trao đổi, nhân viên Cty đã khẳng định dòng chữ số 2013.3.8 in trên bao bì sản phẩm là ngày đóng gói chứ không phải ngày hết hạn như người tiêu dùng phản ánh. Bởi hiện Cty chỉ in ngày đóng gói còn hạn sử dụng sẽ được cộng thêm 57 ngày.
Để làm rõ sự việc này, chiều 9.4, phóng viên đã tới trụ sở Cty công nghệ xanh. Tại buổi làm việc, ông Chính - phụ trách kinh doanh mặt hàng nấm kim châm - cho biết: "Việc xác định rõ đây có phải là ngày đóng gói hay hạn sử dụng hay không, tôi cũng không thể rõ được. Việc có chủ trương chỉ in ngày đóng gói vào bao bì sản phẩm hay không thì các anh phải đợi ban giám đốc trả lời. Tuy nhiên, ban giám đốc đang bận đi công tác nước ngoài".
Thực phẩm sử dụng quá hạn không tốt cho sức khỏe
Ngày 15.4, phóng viên đã tới các chợ như Kim Giang, Hoàng Văn Thái, Khương Đình, Định Công... với hy vọng tìm được loại nấm kim châm tương tự như người đàn ông cung cấp trước đó. Tại chợ Định Công (Hoàng Mai) cũng có loại nấm kim châm này. Tuy nhiên, gói nấm này không in ngày đóng gói hay ngày sử dụng.
Đây là gói nấm kim châm mập mờ hạn sử dụng được người tiêu dùng cung cấp cho Vinastas (ảnh nhỏ). Ảnh: Đức Nguyễn
Thậm chí, bao bì ghi rõ nấm phải được bảo quản từ 1 - 5 độ C mới an toàn, thì ở đây được bày bán tràn lan không có dụng cụ bảo quản nào. Có lẽ, do không được bảo quản đúng cách, cũng như không xác định được ngày đóng gói nên các túi nấm kim châm ở đây dần chuyển sang màu vàng, mềm nhũn đang dần phân hủy?". Hỏi người bán hàng, họ cho biết mua của Cty công nghệ xanh.
Trước sự việc trên, trao đổi với phóng viên, ông Vương Ngọc Tuấn - Phó Tổng thư ký Vinastas - cho biết, căn cứ vào Luật Bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp khi cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng phải cung cấp đầy đủ thông tin liên quan tới chất lượng hàng hóa dịch vụ. Thậm chí, có những điều cần phải cảnh báo những nguy cơ có thể xảy ra.
Ông Tuấn cũng cho biết, ngoài bao bì sản phẩm Cty ghi rõ bảo quản ở nhiệt độ 1 đến 5 độ C, nhưng trên thực tế hầu hết các chợ, cửa hàng... đều không được Cty trang bị thiết bị hỗ trợ bảo quản sản phẩm. Làm như vậy là Cty đã cắt giảm chi phí, ăn bớt trong quy trình kinh doanh sản phẩm hàng hóa.
"Bản thân người phụ trách kinh doanh cũng không trả lời được ngày tháng đó là gì thì đây là một điều không thể hình dung nổi. Đây là một điều mập mờ, doanh nghiệp cần phải làm sáng tỏ, không chỉ đối với người tiêu dùng mà cả với cả cơ quan kiểm định"- ông Tuấn cho biết thêm.
Theo khảo sát nhanh của nhóm phóng viên thì hiện nay trên địa bàn TP. Hà Nội có khoảng trên 400 quán nhậu, cửa hàng kinh doanh mặt hàng lẩu thường xuyên sử dụng loại nấm kim châm với số lượng lên trên 800kg/ngày.
Theo vietbao
Gần 30 triệu đồng cho món cua Hoàng đế Giá trị dinh dưỡng cao giúp bồi bổ cơ thể là lý do khiến nhiều thực khách sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng để thưởng thức món ăn độc đáo này. Cua Hoàng đế có kích thước rất lớn. Ảnh: Anh Quân Đại diện Nhà hàng Biển Nhớ, phố Tràng Thi (Hà Nội) - nơi chuyên cung cấp loại cua này...