Tác hại tới cơ thể từ cách bạn dùng điện thoại
Có thể bạn không biết tư thế dùng điện thoại của bạn cũng có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ cơ thể.
Bạn có thể bỏ qua tiếng chuông báo tin nhắn không? Bạn có phải là người nhắn tin nhiều hơn là giao tiếp trực tiếp?
Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Pew tại Mỹ, 90% người trưởng thành tại Mỹ sử dụng điện thoại di động và 80% trong số đó dùng điện thoại để nhắn tin.
Trung bình mỗi ngày một người gửi và nhận 50 tin nhắn, như vậy bạn sẽ gửi và nhận khoảng 2,19 tỷ tin nhắn mỗi năm. Đó còn chưa tính đến thời gian bạn dùng điện thoại vào những mục đích khác như nói chuyện điện thoại, lướt web hay trải nghiệm vô vàn các ứng dụng. Hẳn bạn sẽ thấy nhu cầu và tần suất sử dụng điện thoại của con người thật khủng khiếp.
Tuy nhiên, tư thế khi nhắn tin và sử dụng điện thoại lại đem tới những ảnh hưởng “không tốt đẹp gì” cho cơ thể bạn.
Bạn sẽ mô tả tư thế nhắn tin qua điện thoại của bạn như thế nào? Nghiêng người về phía trước, đầu hơi cúi xuống, lưng hơi cong và các đốt ngón tay thì được vận dụng để cầm và bấm phím?
Hoặc bạn có thể thấy được tư thế nhắn tin và sử dụng điện thoại của đa số mọi người qua hình ảnh sau:
Các nghiên cứu cho thấy tư thế như thế hoặc tương tự như thế sẽ đem lại những ảnh hưởng xấu tới một số bộ phận trên cơ thể.
Bàn tay
Video đang HOT
Trước tiên là bàn tay và các ngón tay giữ điện thoại, các ngón tay lại ở trạng thái co khụm lại, cong trong thời gian dài. Điều này sẽ gây ra các chấn thương như viêm gân hoặc tê bàn tay.
Vì thế khi dùng điện thoại bạn nên thường xuyên làm các động tác để co giãn bàn tay và các ngón tay.
Ngón tay cái
Ngón cái có thể nói là ngón được sử dụng nhiều nhất trong 5 ngón tay. Ảnh hưởng tới ngón cái không hẳn là một chấn thương; nhưng khi cầm nắm điện thoại sẽ làm hẹp sợi dây gân co.
Ngón cái là ngón bị ảnh hưởng nhiều nhất so với 4 ngón còn lại do nó không linh hoạt như các ngón khác, vì thế khi nhắn tin hoặc chơi game… quá lâu sẽ thấy đau và đôi khi còn nghe thấy tiếng “khập” ở khu vực tiếp nối giữa ngón cái và cổ tay. Chức năng cầm nắm của ngón cái cũng bị giảm đi.
Giải pháp cho bạn: Thay vì nhắn tin thủ công bằng tay, hãy sử dụng các chức năng gửi tin nhắn thoại để giảm bớt tần suất dùng ngón cái.
Đau cổ và đau lưng
Theo nghiên cứu năm 2014 của bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình Kenneth Hansraj, tư thế cúi đầu xuống khi dùng điện thoại gây ra áp lực nguy hiểm lên cột sống. Đầu của người trưởng thành nặng khoảng 4,5 – 5,4 kg, vì thế khi bạn cúi đầu hoặc đưa đầu về phía trước sẽ tạo ra áp lực lên tới 27kg ở góc 60 độ. Điều này dẫn đến hiện tượng đau cổ và đau lưng.
Vì thế hãy giơ cao điện thoại lên ngang tầm vai bạn để không gặp vấn đề đau cổ và lưng.
Tư thế cong người gây cản trở hô hấp. Đầu cúi, vai cong sẽ khiến hơi thở nặng nề và khó khăn hơn. Không chỉ vậy xương sườn của bạn cũng không cử động đúng với tư thế này và làm giảm tính hiệu quả trong hoạt động chức năng của phổi và tim. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng nhiều người nín thở hoặc thở gấp hơn khi nhắn tin bằng điện thoại hoặc dùng máy tính, điều này có thể làm tăngstress và tăng nhịp tim.
Để phòng tránh và giảm những vấn đề về hô hấp bạn nên tạo cho mình thói quen hít thở chậm, sâu và nghỉ ngơi sau mỗi giờ sử dụng điện thoại hay máy tính nhé.
Nguồn: Experience Life
Theo PNO
Những đồ vật quen thuộc là thủ phạm 'giết chết' bạn âm thầm
Những vật dụng quen thuộc với bạn thường ngày, nhưng đôi khi đó chính là mầm bệnh gây họa khôn lường cho sức khỏe của chúng ta.
Các hóa chất đã được tìm thấy trong son môi có thể gây nguy hại cho sức khỏe
Laptop
Theo Boldsky, việc sử dụng máy xách tay (laptop) thường xuyên ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, gây ra các bệnh lý bao gồm đau lưng, đau cổ... thậm chí là ung thư da. Ngoài ra, một trong những rủi ro của việc sử dụng laptop khi để trên đùi là gây vô sinh ở nam giới vì nhiệt độ tỏa ra từ máy tính xách tay có thể gây tổn hại tinh trùng.
Bàn phím máy tính
Bàn phím thường tiếp xúc với tay thường xuyên nên rất nhiều vi khuẩn tích tụ lại. Chúng ta nên vệ sinh, lau chùi bàn phím thường xuyên hơn để phòng tránh các loại vi khuẩn phát tán.
Son môi
Các hóa chất đã được tìm thấy trong son môi có thể gây nguy hại cho sức khỏe thường là parabens, methacrylate, chì và cadmium. Ngoài những hóa chất trên, son môi còn bao gồm một chất gọi là triclosan, được sử dụng làm chất bảo quản rất phổ biến. Các nhà nghiên cứu cho rằng triclosan gây nên bệnh tim và các bệnh liên quan.
Bàn chải đánh răng
Do sử dụng 2 - 3 lần một ngày và hay để trong nhà tắm, vốn là môi trường ẩm thấp nên trên mỗi bàn chải chứa hàng triệu con vi khuẩn, trong đó có những loại như vi khuẩn E.coli, Candida... Hãy nên 3 tháng thay bàn chải 1 lần để an toàn cho sức khoẻ bạn nhé.
Rèm nhà tắm
Theo nghiên cứu cua Trung tâm Sức khỏe, Môi trường và Luật pháp, màn che buồng tắm và các lớp lót được làm từ polyvinyl clorua (PVC) có thể có hại cho sức khoẻ cua bạn.
Nghiên cứu cua họ cho rằng nhựa PVC thải ra các hoá chất độc hại tiềm ẩn vào phòng tắm cua bạn. Trong khi vẫn có một số cuộc tranh luận giữa các chuyên gia y tế là có bao nhiêu hoá chất này có thể bị cho là có hại, nhiều người tin việc giới hạn sự tiếp xuc cua bạn với các hoá chất, bất cứ khi nào có thể, thì có ý nghĩa.
Lọ đựng muối, tiêu
Khi nào là lần cuối cung bạn làm sạch lọ muối và tiêu cua bạn? Chính xác. Các món vật dung nhỏ khiêm tốn này bị chạm vào tất cả các bộ phận trong quá trình chuẩn bị bữa ăn. Ví du: bạn cho vào nước xốt cua bạn một chut muối sau khi chạm vào thịt gà sống và sau đó đặt chiếc lọ trên bàn.
Theo Khoevadep
Bạn có thiếu sắt? Thiếu sắt là chứng bệnh dễ gặp và ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống phụ nữ, nhất là trong thời kỳ mang thai. Sắt cung cấp hemoglobin, một protein giúp tế bào máu đỏ đưa oxy đến tế bào khác của cơ thể. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu. Nếu bạn có những dấu hiệu sau đây, nên đi khám bác...