Tác hại phá thai không phải ai cũng biết
Có rất nhiều biến chứng sau phá thai cần tới vài ngày, vài tháng hoặc thậm chí vài năm mới phát hiện ra.
Theo bà Tô Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: hiện nay, tỉ lệ nạo phá thai ở Việt Nam là khoảng 300.000 ca mỗi năm. Trong đó có khoảng 20% ở độ tuổi vị thành niên.
Theo ước tính, chỉ có khoảng 10% các ca phá thai xảy ra biến chứng tức thì. Tuy nhiên, những biến chứng không rõ ràng, cần có thời gian để phát triển và phát hiện thì có rất nhiều. Có nhiều phụ nữ mất vài ngày, vài tháng hoặc thậm chí vài năm mới có thể nhận thấy tác hại của việc phá thai trên cơ thể mình.
Những rủi ro về phá thai cần được các cô gái nằm lòng trước khi quyết định thực hiện thủ thuật này.
Biến chứng NGAY LẬP TỨC sau phá thai
Khoảng 10% số phụ nữ phá thai sẽ gặp phải những biến chứng tức thì, trong đó khoảng 1/5 (2%) được coi là đe dọa tính mạng. 9 biến chứng nặng thường gặp nhất có thể xảy ra tại thời điểm phá thai là: nhiễm trùng, chảy máu quá nhiều, thuyên tắc, trích xuất hoặc thủng tử cung, biến chứng gây mê, co giật, xuất huyết, tổn thương cổ tử cung, và sốc nội độc tố.
Những biến chứng “ít nguy hiểm hơn” bao gồm: nhiễm trùng, chảy máu, sốt, bỏng độ hai, đau bụng mạn tính, nôn, rối loạn dạ dày-ruột.
Ung thư cổ tử cung, buồng trứng, và ung thư gan
Phụ nữ có tiền sử phá thai phải đối mặt với nguy cơ ung thư cổ tử cung cao gấp 2,3 lần so với phụ nữ không có tiền sử phá thai. Phụ nữ từng phát thai 2 hai hoặc nhiều hơn 2 lần phá thai phải đối mặt nguy cơ gấp 4,92 lần bình thường. Tỷ lệ rủi ro mắc ung thư buồng trứng và ung thư gan sau này cũng coa tương tự đối với những phụ nữ này.
Lý giải cho nguyên nhân của tỷ lệ ung thư gia tăng ở những phụ nữ có tiền sử phá thai, các chuyên gia cho biết việc can thiệp không tự nhiên, làm gián đoạn việc biến đổi nội tiết tố thai kỳ cùng sự can thiệp thô bạo vào cổ tử cung, tâm lý căng thẳng, tác động tiêu cực của stress lên hệ miễn dịch là lý do chính.
Thủng tử cung
Khoảng 2 đến 3% phụ nữ phá thai có thể bị thủng tử cung. Tuy nhiên hầu hết các chấn thương sẽ không được phát hiện và điều trị trừ khi có yêu cầu nội soi tử cung. Việc kiểm tra này thường chỉ được sủ dụng khi xảy ra kiện cáo do sơ suất trong khi phá thai. Nguy cơ thủng tử cung ở những phụ nữ đã từng sinh con và gây mê toàn thân tại thời điểm phá thai thậm chí còn cao hơn nhiều lần. Tác hại của việc thủng tử cung. có thể dẫn đến biến chứng trong thai kỳ sau đó và cuối cùng có thể phát triển thành những rắc rối đòi hỏi phải cắt bỏ tử cung.
Video đang HOT
Có rất nhiều biến chứng sau phá thai cần tới vài ngày, vài tháng hoặc thậm chí vài năm mới phát hiện ra. (Ảnh minh họa)
Vết rách cổ tử cung
Tỷ lệ xảy ra vết rách cổ tử cung đáng kể đòi hỏi phải khâu thường chỉ vào khoảng 1% ở những trường hợp phụ nữ phá thai 3 tháng đầu. Tuy nhiên nếu để đến 3 tháng giữa, nguy cơ tổn thương cổ tử cung sẽ càng dễ xảy ra. Thậm chí những vết rách nhỏ, hoặc gãy xương vi, mà thông thường không được điều trị cũng có thể dẫn đến nguy hiểm lâu dài cho khả năng sinh sản như sinh non hay biến chứng trong khi sinh.
Nhau tiền đạo
Phá thai làm tăng nguy cơ nhau thai tiền đạo trong thai kỳ sau đó lên từ 5-7 lâng. Mắc nhau tiền đạo là một tình trạng không tốt trong thai kỳ, có thể đe dọa tính mạng cho cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra những phát triển bất thường của nhau thai do tổn thương tử cung cũng có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, tử vong chu sinh, và chảy máu quá nhiều trong quá trình chuyển dạ.
Tăng khả năng biến chứng trước và sau khi chuyển dạ
Phụ nữ có tiền sử phá thai có nhiều khả năng sinh non hoặc mắc các biến chứng trước và trong khi chuyển dạ cao gấp 2,03 lần so với những phụ nữ bình thường.
Khả năng trẻ sơ sinh trong thai kỳ tiếp sau bị mắc dị tật
Phá thai dẫn đến những biến chứng ở cổ tử cung và tử cung có thể làm tăng nguy cơ nhau thai phát triển bất thường trong lần mang thai sau. Các biến chứng là những nguyên nhân hàng đầu của khuyết tật trong trẻ sơ sinh.
Phá thai có liên quan đáng kể đến tăng nguy cơ thai ngoài tử cung sau này. Mang thai ngoài tử cung sẽ đe dọa cuộc sống và khả năng sinh sản của phụ nữ của ở những lần sinh sau.
Bệnh viêm vùng chậu (PID)
Viêm vùng chậy là bệnh có khả năng dẫn đến tăng nguy cơ thai ngoài tử cung và giảm khả năng sinh sản. Bệnh nhân bị nhiễm trùng chlamydia tại thời điểm phá thai, 23% sẽ phát triển viêm vùng chậu trong vòng 4 tuần sau đó. Nghiên cứu cho thấy 20-27% bệnh nhân phá thai bị nhiễm chlamydia. Do đó những chị em quyết định phá thai nên tầm soát và điều trị các bệnh nhiễm trùng như trước khi tiến hành thủ thuật.
Lạc nội mạc tử cung là một trong những nguy cơ sau phá thai dễ xảy ra ở phụ nữ thuộc tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Những người ở độ tuổi này có khẳng năng mắc lạc nội mạc tử cung cao gấp 2,5 lần so với phụ nữ ở độ tuổi 20-29
Một số phụ nữ bị căng thẳng sau phá thai có biểu hiện liên quan đến rối loạn ăn uống như ăn uống vô độ, mất kiểm soát vị giác hoặc chán ăn tâm lý.
30-50% phụ nữ từng phá thai cho biết họ khó khăn trong việc điều chỉnh chức năng tình dục, cả trong thời gian ngắn và dài. Rối loạn chức năng tình dục thường bắt đầu ngay lập tức sau khi phá thai. Những rắc rối liên quan đến tình dục sau phá thai bao gồm: mất niềm vui từ giao hợp, khi quan hệ, ác cảm với tình dục và / hoặc trở nên quan hệ tình dục bừa bãi, không có nhu cầu tiết chế.
Theo Khampha
Cách phòng ngừa thai ngoài tử cung
Hiện tượng có thai ngoài tử cung (TNTC) đang tăng mạnh trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân như tình trạng nạo phá thai bừa bãi, thuốc lá và viêm nhiễm vòi trứng do các bệnh lây lan qua đường tình dục...
Ảnh minh họa: Internet
Thai ngoài tử cung có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi trứng (thường gặp nhất), hoặc bám phía trên buồng trứng, thậm chí nằm trong ổ bụng hay nằm tại cổ tử cung.
Nếu khối thai nằm bên trong vòi trứng, khi thai phát triển sẽ làm vòi trứng bị giãn to dần và căng phồng (gây đau thường xuyên vùng bụng dưới) và có thể bị rạn nứt (gây chảy máu ít, âm ỉ rỉ ra trong bụng).
Khối thai có thể bị vỡ ra khi vượt quá khả năng căng giãn của vòi trứng, khi đó sẽ làm chảy máu nhiều ồ ạt trong ổ bụng. Trường hợp này cần phải mổ cấp cứu để cầm máu.
Thai ngoài tử cung ở vị trí ngay chỗ nối giữa vòi trứng và tử cung (gọi là thai đoạn kẽ, thai sừng hay thai góc tử cung) là nguy hiểm nhất vì khó chẩn đoán được sớm, gây mất máu nhiều và nhanh khi thai vỡ, ảnh hưởng nhiều đến khả năng có thai sau này.
Điều trị TNTC
Ngay khi phát hiện các triệu chứng trên, sản phụ nên đến bệnh viện để có phương pháp điều trị thích hợp. TNTC càng được phát hiện sớm thì việc điều trị càng đơn giản. Với những khối thai chưa vỡ và có đường kính 3cm, bác sĩ có thể chỉ định tiêm một loại thuốc vào khối thai nhằm làm khối thai không tiếp tục phát triển sai vị trí và tự tiêu đi.
Với những khối thai to hơn, phương pháp thông dụng là phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật nội soi có ưu điểm là làm giảm nguy cơ bị dính vùng bụng sau khi mổ. Tuy nhiên, nếu khối thai đã bị vỡ hoặc có quá nhiều máu trong ổ bụng bắt buộc bác sĩ phải tiến hành mổ hở.
Sau khi điều trị, sản phụ vẫn có thể có thai lại như bình thường nhưng khả năng tái phát TNTC có thể trên 10%. Với trường hợp bị viêm nhiễm gây tắc hẹp vòi trứng thì khả năng này thậm chí còn cao hơn.
TNTC tái phát có thể lặp lại trên vòi trứng còn lại, trên chỗ mở của vòi trứng lần trước (nếu chưa bị cắt) hay trên mỏm cụt của vòi trứng đã bị cắt.
Cách phòng ngừa TNTC
Cách tốt nhất để phòng ngừa TNTC là người phụ nữ nên giữ vệ sinh tốt, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt, sau khi hay đang trong thời kỳ cho con bú; hạn chế nạo phá thai; phòng ngừa viêm nhiễm sinh dục do các bệnh lây truyền qua đường tình dục (chung thủy 1 vợ -1 chồng, dùng bao cao su khi quan hệ) và chống viêm nhiễm sau khi sinh cũng như sau khi sảy thai.
Nếu phát hiện có hiện tượng khí hư bất thường, người phụ nữ nên đi khám phụ khoa để điều trị sớm. Điều trị càng muộn, nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung dẫn đến viêm nhiễm tử cung, vòi trứng càng cao, gây ra hậu quả TNTC.
Đặc biệt với những sản phụ đã điều trị TNTC và muốn có thai trở lại, thời gian cần thiết để các chức năng sinh sản ổn định trở lại ít nhất là 1 năm. Đồng thời khi đã có thai, sản phụ phải đi khám thai đều đặn và có sự theo dõi của bác sĩ.
Các sản phụ cũng nên tích cực điều trị bệnh viêm khoang chậu và chứng viêm ống dẫn trứng, để ngăn chặn tình trạng TNTC.
Theo TPO
Dấu hiệu cho thấy bạn mang thai ngoài tử cung Thai ngoài tử cung hết sức nguy hiểm nếu cho tính mạng thai phụ nếu phát hiện muộn. Bệnh có khả năng gây vô sinh cho những phụ nữ khỏe mạnh với tỉ lệ lên đến 50%. Ảnh minh họa: Internet Bình thường, thai sẽ làm tổ ở trong buồng tử cung, tuy nhiên tất cả những yếu tố ngăn cản hay làm...