Tác hại khủng khiếp của thời trang nhanh đến môi trường
Thời trang nhanh không chỉ là vấn đề của ngành công nghiệp mà còn là vấn đề của xã hội, bởi chúng ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường.
Mới đây, Chính phủ Anh vừa thông báo sẽ xem xét tác đông môi trường của thời trang nhanh, và Quốc hôi châu Âu đăt những mục tiêu tham vọng về tái sử dụng hàng may măc cho người tiêu dùng và doanh nghiêp.
Môt nghiên cứu do Quỹ Ellen MacArthur, tổ chức phi chính phủ Anh, cho thấy sản xuất quần áo toàn cầu đã tăng gấp đôi trong 15 năm qua, thay đổi lớn trong 50 năm qua, các măt hàng may măc trung bình được măc ít hơn và thải ra nhanh hơn bao giờ hết.
Để ra đời sản phẩm thời trang nhanh, chi phí thực sự của nó cũng phán ảnh điều kiện làm việc và tiền công của công nhân may mặc ở mức rất thấp, chất độc hại thải ra sông, không khí ngày càng nhiều.
Năm 2017, riêng ở Anh đã có 300.000 tấn quần áo bị vứt đi. Chính phủ hiện chưa ước tính được chi phí cho việc xử lý rác thải từ quần áo này.
Nghiên cứu gần đây của Compare The Market cho thấy, gần 2/3 dân số đã điều chỉnh lối sống để tạo ra sự khác biệt tích cực. Tuy nhiên, những núi quần áo khổng lồ đang được gửi đến bãi rác từ các hãng thời trang nhanh vẫn đang gây ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Thời trang nhanh ngày càng chiếm ưu thế bởi chúng cung ứng cho người tiêu dùng sản phẩm liên tục và giá thành rẻ hơn nhiều so với thời trang cao cấp. Vì vậy, các thương hiệu thời trang nhanh đã sử dụng chất liệu có chất lượng thấp và được tạo ra từ các loại vải không thể phân hủy, gây ảnh hưởng đến môi trường về lâu dài.
Video đang HOT
Màu sắc rực rỡ, chất liệu bắt mắt luôn là yếu tố giúp thời trang nhanh hấp dẫn. Để có được sản phẩm như vậy, phần lớn nhờ vào hóa chất độc hại. Nước nhuộm vải chính là thứ gây ô nhiễm nguồn nước nhiều thứ hai toàn cầu.
Rác thải từ quần áo mất bao lâu mới có thể phân hủy?
- Vải da: 50 năm
- Vải nilon: 30-40 năm.
- Vải cotton: 2-8 tháng
- Ủng, túi, phụ kiện cao su: 50-80 năm.
- Quần áo, tất len: 1-5 năm.
Chất liệu polyester là loại vải được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp may mặc. Loại vải này được giặt trong máy giặt gia đình tạo nên những sợi vải siêu nhỏ (microfiber), dễ dàng đi qua nhà máy xử lý nước thải vào các tuyến đường thủy, không phân hủy được, làm gia tăng lượng nhựa trong nước biển. Chúng chính là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sinh vật dưới nước. Cuối cùng, các sợi siêu nhỏ chui vào dạ dày con người.
Việc sử dụng hóa chất độc hại trong trồng bông cũng khiến nhiều người nông dân bị ung thư, gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng với con em gia đình người trồng bông tại Ấn Độ.
Trong trồng bông, đòi hỏi lượng nước và thuốc trừ sâu lớn. Hầu hết bông được trồng trên thế giới đều đã biến đổi gen, kháng sâu bệnh và đạt năng suất cao. Tuy nhiên, chúng dẫn tới sự ra đời của loại “siêu cỏ dại” có khả năng kháng thuốc trừ sâu thông thường. Để tiêu diệt “siêu cỏ dại”, nông dân toàn cầu cần phải sử dụng các loại thuốc chống cỏ dại độc hơn, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe vật nuôi và con người.
Bà Mary Creagh, nghị sĩ Anh, cho biết: “Cách chúng ta thiết kế, chế tạo và loại bỏ quần áo có tác động rất lớn đến môi trường. Sản xuất quần áo đòi hỏi hóa chật độc hại và tạo ra khí thải làm biến đổi khí hậu. Cuộc điều tra của chúng tôi sẽ xem xét ngành công nghiệp thời trang tại Anh có thể tự sửa chữa để trở nên phát triển bền vững hay không? Bên cạnh đó, người tiêu dùng ý thức hơn về việc tiêu thụ sản phẩm thời trang nhanh”.
Jack Ostrowski, người điều hành công ty tư vấn cho các hãng thời trang nhanh về việc tái sử dụng quần áo cho rằng, tác hại của thời trang nhanh đến môi trường không chỉ là vấn đề của ngành công nghiệp mà còn là vấn đề mang tính xã hội. Ông đã phát triển một ứng dụng để khuyến khích người tiêu dùng tái sử dụng quần áo.
Bà Orsola đến từ Fashion Revolution, làm trong ngành thời trang hàng chục năm, cũng vận động các hãng tái sử dụng sản phẩm. Bà đưa ra lời khuyên, người tiêu dùng nên gắn bò lâu dài hơn với quần áo đang có, trước khi quyết định mua sắm món đồ mới. Chỉ một việc làm nhỏ như vậy đã góp phần giảm thiểu sự tác động của thời trang nhanh đến môi trường sống.
Theo phunuonline.com
Hoàn Kiếm - Hà Nội: Tích cực tuyên truyền giáo dục trẻ gắn với bảo vệ môi trường
Môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng trong quá trình phát triển việc khai thác các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, gây nên mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, hiểu biết về môi trường và giáo dục cho thế hệ trẻ bảo vệ môi trường là rất cần thiết.
Tiêu chí giữ gìn vệ sinh môi trường sạch nhà, đẹp phố luôn được các em thiếu niên, nhi đồng quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội tích cực thực hiện
Theo ông Đinh Hồng Phong - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết: Nhận thức tầm quan trọng của bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính sự sống của chúng ta, nên trong gần 3 tháng hè vừa qua các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể trong quận đã tập trung xây dựng nhiều chương trình, nhiều lớp học tuyên truyền, hướng dẫn và giáo dục cho thế hệ trẻ trên địa bàn 18 phường những kiến thức, kỹ năng căn bản về bảo vệ môi trường tại gia đình, nơi công cộng, các khu vui chơi giải trí, công viên...
Trong đó, việc giáo dục bảo vệ môi truờng cho trẻ mầm non, cấp I, cấp II... là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống, biết cách sống tích cực với môi trường. Mục đích của giáo dục bảo vệ môi trường là hình thành cho trẻ có thói quen tốt biết sắp xếp đồ dùng, đồ chơi tại gia đinh gọn gàng ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi qui định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc con vật nuôi, hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, biết được hành vi xấu như vứt rác bừa bãi nơi công cộng, vẽ bẩn lên tường, dẫm đạp lên cây xanh.
Em Nguyễn Thị Bảo Ngọc - Phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm chia sẻ: Trong những ngày hè vừa qua em các bạn nhỏ trên địa bàn quận đã được tham gia vào nhiều lớp học, khóa tập huấn bổ ích và lý thú về bảo vệ môi trường, cũng như một số lĩnh vực khác của đời sống. Đơn cử như lớp tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên nước, tại đây chúng em được tiếp cận với các kiến thức về bảo vệ tài nguyên nước và vệ sinh nước một cách gần gũi, dễ hiểu thông qua các tài liệu giảng dạy mang tính tương tác cao, các trò chơi...
Sau khóa học, em đã học được những kiến thức bổ ích như một khi bạn lãng phí nước, người khác đang không có nước dùng; Uống nước từ các nguồn chưa qua xử lý có thể gây đau bụng và nhiều loại bệnh khác; Nước sạch có hạn và nước sạch sẽ hết nếu bạn không tiết kiệm nước...
Bên cạnh đó, theo ông Đinh Hồng Phong dịp hè năm nay dương như đến sớm hơn với các em thiếu niên, nhi đồng của quận Hoàn Kiếm, bởi công tác chuẩn bị của chính quyền, các ban ngành, đoàn thể trong quận triển khai từ rất sớm, các thành viên của Ban chỉ đạo hè của quận và các phường đã chủ động xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, xác định rõ nội dung hoạt động hè năm 2018 cho tre em thực sự là mùa hè "vui tươi - lành mạnh, thiết thực - an toàn, bổ ích - lý thú".
Thiếu niên, nhi đồng quận Hoàn Kiếm nói riêng, cả nước nói chung luôn khắc sâu lời dạy của Bác Hồ
Với chủ đề "Vì cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em trong thế giới công nghệ số" thiết thực các em đã được bày tỏ chính kiến, nguyện vọng khi tham gia vào các nội dung Diễn đàn "Vì cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em trong thế giới công nghệ số", các em được thể hiện tài năng, năng khiếu, sáng tạo của mình qua các tiết mục văn nghệ, tiểu phẩm, tìm hiểu về lịch sử văn hóa thủ đô đất nước và quận Hoàn Kiếm, được chia sẻ về ứng dụng công nghệ thông tin của thời đại cồng nghệ 4.0.
Cùng với đó, các ngành thành viên Ban chỉ đạo hè quận và các phường đã triển khai đồng bộ các kế hoạch hoạt động của ngành mình từ công tác tập huấn và tổ chức các hoạt động cho các em như mở các lớp dạy hát, dạy múa, nữ công gia chánh, luyện tập thể dục thể thao, mở các lớp hướng dẫn ôn tập hè, tổ chức các hoạt động của các viện, câu lạc bộ, hướng dẫn chữ thập đỏ sơ cứu thương, hướng dẫn và tổ chức cho các em tham gia các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa" nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7, thăm viếng nghĩa trang Liệt sỹ tại các phường, tham, gia các hoạt động xã hội từ thiện, tham gia công tác tổng vệ sinh môi trường với các ban ngành, đoàn thể vào sáng thứ bảy hàng tuần...
Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em nhất là trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn luôn được các cấp, các ngành và xã hội quan tâm. Thông qua nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực và ý nghĩa như: tặng quà, khám chữa bệnh, hỗ trợ tư vấn tâm lý, giáo dục... đã góp phần kíp thời động viên, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Đặc biệt vời phương châm "Học mà chơi - chơi mà học" các em thiếu niên, nhi đồng trong quận Hoàn Kiếm đã được giáo dục về truyền thống lịch sử quê hương, đất nước, nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người dân phố cổ với 2 bộ quy tắc do UBND thành phố Hà Nội phát động, được rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất, xây dựng được tình bạn trong sáng. mối quan hệ, tập thể đoàn kết, thân ái, biết chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống.
Huy An
Theo baotainguyenmoitruong.vn
"Con đường hoa hồng" đầu tiên ở Hà Nội Những khóm hoa hồng nhiều màu sắc trồng trên dải phân cách giữa lòng đường và vỉa hè phố Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) tạo nên hình ảnh khá lạ mắt. Các khóm hoa hồng được trồng dọc theo vỉa hè đường Lê Trọng Tấn, trên dải ngăn cách giữa lòng đường và vỉa hè. Người dân cho biết, những khóm...