Tác hại đáng sợ của việc sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn
Tại Việt Nam, mỗi năm có đến 9.000 trường hợp tử vong, 200.000 người mắc bệnh ung thư mà có nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm nguồn nước.
Theo tổ chức Y tế thế giới, thì hiện nay đến 80% bệnh tật ở các quốc gia đang phát triển có liên quan đến nguồn nước và môi trường. Và tại Việt Nam, mỗi năm có đến 9.000 trường hợp tử vong, 200.000 người mắc bệnh ung thư mà có nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm nguồn nước.
Sử dụng nguồn nước “bẩn” mang lại những tác hại đáng sợ
Thời gian gần đây, dư luận đang vô cùng hoang mang và lo lắng trước tình trạng nước sinh hoạt gặp “vấn đề”, đặc biệt tại các khu đô thị. Điển hình là vấn đề tại khu đô thị Mỹ Đình 2 có nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm Asen với nồng độ cao gấp 4 lần cho phép, hay mới đây nhất, khu vực chung cư Tam Trinh, nguồn nước sinh hoạt bỗng dưng vẩn đục, đen đặc như nước cống mà không biết rõ nguyên nhân.
Việc nguồn nước gặp vấn đề không chỉ gây khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày cho người dân mà đằng sau đó còn có những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến chính sức khoẻ người tiêu dùng.
Với nguồn nước nhiễm Asen, dù chỉ một liều lượng nhỏ nhưng qua thời gian sử dụng lâu dài sẽ gây ra các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, giảm hồng cầu, bạch cầu, da sạm, rụng tóc, giảm trí nhớ, rối loạn nhịp tim, đau mắt, viêm dạ dày, ung thư,.. nếu nồng độ quá lớn thậm chí có thể khiến mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt, thâm tím, và gây tử vong rất nhanh.
Bên cạnh đó, việc nguồn nước bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân và điều kiện thuận lợi bùng lên các dịch bệnh vô cùng nghiêm trọng, tiêu chảy, bại liệt, giun sán, viêm não, đau mắt hột, nấm,…
Video đang HOT
Các triệu chứng ngoài da do tác hại asen
Viêm da do sán trong nước
Các bệnh da liễu, đau mắt, tiêu hóa rất dễ dàng bùng thành dịch
Bệnh do uống phải nguồn nước nhiễm vi khuẩn ăn thịt người aeromanas
Theo Trí Thức Trẻ
Người dân Trung Quốc hoảng sợ vì nước chứa chất độc hại chết người
Người dân thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc (Trung Quốc) đã hoảng sợ, đổ xô đến các siêu thị mua nước uống đóng chai dự trữ, sau khi chính quyền thành phố này thừa nhận nguồn cung cấp nước sinh hoạt tại đây bị nhiễm một chất độc hại chết người.
Người dân thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc đổ xô mua nước đóng chai dự trữ - Ảnh: Reuters
Gần 2,5 triệu người dân thành phố Lan Châu đã được lệnh không uống nước máy sau khi chính quyền thành phố phát hiện nguồn cung cấp nước sinh hoạt có chứa một lượng lớn chất độc hại chết người benzene, theo tờ Telegraph (Anh) ngày 12.4.
Tân Hoa xã cho biết, người dân thành phố Lan Châu đã hoảng loạn, đổ xô đến các siêu thị mua nước đóng chai trong ngày 11.4.
"Gia đình tôi ai cũng sợ. Chồng tôi bảo tôi đến siêu thị mua càng nhiều nước đóng chai càng tốt", bà Luo nói, trong khi xe đẩy chứa đầy các chai nước trong một siêu thị ở Lan Châu.
Cư dân mạng Trung Quốc bày tỏ sự bức xúc trên trang mạng xã hội Sina Weibo và đặt nghi vấn vì sao chính quyền thành phố Lan Châu lại để mặc cho nước ô nhiễm trầm trọng đến nỗi không dùng được mới thông báo. Họ băn khoăn không biết người dân Lan Châu sẽ sống ra sao nếu không có nước sạch.
Chính quyền thành phố Lan Châu phát hiện 200 microgram benzene/lít nước sinh hoạt tại đây, cao cấp 20 lần so với "chuẩn quốc gia".
Benzene là một chất lỏng không màu được dùng trong sản xuất nhựa, chất bôi trơn, nhuộm, bột giặt và thuốc trừ sâu... Tiếp xúc nhiều với benzene có nguy cơ bị bệnh bạch cầu và ung thư máu, Telgraph dẫn nguồn từ Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tiêu thụ thức ăn hoặc nước uống có nhiễm lượng lớn benzene có thể gây ra buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, buồn ngủ, co giật, rối loạn nhịp tim và nặng nhất là tử vong.
Ông Shi Zifa, giáo sư ngành hóa học tại Đại học Lan Châu, cho biết uống phải nước chứa benzene có thể gây "ngộ độc cấp tính".
Chính quyền Lan Châu cũng đã ngưng cấp nước cho một quận tại thành phố này.
Hiện vẫn chưa rõ vì sao nguồn cung cấp nước sinh hoạt tại Lan Châu bị nhiễm benzene.
Trong khi đó, Tân Hoa xã cho rằng một nhà máy hóa chất đã thải chất độc hại không xử lý ra sông, khiến nguồn nước bị ô nhiễm.
Hồi tháng 2.2014, chính quyền Trung Quốc tuyên bố sẽ chi 2.000 tỉ nhân dân tệ (322 tỉ USD) cho các chương trình chống ô nhiễm nguồn nước.
Theo TNO
Nước sinh hoạt bẩn như nước cống: Xét nghiệm toàn bộ nguồn nước Sau khi báo Dân trí đăng tải bài viết "Kinh hãi nước sinh hoạt bẩn như... nước cống" tại tòa nhà 15T1 (số 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, Hà nội), Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch Hoàng Mai đã lấy mẫu nước xét nghiệm để tìm nguyên nhân. Hôm qua (14/7), đoàn cán bộ của Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch Hoàng...