Tác hại của việc khai thác bô xít ở Lâm Đồng
Trung tâm Con người và thiên nhiên (PanNature) vừa công bố báo cáo “Khoáng sản – Phát triển – Môi trường: Đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn”. Trong báo cáo này, PanNature đánh giá khá kỹ về tác hại của 1 dự án bô xít đã khai thác ở Lâm Đồng.
Theo PanNature, hoạt động khai thác bô xít có ảnh hưởng đến môi trường và đời sống người dân xung quanh khu vực khai thác (ảnh: PanNature)
Hủy hoại môi trường
Trong các cơ sở khai thác khoáng sản mà trung tâm chọn để thu thập thông tin cho nghiên cứu này có mỏ bô xít Tân Phát thuộc địa phận phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Mỏ bô xít này có trữ lượng ước tính 106 triệu tấn, được công ty TNHH Một thành viên Hóa chất Cơ bản Miền Nam khai thác từ năm 1980, sản lượng khai thác hiện tại khoảng 120.000 tấn/năm quặng tinh. Để tuyển ra nguồn quặng tinh này, khối lượng quặng nguyên khai hằng năm là 260.000 tấn. Quặng được tuyển và rửa sơ bộ rồi chuyển về nhà máy hóa chất Tân Bình (TPHCM) để chế biến.
Theo báo cáo này, bụi, nước thải và bùn đỏ trong quá trình khai thác quặng bô xít ở Lộc Phát tác động rất lớn đến môi trường xung quanh. Báo cáo cho biết: “Do đường vận chuyển quặng dọc khu phố 8 và 9 vẫn là vẫn là đường đất, khoảng hơn 150 hộ dân ven đường phải chịu cảnh bụi bặm vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa”.
Ngoài ra, hoạt động trồng trọt của người dân trong khu vực cũng có phần bị ảnh hưởng. Ví dụ, cây cà phê khu vực có nồng độ bụi cao ít đậu quả hơn so với các vùng khá. Giá chè bị dính bụi quặng chỉ bằng một nửa so với giá chè bình thường…
Video đang HOT
Báo cáo cũng cho biết, quá trình tuyển quặng còn thải một lượng lớn bùn chứa kiềm, ô-xít sắt và một số kim loại nặng như chì, cacdimi. Hoạt động khai thác bô xít đã phá vỡ cấu trúc địa chất, làm cho bề mặt đất bị hạ thấp 4,5 – 9m, lớp đất bazan bị thay thế bởi lớp đất sét kaolinite. Vào mùa mưa, tại khu vực mỏ Đội Chín và mỏ Đồi Thắng Lợi có nhiều chỗ bị ngập úng cục bộ, xói lở với cường độ mạnh.
Ảnh hưởng đời sống
Theo báo cáo này, việc chiếm dụng đất để khai thác mỏ trực tiếp ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Các hộ dân bị mất đất nhìn chung được đền bù theo quy định của nhà nước nhưng sau khi mất đất, người dân đều gặp khó khăn ở các mức độ khác nhau về vấn đề sinh kế. Việc cơ sở khai thác tạo việc làm cho người dân cũng rất ít.
Báo cáo cho biết: “Tại Lộc Phát, do các công đoạn sản xuất hầu hết đã được cơ giới hóa, doanh nghiệp không có nhu cầu nhiều về lao động thủ công. Số lao động trong địa bàn phường làm việc cho công ty mỏ là 3 người, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ tính trên số người trong độ tuổi lao động của phường”.
Còn người dân mất đất do khai thác mỏ thì không biết cách sử dụng tiền đền bù một cách hiệu quả nhằm tìm kiếm và ổn định sinh kế mới. Người dân cũng không có khả năng chuyển đổi sang ngành nghề khác do thiếu kỹ năng và kinh nghiệm.
Ngoài ra, theo nhóm nghiên cứu thì hoạt động khai thác mỏ còn có thể tăng khả năng bị rủi ro và tổn thương của một nhóm cộng đồng dân cư trong khu vực. Các rủi ro này có thể bắt nguồn từ vấn đề môi trường hoặc vấn đề xã hội.
Báo cáo khẳng định: “Hoạt động vận chuyển quặng cũng là một trong những nguy cơ tiềm ẩn đối với người dân trong vùng. Theo phản hồi của người dân phường Lộc Phát, thu nhập của lái xe vận chuyển quặng được tính theo chuyến. Do lái xe chạy ẩu để tăng số chuyến và do bụi cản trở tầm nhìn, tại khu phố 9 – Lộc Phát đã xảy ra một vài vụ va chạm giao thông giữa người dân và xe tải chở quặng”.
Theo Dantri
Mỏ vàng Bồng Miêu dậy sóng
Liên tiếp mấy ngày nay, khu vực mỏ vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, Phú Ninh, Quảng Nam) trở nên "nóng" trở lại khi xuất hiện hàng trăm người chờ cơ hội để xông vào khu bãi chứa quặng của nhà máy vàng Bồng Miêu chờ "cướp" quặng.
Theo đó, do yêu cầu công việc, Công ty TNHH vàng Bồng Miêu tiến hành chuyển nhiệm vụ bảo vệ cho một đơn vị khác, có chuyên môn tốt hơn. Chiều 18/3, khi Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu tổ chức họp lực lượng bảo vệ nhà máy và mỏ để thông báo chủ trương và chuyển đổi lực lượng này sang một số bộ phận khác làm việc thì một số người đã rời công ty đột ngột và có hành vi xúi giục những người khai thác vàng trái phép xâm phạm khu vực của công ty này hòng lấy trộm và cướp tài sản.
Một lán trại của các đối tượng vàng tặc dựng lên trên núi Kẽm để khai thác vàng trái phép
Một trong những khu khai thác, phân kim của các đối tượng vàng tặc để lại trên núi Kẽm
Trước tình hình, lực lượng Công an địa phương đã nắm được nguồn tin và cấp báo lên Công an huyện Phú Ninh xin chi viện. Đồng thời có biện pháp đảm bảo an ninh trật tự tại đây.
Trả lời báo chí, thiếu úy Nguyễn Hoàng Cầu, Tổ trưởng tổ phụ trách về an ninh trật tự xã Tam Lãnh thuộc Công an huyện Phú Ninh cho biết, sau khi được báo cáo, Công an huyện tăng cường gần 20 chiến sĩ kết hợp với lực lượng tại địa phương triển khai các chốt chặn các con đường lên bãi quặng nhà máy vàng nhằm ổn định tình hình.
Riêng từ chiều 18/3 có khoảng 200 người đã chuẩn bị sẵn sàng bao tải chờ đến chập choạng tối hòng xông vào bãi quặng của nhà máy vàng Bồng Miêu để mang về. Khi đến tối, người dân kéo lên càng đông tuy nhiên với sự có mặt kịp thời của lực lượng Công an nên người dân không thể ra tay. Sau đó lực lượng Công an dùng loa tay kêu gọi người dân trở về, thiếu úy Cầu cho biết thêm.
Lực lượng công an lập chốt để kiểm soát tình hình an ninh tại khu vực
Trước đó, theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam, cơ quan chức năng địa phương đã mở đợt truy quét, đẩy đuổi, xử lý các đối tượng khai thác vận chuyển trái phép quặng trên địa bàn, đặc biệt tại các điểm nóng là khu vực do công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu quản lý và khai thác như: Núi Kẽm, Nghách Chụm, Thác Trắng, đồi AD1...
"Sau ba ngày truy quét (từ ngày13/3-15/3), lực lượng chức năng đã phá hủy hơn 40 máy nổ và dàn máy phát điện, máy nghiền đá các loại thu giữ trên 3.000m dây dẫn nước tháo dỡ và tiêu hủy gần 50 lán trại dựng tại các khu vực trái phép... cùng khoảng khoảng 200 đối tượng bị đẩy đuổi. Tuy nhiên còn lại bao nhiêu người trong núi thì không thể thống kê được do địa hình rất phức tạp", thiếu úy Cầu cho biết thêm.
Lực lượng truy quét đang phá bỏ máy móc của các đối tượng khai thác vàng trái phép tại khu vực khai thác của Công ty Bồng Miêu
Trước đó, để đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương, Bộ Công an đã có quyết định thành lập đồn công an tại khu vực mỏ vàng Bồng Miêu với biên chế lực lượng thuộc công an tỉnh Quảng Nam và dự kiến trong tháng tới, đồn công an sẽ được xây dựng và đi vào hoạt động.
Theo vietbao
Mẹ ôm con nhảy sông tự vẫn: Người chồng lên tiếng Nén nước mắt, anh Quang kể: Khi cậu con trai lớn đã cứng cáp, vợ chồng anh quyết định sinh thêm con. Khi biết vợ có thai, anh rất vui mừng và đỡ đần vợ nhiều việc, trong đó có việc giặt giũ và phơi phóng quần áo. Hai ngày sau khi xác mẹ con chị Nguyễn Thị Thắm, SN 1982, trú tại...