Tác hại của thói quen tráng miệng bằng trái cây sau bữa ăn
Thông thường sau mỗi bữa ăn, nhiều người thích nhâm nhi vài miếng trái cây tráng miệng. Đây là một thói quen có hại cho sức khỏe bởi những lý do dưới đây.
Các nhà nghiên cứu lý giải, thức ăn sau khi đưa vào dạ dày sẽ phải lưu lại từ một đến hai giờ mới tiêu hóa xong. Lúc này dạ dày đang phải căng ra để chứa thức ăn. Nếu trong khoảng thời gian “cao điểm” này, bạn tiếp tục ăn thêm trái cây sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày. Hơn nữa trong thành phần trái cây có chứa một số lượng lớn các loại axit, đường, glucose, fructose, tinh bột… càng làm tăng thêm sự lưu trệ tại cơ quan tiêu hóa.
Các nhà khoa học cho biết, thời gian lưu lại trong dạ dày của những loại thức ăn này cũng khác nhau, đường khoảng 1 tiếng, protein khoảng 2-3 tiếng, còn chất béo khoảng 5-6 tiếng. Khi ăn hoa quả ngay sau bữa ăn, hoa quả vốn là loại thức ăn tiêu hóa nhanh sẽ chịu ảnh hưởng của chất bột, protein và chất béo – là những chất tiêu hóa chậm, những thứ này thường lưu lại ở trong dạ dày khoảng 1-2 tiếng hoặc lâu hơn, sau đó được phân giải nhờ các phản ứng hóa học xảy ra dưới tác dụng của dịch tiêu hóa, sau khi phân giải mới hấp thụ vào ruột non.
Ăn trái cây tráng miệng sau bữa ăn không tốt cho sức khoẻ (ảnh minh hoạ).
Nếu hoa quả cũng bị chặn lại và lưu lại trong dạ dày cùng với các chất đó thì thành phẩn chủ yếu của hoa quả là đường sẽ phát sinh phản ứng lên men dưới nhiệt độ cao trong dạ dày, tạo ra cồn và độc tố, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, táo bón… Gây ảnh ưởng không tốt cho đường tiêu hóa, dẫn đến các chứng bệnh như: đau bụng, tiêu chảy, táo bón…
Video đang HOT
Đặc biệt, nếu ăn đồ ăn là tôm, cua, cá… giàu hàm lượng canxi, thì sau bữa ăn nên ăn ít hoa quả, đặc biệt là quýt, lựu, nho… Bởi vì canxi sẽ kết hợp với axit tannic trong hoa quả hình thành nên một hợp chất rắn là axits tannic canxi. Điều này không chỉ giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn mà còn ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, tiêu chảy, táo bón…
Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cao bạn nên ăn trái cây vào giữa các bữa ăn như giữa bữa sáng và bữa trưa, bữa trưa và bữa tối để giảm tải cho dạ dày và việc hấp thụ các vi chất có trong trái cây được tốt hơn cũng như không làm ảnh hưởng đến việc tiêu hoá thức ăn của các bữa ăn chính.
Theo Thoa Nguyễn
Đời sống & Pháp luật
Tác hại không ngờ của việc cho trẻ bú bình khi ngủ
Trẻ bú bình khi ngủ có thể dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe như sặc sữa, sâu răng hay viêm tai, thậm chí tử vong.
Sâu răng do bú bình khi ngủ. Khi con đã mọc răng, bạn không nên để bé ngậm bình sữa trong lúc ngủ. Các mảng bám sẽ gây bệnh sâu răng. Nếu trầm trọng, răng có thể bị nhiễm trùng nặng cần phải nhổ bỏ.
Ngoài ra, việc mút núm vú giả sẽ tạo lực ép vào hàm khiến răng, xương phát triển lệch lạc. Điều đó ảnh hưởng đến cấu tạo của hàm trên và dưới, khiến trẻ có thể bị hô.
Bé dễ sặc. Trường hợp này rất nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Bởi sữa vẫn có thể chảy vào họng dù bé không mút.
Ngứa da. Sữa có thể chảy xuống má trẻ khiến da bé ẩm ướt gây kích ứng và ngứa.
Nhiễm trùng tai. Theo Sg.theasianparent, nếu trẻ vừa nằm ngủ vừa bú bình, sữa có thể chảy vào tai, gây nhiễm trùng.
Vấn đề về phổi. Họng của con người có hai đường dẫn khác nhau. Một đường để không khí vào, ra phổi, phần còn lại có tác dụng cho thức ăn và các dung dịch đi trực tiếp vào dạ dày. Khi trẻ nằm trên giường ngủ mà vẫn ngậm ti bình, đường tới phổi vẫn mở để không khí đi vào. Vì vậy, một lượng nhỏ sữa vào qua đường thở xuống phổi cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Theo Linh Chi/Báo Kiến Thức
15 tác hại nghiêm trọng của thực phẩm chế biến Những thực phẩm chế biến nhiều màu sắc, thơm ngon, tuy nhiên, bạn nên biết đến những tác dụng phụ nguy hiểm của chúng. Béo phì và các vấn đề sức khỏe: Tác hại của các loại thực phẩm chế biến là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng rối loạn trao đổi chất. Cơ chế xử lý và tiêu hóa...