Tác hại của phụ gia thực phẩm đối với sức khỏe trẻ em
Trẻ em phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe do tiếp xúc với một số phụ gia thực phẩm và hóa chất sử dụng trong vật liệu đóng gói, theo một tuyên bố mới đây của Hội Nhi khoa Mỹ (AAP).
Các bậc cha mẹ được đề nghị giảm thực phẩm chế biến và đóng gói kỹ trong chế độ ăn của con em và tăng lượng rau quả tươi.
Báo cáo có tựa đề “Phụ gia thực phẩm và sức khỏe trẻ em” được công bố trên tạp chí Pediatrics ngày 23/ 7.
BS. Leonardo Trasande, một thành viên của Hội đồng Sức khỏe môi trường của AAP, nói: “Là những bác sĩ nhi, chúng tôi đặc biệt lo ngại về khoảng trống đáng kể trong số liệu về ảnh hưởng sức khỏe của nhiều hóa chất này đối với trẻ em”.
Các tác giả hy vọng báo cáo sẽ thúc đẩy việc quản lý tốt hơn các chất phụ gia có hại. Cho đến lúc đó, BS. Trasande khuyến cáo giảm tiêu thụ thực phẩm đóng hộp, tránh đồ nhựa trong lò vi sóng, và tăng cường ăn trái cây và rau tươi thay cho thực phẩm chế biến kỹ.
Dưới đây là bốn trong số các hóa chất phổ biến được các tác giả liệt kê trong của báo cáo, bao gồm các tác hại tiềm ẩn mà chúng có thể gây ra đối với sức khỏe của trẻ em.
1. Màu thực phẩm nhân tạo
Báo cáo trích dẫn các nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa phẩm màu thực phẩm và tăng hành vi tăng động ở một số trẻ. Sau khi loại bỏ phẩm màu thực phẩm tổng hợp ra khỏi chế độ ăn, những nhóm trẻ này này đã giảm các triệu chứng của rối loạn tăng động thiếu chú ý.
Video đang HOT
2. BPA và các bisphenol khác
Bisphenol A (BPA) là chất được sử dụng để làm cứng các bao bì đựng bằng nhựa và lớp phủ trong các lon/hộp kim loại. Trong khi FDA cấm sử dụng chất này trong các loại cốc mút và và bình sữa cho trẻ em, thì không có giới hạn nào đối với các sản phẩm khác.
Tuy một số nghiên cứu cho thấy người lớn có thể dung nạp bisphenol, song chất này có thể gây hại nhiều hơn cho trẻ em và trẻ nhỏ vì cơ thể chúng vẫn đang phát triển. Một số nguy cơ được đề cập trong báo cáo bao gồm những thay đổi ở thời điểm dậy thì, tăng mỡ cơ thể, giảm khả năng sinh sản, v.v…
3. Phthalat
Phthalat, thường được sử dụng trong bao bì nhựa và một số hình thức đóng gói khác, có liên quan đến các vấn đề sức khỏe ở trẻ em như nguy cơ cao bị hen, cao huyết áp, béo phì, và nhiều bệnh khác nữa.
Các tác giả của báo cáo khuyến cáo mạnh mẽ các bậc phụ huynh không hâm nóng trong lò vi sóng các thực phẩm hoặc đồ uống (kể cả sữa công thức cho trẻ dưới 1 tuổi và sữa mẹ đã hút) trong đồ đựng bằng nhựa vì điều này có thể khiến phthalat và BPA thôi nhiễm vào thức ăn.
4. Nitrat và nitrit
Các chất phụ gia này được sử dụng để bảo quản và tăng cường màu sắc của các loại thực phẩm như thịt chế biến sẵn. Báo cáo cho biết nitrat và nitrit có thể cản trở sản sinh hoóc-môn tuyến giáp và thậm chí dẫn đến tăng sản sinh các hợp chất gây ung thư trong một số trường hợp.
Các chất perfluoroalkyl, được sử dụng trong bao bì thực phẩm, cũng bị lưu ý về tác hại của chúng đối với hệ thống giáp trạng.
BS. Trasande nói: “Thậm chí ở mức độ cơ bản, chúng tôi hiểu rằng hoóc-môn tuyến giáp không chỉ quan trọng với sự phát triển trí não mà còn với cả chức năng tim, chức năng xương, cơ bắp. Thực tế mọi hệ thống cơ quan đều được xúc tác bởi chức năng nội tiết của tuyến giáp”.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Kem chống nắng có hiệu quả với mọi làn da?
Những người có làn da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời nên bổ sung cách bảo vệ da ngoài kem chống nắng để tự bảo vệ mình, theo phát hiện mới.
Shutterstock
Trang Medical Daily dẫn nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí da liễu JAMA vào ngày 27.6.
Những người có làn da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời bao gồm người lớn tuổi, người bị mụn trứng cá, trẻ em, những người được chẩn đoán mắc các bệnh như viêm da dị ứng, người da trắng cũng thuộc nhóm này vì họ không có nhiều melanin như những người có các loại da sẫm màu hơn.
Người da trắng và nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ phát triển khối u ác tính cao hơn so với dân số nói chung, theo Viện Da liễu Mỹ.
Hơn 28.500 người Mỹ trưởng thành đã được kiểm tra trong một cuộc khảo sát quốc gia được tiến hành bởi nhóm nghiên cứu. Trong số đó, gần 16.000 người có làn da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời - nhóm này cũng có tỷ lệ cháy nắng cao nhất.
Nghiên cứu tìm thấy rằng những người thuộc vào làn da nhạy cảm chỉ sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời có nguy cơ cháy nắng cao nhất.
Trong khi đó, những người tham gia vào các phương pháp bảo vệ bổ sung có nguy cơ cháy nắng thấp nhất. Phương pháp bổ sung bao gồm đội mũ, mặc quần áo bảo hộ và hạn chế phơi nắng khi ở dưới bóng râm, theo Medical Daily.
"Phát hiện đáng ngạc nhiên và phản tác dụng nhất là sử dụng kem chống nắng thường xuyên, trong trường hợp không có các hành vi bảo vệ khác, có liên quan đến khả năng bị cháy nắng cao nhất", nhà nghiên cứu Kasey Morris từ Viện Ung thư Quốc gia ở Bethesda, Maryland (Mỹ) cho biết.
Nghiên cứu này nhấn mạnh các khuyến cáo rằng kem chống nắng không nên được sử dụng là biện pháp duy nhất.
Trong khi ánh sáng mặt trời là cần thiết để tăng nồng độ vitamin D, điều chỉnh giấc ngủ, và thậm chí cải thiện tâm trạng, nhưng phơi nhiễm kéo dài và không được bảo vệ có thể dẫn đến nhiều tác hại hơn là tốt.
Tia cực tím (UV) có thể gây cháy nắng, làm hỏng mắt, làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ ung thư da. Theo Tổ chức Ung thư da, 90% ung thư da không phải do tế bào sắc tố có liên quan đến việc tiếp xúc với tia UV từ mặt trời.
Alan Geller tại Trường Y tế Công cộng T.H Chan ở Boston, Massachusetts (Mỹ) cho biết bóng râm là phương pháp chống nắng phổ biến nhất, được sử dụng bởi 40% số người được hỏi. Phương pháp này vừa hiệu quả vừa rẻ tiền, ông nói.
Chúng ta không thể thay đổi loại da hoặc lịch sử gia đình, nhưng chúng ta có thể thận trọng cho bản thân và trẻ em để ngăn ngừa cháy nắng, có ảnh hưởng tiêu cực đến AND của chúng ta, theo Medical Daily.
Theo thanhnien.vn
Khi nào ho ra máu mới là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng? Ho ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nghiêm trọng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng như vậy. Đôi khi ho ra máu hoặc đờm có máu chỉ là do một số bệnh nhiễm trùng thông thường. Ho ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh phổi nghiêm trọng như ung thư hay thuyên tắc phổi - SHUTTERSTOCK...