Tác hại của khói nhang thơm đối với sức khỏe con người
Việc đốt nhang thơm là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt. Tuy nhiên, nó có thể gây những tác hại đối với sức khỏe.
Ho và hắt hơi: Kết quả của nhiều nghiên cứu đã cho thấy những tác hại của nhang thơm đối với sức khỏe. Khí cacbon monoxit có trong khói nhang có thể gây sưng các tế bào phổi, từ đó gây các vấn đề về hô hấp.
Hen suyễn: Sự cháy của cây nhang thải ra các khí độc hại như lưu huỳnh đioxit và cacbon monoxit. Thường xuyên hít phải các khí này có thể gây các vấn đề về hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hay bệnh hen suyễn.
Dị ứng da và mắt: Nghiên cứu đã chứng minh thường xuyên sử dụng nhang thơm có thể gây dị ứng ở mắt, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi. Bên cạnh đó, những người có da nhạy cảm nếu thường xuyên tiếp xúc với khói nhang cũng có thể mắc các triệu chứng dị ứng da.
Ung thư phổi: Thường xuyên tiếp xúc với khói tỏa ra từ cây nhang cháy có thể sản sinh ra các tế bào ung thư trong khí quản.
Sự tích tụ các chất độc hại: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng khói tỏa ra từ nhang thơm chứa các chất như chì, sắt và magie, do đó thường xuyên ngửi khói nhang sẽ gây tích tụ các chất độc hại trong cơ thể.
Video đang HOT
Tăng nguy cơ mắc tim mạch: Sử dụng nhang thơm trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim nguy hiểm đến tính mạng lên 10- 12%. Khói nhang chứa các chất độc hại có thể gây tổn thương tim đến mức không thể điều trị.
Các biện pháp bảo hộ: Nhang thơm gây ô nhiễm không khí trong nhà bạn với khí cacbon monoxit có trong khói nhang. Để phòng ngừa các vấn đề sức khỏe, hãy tránh sử dụng nhang với số lượng lớn, đồng thời tránh thắp nhang trong không gian không thoáng khí./.
T.H/VOV.VN (biên dịch)
Theo Onlymyhealth
Thực phẩm giúp tăng đề kháng thời điểm giao mùa
Thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh.
Vào thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường, lúc khô hanh lúc ẩm ướt, khiến cơ thể không thích ứng kịp. Đây chính là thời điểm thuận tiện cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển. Đồng thời, các ca bệnh giao mùa cũng tăng lên.
Bệnh giao mùa thường gặp
Những bệnh hô hấp thường gặp lúc giao mùa như: cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi và những bệnh mạn tính dễ tái phát như hen phế quản, giãn phế quản, bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính (COPD)... Ngoài ra, cần kể đến bệnh đau mắt đỏ, dị ứng da, đau xương khớp,... cũng xuất hiện nhiều hơn.
Lúc giao mùa, bạn dễ gặp các bệnh về hô hấp.
Với người cao tuổi, khi thay đổi thời tiết làm tái phát các bệnh mạn tính của hệ hô hấp, các yếu tố ô nhiễm môi trường, các bệnh lý nhiễm khuẩn vùng răng miệng, đặc biệt các bệnh lý tuổi tác như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận làm hệ miễn dịch suy yếu, khiến dễ mắc bệnh hô hấp.
Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng cần quan tâm vì sức đề kháng trong giai đoạn mang thai yếu hơn bình thường. Thai phụ khi mắc cảm cúm thường ngại dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, khiến bệnh kéo dài và cơ thể mệt mỏi. Vì vậy, việc phòng bệnh là ưu tiên hàng đầu với thai phụ, bằng cách hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh hô hấp. Những phụ nữ có bệnh hô hấp mạn tính cũng cần theo dõi và kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe trong giai đoạn mang thai.
Sử dụng thực phẩm giúp phòng chống bệnh
Trà
Những người uống 5 tách trà đen mỗi ngày trong vòng 2 tuần có khả năng kháng lại các loại vi rút xâm nhập vào thân thể gấp 10 lần so với những người không có thói quen này. Vì các amino axit có trong trà có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch nhanh chóng giúp bạn luôn có được sức khỏe dồi dào.
Bưởi
Bưởi có thể giúp điều trị một số bệnh giao mùa như cảm lạnh, tan sỏi mật, tăng cường miễn dịch
Bạn có thể dùng nước bưởi hoặc ăn tép bưởi đều tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số trường hợp đang sử dụng các loại thuốc chống số, an thần hay cao huyết áp thì việc sử dụng nước ép bưởi có thể gây ra ngộ độc cho cơ thể. Vì vậy khi đang dùng các loại thuốc trên, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Tỏi
Tỏi có tác dụng chữa cảm cúm, chống viêm nhiễm.
Từ lâu đời, con người đã biết sử dụng tỏi để chữa bệnh như nhỏ nước tỏi vào mũi để chống cúm, nhỏ mũi cho gà để chữa bệnh và phòng bệnh... Hiện nay, nhiều nước trên thế giới, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu phát hiện ra trong tỏi có selen và các nguyên tố vi lượng chứa kháng khuẩn allicin làm tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, làm giảm huyết áp cao và nhiều bệnh nâng cao sức khỏe.
Những công dụng của tỏi như phòng ung thư, chữa cảm cúm, chống viêm nhiễm...
Một số cách phòng tránh các bệnh thời điểm giao mùa
- Giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách tăng cường vận động.
- Ăn đầy đủ chất và các nhóm dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.
- Tiêm phòng vaccine cúm đầy đủ.
- Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng, ít bụi bẩn.
- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng, tránh khạc nhổ bừa bãi.
- Hạn chế thức ăn lạnh, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
Theo baonhandao
Cả làng quây tôn, dựng chốt bảo vệ cây sưa 22 tỷ ở Vĩnh Phúc Nhiều năm nay, dân xóm Trại, Mai Yên, xã Trung Kiên (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) quây tôn, dựng chốt bảo vệ hai cây sưa cổ. Chỉ cần có người lạ vào xóm, lập tức kẻng báo động kêu vang. Xóm Trại, thôn Mai Yên, xã Trung Kiên, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) nằm bên bờ sông Cà Lồ yên ả. Trong một chuyến...