Tác giả Vũ Chất viết từ điển gây sốc là ai: Hàng loạt chuyên gia bó tay
Trước những nội dung bất cập trong cuốn “ Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh” được phản ánh gần đây, nhiều người đang đặt ra câu hỏi: Vậy tác giả Vũ Chất viết ra cuốn từ điển này là ai?
Để giải đáp về điều này, PV đã liên hệ tới những người có uy tín trong lĩnh vực từ điển học để có thêm thông tin về tác giả Vũ Chất. Tuy nhiên, câu trả lời hầu như chỉ là những cái lắc đầu.
Trao đổi với PV, PGS.TS Phạm Văn Tình (Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam) cho biết không hề biết đến tác giả Vũ Chất và cũng chưa nghe thấy tên trong làng từ điển bao giờ.
“Gần như không thấy xuất hiện ở tất cả các loại từ điển và đây là cuốn từ điển đầu tiên mà tôi thấy đứng tên tác giả này. Vũ Chất có thể là tên tác giả thật trên đời này nhưng không ngoại trừ khả năng có thể là chỉ bút danh của một ai đó”, ông Tình nói.
Tuy nhiên, theo ông Tình, khi gặp vấn đề thì đầu mối trách nhiệm đầu tiên là phải tìm về các nhà xuất bản, vì đó là xuất bản phẩm của họ tung ra thị trường.
Theo ông Tình phân tích, vẫn có trường hợp, thậm chí các nhà xuất bản cũng không biết được tác giả cụ thể là ai bởi do quá trình làm việc chỉ thông qua đối tác liên kết (như nhà sách, công ty nào đó,…).
“Con đường bản thảo của tác giả đến nhà xuất bản không chỉ bằng con đường từ tác giả trực tiếp mà có thể qua nhiều kênh khác nhau. Đối tác liên kết chỉ báo cáo bản thảo và tên chứ không phải tác giả trực tiếp liên hệ.
Trường hợp này có thể xảy ra nhiều lắm chứ và nếu như thế thì chuyện nhà xuất bản cũng không biết tác giả này là ai cũng là điều đương nhiên”, ông Tình cho biết.
Video đang HOT
Còn TS. Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyên trưởng phòng từ điển Ngữ văn khẳng định chắc chắn trước đây bà đã từng viết bài phản ánh, phê bình liên quan đến một loạt cuốn từ điển, trong đó có điểm đến cuốn của tác giả Vũ Chất có nội dung tương tự cuốn được báo phản ánh. Tuy nhiên, khi được hỏi thông tin về tác giả Vũ Chất, bà Lan cũng chỉ lắc đầu.
“Có thể là bút danh của một tác giả nào đấy hoặc cũng có thể Vũ Chất chỉ là một cái tên người ta đặt ra để kinh doanh sách. Không ai biết Vũ Chất là ai để mà truy nguyên, như chúng tôi đây cũng mù tịt thông tin về tác giả này”, bà Lan nói.
Theo bà Lan, trong quá trình nghiên cứu từ điển, bà đã gặp rất nhiều trường hợp, nhiều người lấy một cái tên nào đó rồi làm nhái, xào xáo, cắt xén nội dung rồi bán ra thị trường, tự nhận là sách của mình.
Khi được hỏi về điều này, ông Phạm Hùng Việt, Nguyên Viện trưởng Viện từ điển học và bách khoa thư Việt Nam cho biết: “Tác giả Vũ Chất thì ngay những người trong ngành từ điển học như chúng tôi cũng không biết và không thấy tác phẩm của ông này trong làng từ điển. Chưa thấy cuốn từ điển nào đứng tên ông ấy bao giờ. Chỉ sau khi phát hiện ra cuốn Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh thì mới biết đến tác giả này”
Đồng quan điểm với bà Nga, ông Việt cho rằng, không ngoại trừ khả năng một người nào đấy chỉ lấy một cái tên nào đấy để trốn tránh trách nhiệm khi tung sách ra thị trường, với mục đích kinh doanh.
Theo Infonet
Xử lý nghiêm vụ từ điển tiếng Việt gây sốc
Trước hết, Nhà xuất bản Trẻ cần giải trình. Sau khi xác định những lỗi sai, nhẹ thì sửa chữa mới được phát hành, nặng phải thu hồi, cấm lưu hành vĩnh viễn.
Chuyên gia bàng hoàng
Khi được hỏi về cuốn từ điển tiếng Việt gây sốc, chuyên gia ngôn ngữ học PGS.TS Phạm Văn Tình (Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam) cho biết, không chỉ việc chọn hệ thống từ ngữ đưa vào cuốn từ điển chưa được cẩn thận mà việc giải thích một số từ lại đơn giản đến mức ngô nghê. Thậm chí, nhiều từ giải thích theo kiểu cộng gộp nghĩa một cách cơ học.
Ngoài ra, theo ông Tình, trong cuốn từ điển này, nhiều từ được giải thích theo nghĩa hẹp hoặc sai hoàn toàn. Từ "bế mạc" được giải thích là "hết dứt buổi hát", dù đúng là có nghĩa kết thúc nhưng không chỉ là "buổi hát" mà còn để chỉ cả những sự kiện, hội nghị...
Hay như từ "bia", giải thích như trong cuốn từ điển - "tấm đá có khắc tên ngày giờ người chết dựng trước mả" cũng làm hẹp khái niệm. Trước hết, cần hiểu là tấm đá lớn được khắc chữ để ghi lại sự việc người đời cần ghi nhớ hoặc để làm mộ chí. Ngoài ra còn nghĩa là đích để bắn, rồi còn có nghĩa là một thức uống có độ cồn nhẹ. Có thể thấy rằng, "bia" để bắn có thể ít được sử dụng nhưng "bia" với nghĩa là một đồ uống là rất phổ biến"...
Riêng từ "lấy" giải thích với nghĩa chính ngay là "cưới vợ, cưới chồng, giao cấu...", theo ông Tình thực sự là suy luận rất tùy tiện và sai nghiêm trọng. Bởi từ này dù có thể hiểu được một nghĩa phụ là "lấy vợ lấy chồng" nhưng cũng không thể cho "giao cấu" vào cùng.
"Chưa kể, là từ điển, đầu tiên phải đi vào cái nghĩa cơ bản của từ đó trước đã. "Lấy" được hiểu là đưa cái của mình hoặc cái sẵn có ở đâu đó để làm việc gì đấy. Nghĩa mà từ điển đưa ra đầu tiên là lại là nghĩa phụ, xa so với nghĩa chính" - ông Tình nói.
Nhẹ sửa chữa, nặng thu hồi
Phản hồi sau khi nhận được thông tin phản ánh về quyển từ điển tiếng Việt dành cho học sinh, NXB Trẻ cho biết đã kiểm tra và thấy rằng thị trường không có lưu hành cuốn từ điển này.
"Nếu quý báo thấy ở đâu trên thị trường hiện đang lưu hành cuốn sách trên, vui lòng cho chúng tôi biết địa chỉ hoặc quý báo có trong tay quyển sách trên, xin cho chúng tôi mượn lại. Chúng tôi sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết để làm sáng tỏ vụ việc. Trong trường hợp cần thiết, NXB Trẻ sẽ báo cáo các cơ quan chức năng vào cuộc hoặc khởi kiện theo các quy định của pháp luật nếu thật sự thương hiệu của NXB Trẻ bị mạo nhận và xâm phạm" - phía NXB Trẻ tuyên bố.
Cuốn từ điển tiếng Việt có trong Thư viện quốc gia Việt Nam.
Để xác minh việc này, phóng viên đã liên hệ tới hệ thống lưu trữ của Thư viện Quốc gia Việt Nam. Trong thư viện, có cuốn từ điển này mang mã số VN01.01948; phía trong có ghi lời giới thiệu và lý lịch xuất bản: "Cuốn sách này được in 1000 cuốn, khổ 8x13 cm. Số đăng ký kế hoạch xuất bản 15/67 do Cục Xuất bản cấp ngày 04/01/2001 và giấy trích ngang KHXB số 106/2001".
Bà Phan Thị Kim Dung - giám đốc Thư viện quốc gia Việt Nam cho biết, tất cả các cuốn sách, từ điển đưa vào để phục vụ bạn đọc tại Thư viện quốc gia hoàn toàn theo đường chính thống và được ghi trong sổ lưu chiểu. Theo bà Dung, việc cuốn Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh với những nội dung báo phản ánh đang tồn tại ở Thư viện quốc gia.
"Thư viện quốc gia đang lưu giữ, người ta nộp vào hai bản, một bản cho vào lưu chiểu vĩnh viễn còn một bản được đưa ra để phục vụ cho bạn đọc. Tất cả các cuốn sách, từ điển đưa vào để phục vụ bạn đọc tại Thư viện quốc gia hoàn toàn theo đường chính thống, và được ghi trong sổ lưu chiểu. Đương nhiên cuốn này là của Nhà xuất bản Trẻ" - bà Dung nói.
Bà Phan Thị Kim Dung, giám đốc Thư viện quốc gia Việt Nam.
Ngoài ra, bà Dung cũng cho biết thêm: "Tất cả những cuốn sách được lưu giữ tại Thư viện quốc gia là của các nhà xuất bản trên cả nước nộp lưu chiểu về. Trường hợp nếu Thư viện quốc gia mua để trao đổi quốc tế, hoặc để bổ sung cho bạn đọc tại Thư viện Quốc gia thì cũng qua con đường chính thống là mua và đặt hàng từ các nhà xuất bản, chứ Thư viện quốc gia không mua qua hình thức "chui lủi" ở đâu khác".
Trả lời về vấn đề xử lý cuốn từ điển tiếng Việt của tác giả Vũ Chất, ông Chu Hòa - Cục trưởng Cục Xuất bản khẳng định: "Trước hết, Cục Xuất bản sẽ có công văn yêu cầu Nhà xuất bản Trẻ giải trình về vấn đề. Nếu ban biên tập của NXB làm sai đến đâu họ cũng phải nhìn nhận đến đó. Cục sẽ lấy thêm ý kiến từ Hội đồng khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam để xác định chính xác lỗi sai và mức độ sai phạm. Sau khi đã xác định những lỗi sai của cuốn từ điển này, nhẹ thì sửa chữa rồi mới được phát hành, nặng thì thu hồi, cấm lưu hành vĩnh viễn".
Theo Minh Tuệ - Lê Thanh/Báo Người lao động
Định nghĩa khiếp đảm ở Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh Bia: tấm đá có khắc tên ngày giờ chết trước mả; Bồ bịch là bạn bè thân thích; Bế mạc: hết dứt buổi hát... là các định nghĩa gây sốc trong "Từ điển tiếng Việt". Theo anh N.Đ.C ( người chia sẻ bức ảnh này trên Internet) thì đây là nội dung cuốn từ điển do tác giả Vũ Chất biên soạn. Thậm...