Tác giả truyện The Witcher ôm hận vì game bán quá chạy mà chẳng nhận được xu nào
Thực tế “cám cảnh” này xuất phát từ chính quyết định sai lầm của chính nhà văn Andrzej Sapkowski – tác giả bộ tiểu thuyết The Witcher.
Có thể bạn chưa biết, nhưng series game nhập vai lừng danh The Witcher có xuất phát điểm là một bộ tiểu thuyết chứ không phải do đội ngũ CD Projekt Red sáng tạo ra. Tác giả của The Witcher – tiểu thuyết gia Andrzej Sapkowski mới đây đã có vài chia sẻ rất thú vị về việc ông cảm thấy… tiếc như thế nào khi quyết định bán bản quyền The Witcher cho hãng game Ba Lan.
The Witcher 3 – một trong những dòng game RPG thành công nhất hiện hành.
Ban đầu khi Sapkowski nhận được đề nghị mua bản quyền tác phẩm The Witcher từ phía CD Projekt Red, ông không hề có chút niềm tin nào vào việc series game cùng tên sẽ gặt hái được thành công. Vì lý do này, Sapkowski chọn hình thức thanh toán một lần duy nhất thay vì hưởng phần trăm từ doanh số suốt đời.
“ Không, làm gì có lợi nhuận nào. Các anh cứ đưa tôi một khoản tiền ngay bây giờ. ” – Sapkowski hồi tưởng lại về quyết định dại dột của mình. Ông không ngờ rằng chỉ vài năm sau, The Witcher không chỉ trở thành niềm tự hào của đất nước Ba Lan mà còn được đánh giá như một trong những series game nhập vai hay nhất lịch sử.
Mặc dù ông Sapkowski không đề cập cụ thể số tiền mà ông nhận được từ việc bán bản quyền The Witcher là bao nhiêu nhưng dựa trên doanh số hàng chục triệu bản của series The Witcher 3 gộp lại trong suốt hơn 10 năm qua, chắc chắn nhà văn này đã có một quyết định sai lầm đủ khiến ông hối hận mãi từ nay về sau.
Trớ trêu thay, Sapkowski còn chia sẻ rằng khi bộ tiểu thuyết The Witcher chưa ra mắt, ở Ba Lan khái niệm giả tưởng hay “fantasy” thường bị coi là chỉ dành cho lũ trẻ con mới lớn. Sapkowski đã giúp xóa bỏ định kiến ấy với những giai thoại đầy hấp dẫn về những thợ săn quái vật mang tên gọi The Witcher. Nhưng sau đó chính bản thân ông lại tỏ ra kì thị về video game, không tin tưởng rằng CD Projekt Red có thể chuyển thể tác phẩm của mình đầy thành công đến như vậy để rồi chẳng bao lâu sau phải nhận lấy một bài học nhớ đời.
Theo GameK
Video đang HOT
10 game đỉnh này đã bước sang tuổi thứ 10 trong năm nay, bạn đã thấy già chưa?
Thật khó có thể tưởng tượng FPS ngày nay sẽ có bộ dạng thế nào nếu thiếu đi sản phẩm đã thay đổi cả một thể loại này. "Call of Duty 4: Modern Warfare" đã đưa thương hiệu này lên một tầm cao mới, và gửi đến người chơi những khía cạnh hoàn toàn mới về bắn súng quân sự truyền thống, nhào nặn cốt truyện hay và nhân vật thuyết phục, đồng thời cải thiện trải nghiệm multiplayer.
Chơi game là một thú vui gắn liền với từng năm tháng trưởng thành của một con người, và trở thành một phần ký ức trong tâm trí của mỗi fan hâm mộ. Do đó mỗi khi nhìn lại một tựa game nào đó và giật mình nhận ra rằng "Đã 10 năm rồi ư? Vẫn nhớ chơi game này hồi đại học mà" và rồi trải nghiệm một cảm giác hoài niệm vô cùng về một thời niên thiếu tươi đẹp, không phải lo âu đến mọi sự trong cuộc sống mà chỉ chăm chăm phá đảo game này để còn phá đảo cả game kia nữa. Sau đây, chúng ta sẽ đến với danh sách 10 tựa game nổi tiếng có ảnh hưởng đến cả một thế hệ đã bước sang tuổi thứ 10 trong năm 2017.
The Witcher (2007)
Dựa trên một series tiểu thuyết cùng tên, "The Witcher" là một RPG chất lượng, đưa người chơi khám phá một mảnh đất giả tưởng hoàn toàn mới lạ với chiều sâu về mặt nội dung. Là sản phẩm mở đầu cho một thương hiệu, nó đương nhiên có tồn tại một số vấn đề nhỏ, nhưng vẫn có thể thuyết phục người chơi thành công, đặt nền móng cho các sản phẩm sequel vĩ đại về sau này.
Assassin's Creed (2007)
Kết hợp yếu tố lịch sử và khoa học viễn tưởng, "Assassin's Creed" đã tạo nên một bước đột phá dành cho thể loại game lén lút hành động thế giới mở và giúp xây dựng nên một trong những thương hiệu game ăn khách nhất thời điểm hiện tại. Nhờ nền đồ họa đẹp, sự chi tiết và cả một cơ chế gameplay thú vị, nó khiến người chơi cảm thấy thỏa mãn vô cùng bằng các pha ám sát ảo diệu.
Mass Effect (2007)
Được phát triển bởi BioWare,nhà vô địch của RPG phương Tây, "Mass Effect" đã mang đến một trải nghiệm khoa học viễn tưởng hoành tráng hơn bao giờ hết. Nó đã đưa khái niệm "sự lựa chọn của người chơi" lên một tầng cao mới, có ảnh hưởng trực tiếp tới cốt truyện chứ không đơn thuần là chọn cho xong.
Uncharted: Drake's Fortune (2007)
Hệ thống PlayStation 3 đã có một năm đầu tiên đầy vất vả khi giá bán cao và thiếu các tựa game độc quyền giá trị, nhưng "Uncharted" đã mang lại cho fan Sony đúng những gì họ cần. Câu chuyện phiêu lưu tìm kho báu của Nathan Drake phải nói là vô cùng lôi cuốn, giúp mang đến một trải nghiệm thật mới mẻ, có sự cân bằng về cả chiến đấu, giải đó, đồ họa, nhịp độ.
Crysis (2007)
Một thời gian dài kể từ khi ra mắt năm 2007, "Crysis" đã được coi là ông vua của đồ họa thế hệ mới, thách thức cả những phần cứng khủng nhất trên thị trường. Bên cạnh chất lượng đồ, trò chơi cũng mang đến một hệ thống chiến đấu khốc liệt, tốc độ và cho phép nâng cấp bộ giáp công nghệ cạo.
Halo 3 (2007)
Chắc hẳn là đã có cả trăm, thậm chí cả nghìn game thủ phương Tây xin nghỉ ốm vào đúng ngày "Halo 3" được phát hành. Tận dụng hoàn toàn lợi thế đồ họa của Xbox 360, "Halo 3" đã thể hiện một chất lượng vượt trội trên mọi mặt so với những phiên bản trước đó, biến câu chuyện của Master Chief trở nên sinh động và chân thực hơn bao giờ hết, cộng thêm cả một chế độ multiplayer tuyệt vời.
Super Mario Galaxy (2007)
Với số lượng game "Mario" được ra lò ở mỗi thế hệ console, thật bất ngờ khi có một sản phẩm nào trụ lại lâu với fan hâm mộ. Nhưng "Super Mario Galaxy" đã làm được điều này, và được tôn vinh là một trong những phiên bản xuất sắc nhất của cả thương hiệu lâu đời này. Với nền đồ họa 3D hiện đại và một phương thức điều khiển mang tính cách mạng, nó đã đem đến một thế giới quan rộng lớn, đa dạng và phong phú hơn bao giờ hết.
Call of Duty 4: Modern Warfare (2007)
Thật khó có thể tưởng tượng FPS ngày nay sẽ có bộ dạng thế nào nếu thiếu đi sản phẩm đã thay đổi cả một thể loại này. "Call of Duty 4: Modern Warfare" đã đưa thương hiệu này lên một tầm cao mới, và gửi đến người chơi những khía cạnh hoàn toàn mới về bắn súng quân sự truyền thống, nhào nặn cốt truyện hay và nhân vật thuyết phục, đồng thời cải thiện trải nghiệm multiplayer.
BioShock (2007)
Khống chế gen, điều khiển trí não, một thành phố dưới biển, sự thành công của "BioShock" không chỉ mang lại niềm vui cho nhà phát triển mà còn là một thành tựu đáng ghi nhận của lịch sử video game. Cốt truyện bí ẩn lôi cuốn, cơ chế bắn súng hành động tốc độ, hành trình đi qua thành phố đẹp mắt mà chết chóc Rapture lấy nguồn cảm hứng từ phim khoa học viễn tưởng và trinh thám cổ điển để giúp người chơi có một trải nghiệm độc nhất vô nhị.
The Orange Box (2007)
Một trong những gói game tổng hợp tuyệt nhất, giá trị nhất từ trước đếnnay, "The Orange Box" thưởng cho fan đến 5 tựa game hay trong cùng một đĩa. Nó mang đến chương tiếp theo của "Half-Life 2", đồng thời giới thiệu thêm 2 tựa game đã trở nên cực kỳ phổ biến theo cách rieng là "Team Fortress 2" và "Portal". Ba tựa game huyền thoại này cho thấy sự tinh hoa của Valve trong khâu sáng tạo ý tưởng, phong cách nghệ thuật và cả cơ chế gameplay thông minh, mà trên hết là không cần đầu tư quá lớn.
Theo Watchmojo
Làm ra tựa game xuất sắc nhất năm nhưng chính cha đẻ hãng game còn... chưa thèm chơi nó Bất ngờ hơn nữa là, người góp công lớn thành lập hãng game CD Projekt thậm chí còn chưa đụng vào một phiên bản The Witcher nào! Micha Kiciski đã giúp thành lập studio game Ba Lan CD Projekt hồi năm 1994. Điều này khiến ông trở thành một trong những người quan trọng nhất giúp series game nhập vai dựa trên cuốn...