Tác giả sắc lệnh di trú của chính quyền Tổng thống Trump lần đầu lên tiếng
Stephen Miller, cố vấn chính sách cấp cao của Nhà Trắng, hôm qua 12/2 đã chỉ trích phán quyết của tòa nhằm chặn sắc lệnh di trú, đồng thời cho biết thêm chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc hàng loạt phương án khác nhau để đối phó.
Stephen Miller, cố vấn chính sách cấp cao của Nhà Trắng. Ảnh: AFP/Getty.
Trả lời phỏng vấn trên chương trình “This Week” của đài ABC, cố vấn chính sách cấp cao của Nhà Trắng, Stephen Miller hôm qua 12/2 nói: “Chúng tôi có nhiều phương án khác nhau và chúng tôi đang cân nhắc tất cả các phương án đó”. Ông Miller cũng chỉ trích gay gắt Tòa phúc thẩm khu vực số 9 vì quyết định giữ nguyên phán quyết tạm ngừng thực thi sắc lệnh di trú của Tổng thống Donald Trump.
“Đây là một sự chiếm quyền. Quyền lực của Tổng thống trong vấn đề này là không phải tranh cãi. Chúng ta có nhiều nhánh cân bằng trong việc điều hành đất nước này. Tòa án không phải là tối cao”, ông Miller nói.
Video đang HOT
Giới chuyên gia cho rằng, những chỉ trích nhằm vào hệ thống tư pháp của chính quyền Tổng thống Trump có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tôn trọng đối với hệ thống tam quyền phân lập của Mỹ.
Ông Miller, 31 tuổi, được cho là đứng sau những quyết định bất ngờ của Tổng thống Trump ngay những ngày đầu nhậm chức, trong đó có sắc lệnh gây tranh cãi về hạn chế nhập cư. Nguồn thạo tin cho biết, ông Miller đã mất hàng tháng để soạn ra sắc lệnh này cùng với Steve Bannon, một cố vấn cấp cao khác của Nhà Trắng.
Sắc lệnh ban hành ngày 27/1 nêu rõ, Mỹ sẽ dừng toàn bộ việc tiếp nhận người tị nạn trong 4 tháng và cấm công dân của 7 nước – gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen – nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày. Ông Trump nói rằng, sắc lệnh này là một trong những biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Mỹ. Ông Trump cho rằng, sắc lệnh này nhằm bảo vệ nước Mỹ trước nguy cơ các cuộc tấn công khủng bố. Tuy nhiên, giới tư pháp và các cựu quan chức cho rằng, sắc lệnh này là vi hiến, đi ngược lại với giá trị Mỹ.
Tòa án ở Seattle hồi đầu tháng đã ra phán quyết tạm dừng thực thi sắc lệnh trên toàn nước Mỹ. Tòa phúc thẩm khu vực số 9 ở San Francisco cuối tuần trước cũng ra phán quyết bác bỏ kháng cáo của chính quyền Tổng thống Trump đòi khôi phục sắc lệnh ngay lập tức. Trước tình thế này, bản thân Tổng thống Trump, người cho rằng sắc lệnh hạn chế nhập cư là cần thiết để bảo vệ nước Mỹ khỏi nguy cơ khủng bố, đã chỉ trích phán quyết của tòa “nặng về chính trị”, tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi cuộc chiến pháp lý song vẫn cân nhắc ban hành sắc lệnh mới về nhập cư. Sắc lệnh mới có thể được ban hành vào đầu tuần này, ông Trump cho biết trong một bình luận trên Twitter.
Minh Phương
Theo Dantri
Bình luận bí ẩn của bà Clinton khi ông Trump thua kiện
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, người từng là đối thủ với Tổng thống Donald Trump trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, đã đăng một dòng tweet với nội dung vỏn vẹn: "3-0" sau khi tòa phúc thẩm bác kháng cáo của chính quyền về sắc lệnh di trú.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. (Ảnh: Reuters)
Trong một bình luận ngắn gọn trên Twitter vào tối qua 9/2 ngay sau phán quyết của tòa phúc thẩm về sắc lệnh di trú của Tổng thống Trump, bà Clinton viết: "3-0".
Dòng bình luận ngắn gọn nhưng ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng và làm dấy lên nhiều đồn đoán. Nhiều người tỏ ra ủng hộ, nhiều người tỏ ra không đồng tình, trong khi đó có ý kiến cho rằng, 3-0 là ngầm chỉ cả 3 thẩm phán tòa án phúc thẩm ở San Francisco bỏ phiếu giữ nguyên phán quyết tạm ngừng thực thi sắc lệnh di trú gây tranh cãi của Tổng thống Trump.
Dòng tweet ngắn gọn của bà Clinton sau khi tòa phúc thẩm bác kháng cáo của Bộ Tư Pháp Mỹ về tạm ngừng sắc lệnh di trú. (Ảnh: Twitter)
Bà Clinton là một trong số các cựu quan chức của Mỹ phản đối sắc lệnh di trú gây tranh cãi của Tổng thống Trump. Cuối tháng trước, vài ngày sau khi Tổng thống Trump ký ban hành sắc lệnh di trú, bà từng bình luận trên Twitter rằng bà ủng hộ các cuộc biểu tình, tuần hành phản đối sắc lệnh và để "bảo vệ các giá trị Mỹ, hiến pháp Mỹ".
Tổng thống Trump ngày 27/1 đã ký ban hành sắc lệnh hành pháp. Theo đó, Mỹ sẽ dừng toàn bộ việc tiếp nhận người tị nạn trong 4 tháng và cấm công dân của 7 nước - gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen - nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày. Ông Trump nói rằng, sắc lệnh này là một trong những biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Mỹ. Ông Trump cho rằng, sắc lệnh này nhằm bảo vệ nước Mỹ trước nguy cơ các cuộc tấn công khủng bố. Tuy nhiên, giới tư pháp và các cựu quan chức cho rằng, sắc lệnh này là vi hiến, đi ngược lại với giá trị Mỹ. Hàng loạt bang đã đệ đơn kiện sắc lệnh này của Tổng thống Trump, trong đó có Minnesota và Washington.
Minh Phương
Theo USToday
Tổng thống Trump sẽ đối phó thế nào sau khi thua kiện? Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có một số lựa chọn, hoặc tiếp tục cuộc chiến pháp lý hoặc sẽ phải chấp nhận điều chỉnh, thậm chí ban hành một sắc lệnh mới sau khi tòa phúc thẩm quyết định duy trì đóng băng sắc lệnh di trú gây tranh cãi của ông. Công dân Syria vui mừng khi vẫn...