Tác giả “Hạt của Chúa” đoạt giải Nobel Vật lý
Hai nhà vật lý phát hiện ra “ Hạt của Chúa”, hay còn gọi là hạt Higgs boson, đã chia nhau giải Nobel Vật lý 2013.
Ngày 8/10, hai nhà vật lý Peter Higgs, 84 tuổi ở Đại học Edeinburgh tại Scotland và Francois Englert, 80 tuổi ở Đại học Libre de Bruxelles tại Bỉ đã cùng giành giải Nobel Vật lý sau khi khám phá ra rằng một biển năng lượng vô hình tràn ngập không gian tạo thành khối lượng và tính đa dạng của các hạt trong vũ trụ.
Lý thuyết được giải thích vào năm 1964 này đã được các nhà vật lý nghiên cứu suốt một thời gian rất dài với đối tượng là một loại hạt gọi là hạt Higgs boson, hay “hạt của Chúa”. Công cuộc theo đuổi loại hạt bí mật này đã có kết quả vào tháng 7/2012 với việc phát hiện ra hạt Higgs boson tại Máy gia tốc Hạt Lớn ở CERN, Thụy Sĩ.
Tiến sĩ Higgs (phải) và Tiến sĩ Englert đoạt giải Nobel Vật lý 2013
Tiến sĩ Higgs và Tiến sĩ Englert sẽ chia nhau giải thưởng 1,2 triệu USD và sẽ được trao giải ở Stockholm vào ngày 10/12.
Video đang HOT
Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết giải thưởng này được trao “cho phát hiện về cơ chế giúp chúng ta hiểu rõ về nguồn gốc khối lượng của các hạt hạ nguyên tử.”
Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết họ vẫn chưa liên hệ được với Tiến sĩ Higgs, người đã thông báo trước là ông sẽ đi vắng vào ngày thứ Ba. Trong một cuộc điện thoại sáng ngày 8/10, nhà vật lý Alan Walker, bạn của Tiến sĩ Higgs cho biết ông này đã đi xa một thời gian mà không nói rõ là đi đâu, và ông sẽ quay lại vào thứ Sáu. Ông Walker nói rằng ông không rõ liệu Tiến sĩ Higgs, người không dùng điện thoại di động hay máy tính, có biết rằng mình đã đoạt giải Nobel hay không.
Hình minh họa thí nghiệm tìm ra “Hạt của Chúa”
Theo ông Walker, Tiến sĩ Higgs là một người khiêm tốn và không hề thích ồn ào. Có vẻ như chuyến đi này của Tiến sĩ Higgs là để tránh những ồn ào không cần thiết, vì trước khi giải Nobel Vật lý được công bố, đã có phóng viên đột nhập vào tòa nhà của ông Higgs để tìm cách phỏng vấn.
Trước đó người ta đã dự đoán giải Nobel Vật lý 2013 sẽ thuộc về các nhà khoa học làm việc tại Máy gia tốc Hạt Lớn này sau khi họ phát hiện ra một loại hạt phù hợp với các đặc điểm của hạt Higgs vào ngày 4/7/2012. Đã có hàng ngàn nhà vật lý phân tử đã tham gia làm việc trong dự án này, và đối với họ giải Nobel là một sự thừa nhận đầy danh giá.
Máy Gia tốc Hạt Lớn ở Thụy Sĩ
Tuy nhiên đối với một số người, giải Nobel Vật lý lần này lại gây thất vọng, bởi khái niệm về biển năng lượng, hay còn gọi là trường Higgs đã xuất hiện trong 3 công trình nghiên cứu xuất bản độc lập vào năm 1964.
Một nghiên cứu là của Tiến sĩ Higgs, một nghiên cứu nữa là của Tiến sĩ Englert và người đồng nghiệp Robert Brout, người đã qua đời vào năm 2011. Còn nghiên cứu thứ ba thuộc về Tom Kibble thuộc trường Imperial ở London, Carl Hagen thuộc Đại học Rochester, và Gerald Guralnik ở Đại học Brown. Nghiên cứu này được công bố muộn hơn, và các tác giả của nó đã rất nỗ lực để được công nhận thành quả của mình, tuy nhiên họ đã không thành công.
Theo thông lệ, giải Nobel không được trao cho người đã chết, và thông thường không quá 3 người được phép chia nhau một giải thưởng.
Theo khampha
Nghiên cứu về "Hạt của Chúa" đoạt giải Nobel Vật lý 2013
Tối 8.10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vinh danh nhà vật lý người Bỉ Francois Englert và nhà vật lý người Anh Peter Higgs (ảnh) về những phát hiện của họ về hạt Higgs. Kết quả này hoàn toàn nằm trong dự đoán trước đó của giới chuyên môn.
Năm 1964, nhà vật lý Peter Higgs, 84 tuổi, đã nhắc tới sự tồn tại của hạt Higgs trong một trường vô hình tồn tại khắp nơi do vụ nổ Big Bang tạo ra cách đây khoảng 13,7 tỉ năm. Năm 1972, cộng đồng khoa học dùng tên Higgs để gọi loại hạt mà Higgs đề cập. Trong khi đó, nhà vật lý Francois Englert, 81 tuổi, cũng có những nghiên cứu riêng rẽ về lý thuyết này.
Đến năm 2012, sau gần một nửa thế kỷ truy tìm nhằm giải thích cách vật chất có được khối lượng, các lý thuyết trên đã được xác nhận bởi một tập thể đồ sộ các nhà vật lý quốc tế ở trung tâm khoa học hàng đầu CERN tại Geneve (Thụy Sỹ), trên cỗ máy lớn nhất thế giới giá chục tỉ USD (tên gọi là Large Hadron Collider LHC) kết hợp với các hệ thống thí nghiệm, ghi đo và phân tích rất phức tạp.
Họ đã thực hiện những thí nghiệm vô cùng phức tạp bằng cách cho gia tốc hai chùm hạt nặng proton tích điện dương, bay ngược chiều và cho va chạm vào nhau. Kết quả là một số hạt rất nặng được tạo thành tương tự Higgs Boson, có xác suất rất nhỏ bé, tuy nhiên đây là một sự kiện rất hiếm, phải mất khoảng 1 nghìn tỉ cú va chạm proton-proton mới sinh ra một hạt "tương tự Higgs boson".
Các nhà khoa học tin rằng nếu không có hạt hạ cơ bản Higgs, loài người chúng ta cũng như tất cả các vật thể khác được tạo ra từ các nguyên tử trong vũ trụ sẽ không hề tồn tại.
Theo Laodong
Nobel Vật lý vinh danh người phát hiện hạt Higgs Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển ngày 8-10 thông báo, nhà khoa học Francois Englert thuộc trường Đại học Libre de Bruxelles của Bỉ và nhà khoa học Peter Higgs thuộc trường Đại học Edinburgh (Anh) đã giành giải Nobel Vật lý vì phát hiện ra hạt Higgs - hạt cơ bản của vũ trụ. Nhà khoa học Anh Peter...