Tác giả ca khúc triệu view ‘Cung đàn vỡ đôi’ Kiên Trịnh: Học sinh cá biệt, đỗ trường ĐH tên tuổi khiến bạn bè kinh ngạc
Từng được khán giả trẻ biết tới thông qua những ca khúc mang hơi hướng Indie, Underground như: ‘Quả tim màu lửa’, ‘Thế kỉ 21 buồn’, ‘Em ăn sáng chưa’…, Kiên Trịnh mới đây đã nhận được nhiều sự quan tâm hơn khi trở lại với vai trò là nhạc sĩ của ca khúc ‘Cung đàn vỡ đôi’ do Chi Pu thể hiện.
Ca khúc này sau hơn 1 ngày ra mắt đã gặt hái được nhiều thành tích xuất sắc: top 1 trending YouTube Việt Nam, top 20 trending YouTube toàn thế giới.
Kiên Trịnh và Chi Pu trong buổi ra mắt MV Cung đàn vỡ đôi.
Kiên quyết theo đuổi đam mê
Công việc hiện tại của Kiên là làm nhạc toàn thời gian, bao gồm viết và sản xuất bài hát cũng như tự biểu diễn. Chàng trai gốc Hà Nội này nhận ra đam mê ca hát của bản thân vào lớp 11, sau vài lần tham gia hội diễn văn nghệ ở trường. Sau đó, Kiên tận dụng mọi cơ hội để được hát, được là chính mình.
Khi học đại học, cậu theo band đi hát cover rồi dần dần tự học, từ làm nhạc của mình.
Thấy con thích hát, bố mẹ Kiên ban đầu cũng thoải mái nhưng khi biết ý định con sẽ nghiêm túc theo nghề, bố mẹ ‘gạt phắt đi’: ‘Nghề này bạc mà bấp bênh quá. Mình đã cố sống cố chết làm nghề bằng mọi giá và bây giờ, bố mẹ cũng đã công nhận con đường của mình rồi’.
Bởi yêu âm nhạc nên quy tắc làm nhạc của Kiên vô cùng đơn giản nhưng cũng không dễ thực hiện, đó là: luôn làm từ trái tim. Vì từ trái tim mới đi đến trái tim. Kiên hy vọng âm nhạc của mình sẽ là liều thuốc chữa lành cho mọi người. Ngày càng ‘lấn sâu’ vào con đường nghệ thuật, Kiên càng lo là làm sao để giữ được giá trị cốt lõi của bản thân.
Nói về cơ hội hợp tác với ca sĩ Chi Pu, Kiên chia sẻ : ‘Tác phẩm ‘Cung đàn vỡ đôi’ nói riêng và hợp đồng viết nhạc cho chị Chi nói chung là một bước chuyển lớn đối với cá nhân mình. Trước khi MV ra mắt, mình vốn đã yên tâm về phần âm nhạc vì cả mình và team chị Chi đều đã dành cho nó những gì tốt nhất.
Mình lo nhiều hơn về việc mình sẽ trả lời báo chí như thế nào, xuất hiện ra sao, sẽ làm gì tiếp theo và điều gì sẽ đến với mình. Sau khi sản phẩm ra mắt với những thành tích rất tuyệt, mình vô cùng hài lòng và tin tưởng vào sự lao động nghiêm túc của cả hai bên’.
Học sinh cá biệt nhưng không quên việc học
Tự nhận xét bản thân là một học sinh cá biệt, Kiên nói cậu nhớ nhất những lần bị phạt và suýt bị phạt. Cậu học sinh cá biệt hay tham gia đánh lộn, ‘phá trường phá lớp’, thỉnh thoảng trốn học, thậm chí có những lần khiến thầy cô và cả lớp nhốn nháo. Trong 12 năm đi học, Kiên nói mình cũng chưa từng thử cảm giác được phân làm cán bộ lớp.
Kiên vui vẻ nhớ lại: ‘Mình học được đấy nhưng hơi lười, lại thêm ‘tội’ nghịch ngầm, hay đầu têu cho các bạn phá. Nhưng bù lại, mình cũng chăm chỉ tham gia các hoạt động ngoại khóa lắm. Hồi nhỏ, mình sống hơi khép kín và có chút lập dị, nhưng nếu tìm được bạn thân thì biến hình 180 độ ngay.’
Môn học mà Kiên không thích nhất là… môn Hóa – môn học ‘không đội trời chung’ của nhiều học sinh. Cậu tự cảm thấy bản thân ‘có thù’ với môn học này từ tiết đầu tiên năm lớp 8 đến tiết cuối cùng năm học lớp 12. Cũng vì 4,7 môn Hóa mà năm lớp 11, Kiên bị… xếp vào danh sách học sinh trung bình.
Còn môn học Kiên thích nhất là môn Mỹ thuật, vì cậu là ‘con nhà nòi’ vẽ. Kiên cũng không quên tiết lộ môn học giỏi nhất là Tiếng Anh và Ngữ Văn.
Cô chủ nhiệm lớp 2 và lớp 3 là người để lại nhiều ấn tượng nhất trong quãng thời gian ngồi ghế nhà trường. ‘Mình quý cô lắm vì cô coi học sinh như con ruột vậy. Cô hay đánh đòn và mắng mỏ nhưng cũng tự tay nấu mấy chục phần cơm mỗi ngày cho các con trước giờ phụ đạo buổi chiều và bật khóc khi học trò không hiểu bài. Cô vì thương lớp mình quá mà xin trường cho chuyển từ lớp 2 theo lên dạy lớp 3. Bế giảng năm lớp 3 là lần duy nhất mình khóc vì phải chia tay cô’.
Một chàng trai đơn giản, dễ mến, hạnh phúc nhất khi nghe tiếng mẹ dưới bếp vào mỗi sáng và quán cà phê quen thuộc vẫn mở cửa bình thường như Kiên đã có những kỉ niệm vô cùng khó quên khi còn đi học. Tuy là một học sinh nghịch ngợm nhưng Kiên vẫn học tập tốt và bằng chứng là ở kì thi đại học, cậu đỗ trường Học viện Ngân hàng.
Kiên hy vọng các bạn học sinh đến trường không chỉ học gói gọn trong kiến thức mà còn học từ thầy cô, bạn bè, học lễ nghĩa, cách làm người và sự tử tế.
Vì dịch Covid-19 đang trong giai đoạn bùng phát lần thứ 2 nên nhiều kế hoạch của Kiên đang bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Kiên hứa hẹn với các fan sẽ cố gắng hoàn thành album trước tháng 11 và hoàn thiện các sản phẩm collab, hy vọng sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ từ tất cả mọi người!
Cùng ngắm những bức ảnh thời đi học của Kiên Trịnh nhé!
Bố mẹ làm truyền hình, 9X vẫn bỏ trường Báo để chuyển nghề cắt tóc: 'Cuộc sống không được làm điều mình thích thì thật vô nghĩa'
Trở thành sinh viên chuyên ngành Truyền hình của Học viện Báo chí và tuyên truyền, Hoàng Vĩnh Lộc (21 tuổi, ở Hà Nội) được bố mẹ đặt nhiều kì vọng, gửi gắm nhiều hoài bão.
Trái lời bố mẹ, từ bỏ định hướng của gia đình để theo đuổi đam mê
Trở thành sinh viên chuyên ngành Truyền hình của Học viện Báo chí và tuyên truyền, Hoàng Vĩnh Lộc (21 tuổi, ở Hà Nội) được bố mẹ đặt nhiều kì vọng, gửi gắm nhiều hoài bão. Người ta bảo 'Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh', có bố mẹ đều làm truyền hình nên chàng trai trẻ này sẽ có nhiều lợi thế khi đi theo định hướng của gia đình.
Hoàng Vĩnh Lộc trong chương trình talkshow Ngược: Bỏ đại học để theo đuổi đam mê
Nhưng khác với kì vọng từ bố mẹ, Vĩnh Lộc lại 'thích tóc, thích trải nghiệm và làm những công việc liên quan đến tóc' . 9X luôn mong ước được cầm kéo trổ tài, tạo ra những kiểu tóc thời thượng.
Trong thời gian học năm nhất tại Đại học (cuối năm 2017, đầu 2018), ngoài lúc ở trên lớp, Vĩnh Lộc còn tranh thủ đi học thêm nghề cắt tóc.
Càng đam mê với nghề cắt tóc, cậu bạn càng cảm thấy chán nản việc học ở trường. ' Mình cứ nghĩ, nếu tiếp tục học mà không có cảm giác thoải mái, hào hứng thì chỉ lãng phí thời gian và công sức mà thôi. Trong khi đó, mình lại rất tập trung học cắt tóc và cảm thấy luôn vui vẻ, hứng thú với công việc này nên dần dần có suy nghĩ muốn bỏ học'.
Đứng giữa hai lựa chọn, chàng trai trẻ quyết định nghe theo tiếng gọi của đam mê.
'Lúc em báo tin, bố me phản đối cực kỳ gay gắt' - Lộc tiếp lời.
Từ nhỏ, Lộc vốn ở với bà, không ở cùng bố mẹ. Khi đưa ra quyết định này cũng chỉ có bà ủng hộ, mẹ Lộc kịch liệt phản đối, bố thì mặc kệ.
'Khó khăn nhất có lẽ phải nói đến việc bố mẹ cắt hết tất cả các khoản trợ cấp. Khi đó, em không biết làm thế nào để có tiền theo học nghề cắt tóc. Bà nói là sẽ vay tiền cho em đi học, nhưng em lại thấy rất ngại: 'Tại sao lại là vay bà? Tại sao không phải là bố mẹ?'.
Một chàng trai mới bước qua tuổi 18, Lộc chống chếnh rồi cũng bắt đầu tìm mọi cách để thoát ra bằng được sự thiếu thốn đó.
'Suốt khoảng 2 năm gần như em không có mặt ở nhà: ngày đi học cắt tóc, tan học đi làm thêm ở quán cà phê, đêm thì bế tắc, không biết chia sẻ với ai nên em lại ra đường, tìm bạn bè tâm sự' - Lộc kể, đôi mắt cậu bắt đầu hoe đỏ.
Từng nản lòng, sợ thất bại nhưng lại mạnh mẽ vượt qua khó khăn
Không ít lần, Vĩnh Lộc suy nghĩ về quyết định bỏ học của mình. Nếu đi theo định hướng gia đình, Vĩnh Lộc sẽ có nhiều cơ hội việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp, còn con đường trở thành thợ cắt tóc thì đầy khó khăn, thách thức mà bản thân cậu bạn chẳng có chút lợi thế nào.
'Nhưng nếu bây giờ quay lại, mình càng sợ thất bại hơn. Vì bản thân đã không đáp ứng đủ điều kiện qua môn, sẽ phải học lại hầu hết các môn ở đại học. Chưa kể nếu trở lại học, mình không dám chắc có đủ quyết tâm để cố gắng không. Mình suy nghĩ nhiều đêm nhưng rồi tự nhủ, đâm lao thì phải theo lao, nhất là phải tự tin vào bản thân rằng mình sẽ vượt qua được', 9X tâm sự.
Những lúc khủng hoảng như vậy, Vĩnh Lộc lại may mắn nhận được sự hỗ trợ từ bạn bè. Nhiều người ủng hộ, không ngần ngại gợi ý cho cậu bạn thử nghiệm tay nghề trên chính tóc của họ. Nhờ thế, 9X càng quyết tâm và tin tưởng vào con đường mình lựa chọn.
Còn trẻ, lại nhiệt huyết với đam mê nên Vĩnh Lộc học việc rất nhanh chóng. Chăm chỉ sáng tạo và học hỏi từ những đồng nghiệp có kinh nghiệm mà trình độ của Lộc ngày càng chuyên nghiệp hơn. Cậu bạn đã có thể tự tin đảm nhiệm vai trò thợ chính của một tiệm cắt tóc nổi tiếng.
Mỗi lần hoàn thành một kiểu đầu thời trang cho khách và nhận được lời khen, 9X cảm thấy vui và hào hứng. Dù công việc 'cầm kéo' không mang lại một nguồn thu nhập lớn nhưng nếu biết cách chi tiêu, Vĩnh Lộc cũng cảm thấy đủ. Quan trọng là bản thân được sống đúng với đam mêcủa mình.
' Đến giờ mình đã thành thạo, có chút tự hào về công việc nhưng bố mẹ vẫn không ủng hộ. Mình cũng không giận hay oán trách gì ai vì tâm lý phụ huynh đều mong muốn cho con mình những điều tốt nhất. Nếu được ủng hộ thì mình có động lực hơn nhưng không có cũng không sao cả. Chỉ cần làm việc chân chính, đi lên bằng thực lực thì mình không có gì phải hối hận cả', Lộc bày tỏ.
2 năm gắn bó với nghề cắt tóc, Lộc bảo, có 3 yếu tố quyết định để trở nên chuyên nghiệp. Đó là tố chất, tư duy và bản lĩnh. Tố chất là có năng lực theo đuổi đam mê, tư duy là sự nhạy bén, nắm bắt xu hướng còn bản lĩnh là 'tinh thần thép' khi làm nghề để không bị ảnh hưởng bởi những vấn đề xung quanh.
Lộc chia sẻ, nghề làm tóc thu nhập theo đầu, làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít. Nếu làm đều đặn thu nhập sẽ khoảng 30.000 đồng/h. Lộc làm phép so sánh, nếu học 4 năm đại học ra trường, cậu có thể có mức lương 10 triệu/tháng, còn ở nghề tóc, nếu chăm chỉ cậu cũng có thể kiếm được ngần ấy.
'Sự chênh lệch có chăng nằm ở sự ổn định và sự phát triển của mình' - Lộc đắn đo - 'Nhưng 4 năm mà không có niềm vui thì thật vô nghĩa'.
Chỉ mới ngoài 20 tuổi, còn khá trẻ để bắt đầu những dự định mới, Vĩnh Lộc cũng nhắn nhủ tới các bạn trẻ, nhất là các em học sinh đang chuẩn bị bước vào giảng đường đại học: ' Phải cân nhắc với lựa chọn của mình để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Phải tự tin với khả năng của bản thân và thêm sự nhiệt huyết nữa để tìm được môi trường học, ngành nghề phù hợp'.
Nữ sinh trường Y đăng ảnh du lịch xinh như công chúa, hút nghìn like Phan Thị Thu Hằng không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp dịu dàng mà còn có nhiều tài lẻ như ca hát, nhảy múa, dẫn chương trình... và câu chuyện truyền cảm hứng trên con đường theo đuổi đam mê của mình. Phan Hằng luôn thu hút người đối diện bởi vẻ ngoài điển hình của mẫu người con gái truyền thống:...