Tác giả bức ảnh gây chấn động thế giới
Ngày 2/9 vừa qua, nữ nhiếp ảnh gia 29 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ Nilufer Demir đã cho công bố một bức ảnh khiến cả thế giới bàng hoàng…
Bức ảnh được cho là đã góp phần thay đổi quan niệm lâu nay về thân phận của những người di cư trốn chạy khỏi cuộc nội chiến dai dẳng ở Syria.
Bức ảnh chụp cậu bé 3 tuổi Alan Kurdi, nằm sấp mặt trên bãi biển Địa Trung Hải sau khi chết đuối ngoài khơi và bị sóng đánh vào bờ.
Alan là thành viên của một gia đình Syria gồm 4 người, cùng với 8 người khác đi trên một chiếc thuyền cao su hướng tới đảo Kos của Hy Lạp, hy vọng tìm được đường vào châu Âu để xin tị nạn.
Kết cục, Alan cùng với mẹ Galib Rehana và anh trai Galip 5 tuổi đều thiệt mạng, chỉ còn người cha Abdullah Kurdi điều khiển con thuyền là sống sót.
Gần 6 giờ sáng ngày 2/9, Văn phòng Hãng thông tấn DHA ở thành phố cảng Bodrum phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ nhận được nguồn tin rằng, có một nhóm người Pakistan đang tìm cách dùng thuyền chèo vượt qua vịnh Gokova sang Hy Lạp. Trực ban văn phòng liền cử 2 phóng viên và nhiếp ảnh gia N. Demir tới hiện trường, thu thập thông tin sốt dẻo kịp thời bổ sung vào bản tin “Chào buổi sáng” phát vào lúc 7 giờ cùng ngày.
Demir là một phóng viên ảnh chuyên nghiệp của Hãng tin DHA trụ sở chính đặt tại thành phố Istanbul. Năm 2003, Demir được biệt phái về Văn phòng đại diện DHA ở Bodrum làm phóng viên ảnh thường trực. Từ đó đến nay Demir đã thực hiện hàng trăm bức ảnh, bám sát các chủ đề nổi cộm trong vùng.
Đặc biệt là trong vòng 3 tháng gần đây, các bãi biển heo hút quanh Bodrum đã trở thành một trong những “điểm nóng” của quá trình trung chuyển người tị nạn Syria muốn di cư sang châu Âu, tạo ra vấn đề nan giải cho chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ nói riêng cũng như cộng đồng quốc tế nói chung.
Video đang HOT
Nhiếp ảnh gia Niluter Demir.
Khi các phóng viên của Hãng tin DHA tới nơi thì nhóm người Pakistan đã rời đi, không để lại một dấu vết nào. Về phần mình, nhiếp ảnh gia Demir quyết định đi dọc bãi biển quen thuộc, hy vọng có thể tìm được thêm chứng cứ về chuyến liều mình vượt biển của những người ngoại quốc.
Bất chợt Demir phát hiện ra một xác chết nhỏ bé nằm bất động sát mép nước, bị sóng biển đánh dạt vào bờ. Tiến lại gần hơn, Demir xác định đó là thi thể của một đứa trẻ…
“Khi nhìn thấy bé trai không còn sự sống nằm úp mặt ngay mép nước, toàn thân tôi chợt tê cứng lại như thể máu chảy trong các tĩnh mạch đã bị đóng băng – Demir cho biết – Nước mắt tự dưng tuôn trào không sao cầm lại được trước sự thật kinh hoàng…
Bản năng nghề nghiệp khiến tôi giơ máy ảnh lên và bắt đầu chụp, cũng là cách duy nhất để vượt qua nỗi hoảng loạn. Cách đó khoảng 100m là thi thể của bé Galip và bà mẹ Galib Rehana. Tất cả đều không mặc áo phao khi xuống nước là một điều không sao tưởng tượng được!”.
Bức ảnh gây chấn động của tác giả N. Demir đã trở thành tiêu điểm chính, bao trùm chương trình “Chào buổi sáng” ngày 2/9 của Hãng tin DHA xoay quanh vấn đề người tị nạn Trung Đông tìm mọi cách di cư sang châu Âu. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ liền bày tỏ cử chỉ nghĩa hiệp, giúp đưa thi thể các nạn nhân về an táng tại thành phố Kobani quê nhà ở Syria ngay trong ngày hôm sau.
Đồng thời hình ảnh xúc động về cái chết của một cậu bé người Syria trên đường đi tìm cuộc sống mới, lập tức được truyền đi khắp thế giới qua các phương tiện thông tin đại chúng, thức tỉnh lương tri của loài người tiến bộ.
Dư âm gây chấn động từ bức ảnh đã khiến chính phủ nhiều quốc gia liên quan quyết định mở cửa cho dòng người tị nạn, cũng như tiếp nhận và trợ giúp họ ổn định cuộc sống.
Bức ảnh về cái chết của cậu bé Alan gây chấn động thế giới.
Bức ảnh cậu bé Alan thiệt mạng trên bãi biển, đã được giới phê bình nhiếp ảnh quốc tế so sánh có giá trị tương tự như bức ảnh của ký giả người Mỹ gốc Việt Nick Út (Huỳnh Công Út), phóng viên ảnh của Hãng tin Mỹ AP chụp bé gái 9 tuổi Phan Thị Kim Phúc bị bỏng do bom napan năm 1971 trên chiến trường Việt Nam.
Với bức ảnh nổi tiếng này, tác giả Nick Út đã được trao Giải báo chí Pulitzer danh giá của làng báo Mỹ, đồng thời cũng góp phần làm dấy lên phong trào đòi chấm dứt cuộc chiến do quân đội Mỹ tiến hành tại Việt Nam. Còn giới bình luận am hiểu lên tiếng đánh giá rằng, bức ảnh gây chấn động của nhiếp ảnh gia Niluter Demir sẽ trở thành ứng viên nặng ký cho Giải Pulitzer của năm 2016.
Theo Trần Hồng (tổng hợp)
An ninh Thế giới
Bé trai chết đuối thôi thúc tỷ phú Ai Cập mua đảo cho di dân
Tỷ phú Naguib Sawiris cho hay bé trai bị chết đuối Aylan Kurdi đã thức tỉnh ông và khiến ông nảy ra ý tưởng mua đảo để cưu mang hàng trăm nghìn người tị nạn.
Tỷ phú viễn thông Naguib Sawiris. Ảnh: Bloomberg
Sawiris, giám đốc điều hành tập đoàn viễn thông Orascom TMT, cho biết ông muốn đặt tên hòn đảo là Aylan để tưởng nhớ cậu bé Syria 3 tuổi.
Hình ảnh thi thể em nằm úp mặt bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến dư luận thế giới chấn động trước cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ đang diễn ra ở châu Âu.
"Chính bức ảnh về Aylan đã đánh thức tôi", ông Sawiris nói với CNN. "Tôi không thể ngồi yên và giả vờ như đó không phải là chuyện của mình".
Ban đầu, ý tưởng tạo ra một nơi trú ngụ an toàn cho người tị nạn của ông Sawiris bị nhiều người xem là viển vông. Tuy nhiên, sau đó có rất nhiều nhà tài trợ tiềm năng bày tỏ sự quan tâm đến dự án này.
"Tôi sẽ xây một bến cảng hoặc bến tàu nhỏ để tàu thuyền neo đậu. Tôi sẽ thuê chính họ tự xây nhà cho họ, các trường học, một bệnh viện, một trường đại học, một khách sạn", ông nói. Ông cho biết mình có thể cưu mang khoảng 100.000 - 200.000 người tị nạn.
Sawiris đang hy vọng sẽ nhận được nhiều đóng góp cho dự án này bằng cách thành lập một công ty cổ phẩn với số vốn ban đầu là 100 triệu USD.
"Bất kỳ ai đóng góp cũng sẽ nhận được cổ phần trong công ty, qua đó trở thành một đối tác trên hòn đảo và trong dự án này", ông nói. "Bằng cách này, bất kỳ khoản tiền nào góp vào cũng sẽ không bị mất đi hoàn toàn, vì tài sản (hòn đảo) vẫn luôn còn đó".
Sawiris đã tìm được hai hòn đảo tư nhân của Hy Lạp phù hợp cho dự án. Ông đang xin phép chính phủ Hy Lạp để tiến hành kế hoạch và liên hệ với các chủ sở hữu để đàm phán mua đảo.
Cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR) cũng đã tiếp cận ông đề nghị hợp tác.
Sawiris là một trong những doanh nhân tiếng tăm nhất Ai Cập với tài sản ròng gần 3 tỷ USD, và cũng là người sáng lập một đảng chính trị. Ông xuất thân trong một gia đình làm kinh doanh. Anh trai ông là chủ tịch tập đoàn công nghiệp xây dựng Orascom, một trong những công ty thương mại có giá nhất Ai Cập.
Anh Ngọc
Theo VNE
Biếm họa về cậu bé tị nạn chết đuối gây tranh cãi Charlie Hebdo hôm qua đăng biếm họa về cái chết của cậu bé tị nạn Aylan Kurdi và khiến nhiều người phản ứng gay gắt vì cho rằng đây là một hành động xúc phạm. Aylan Kurdi chết đuối bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters Theo Independent, số mới nhất của tạp chí trào phúng Pháp có tiêu đề "Chào mừng...