Tác giả bài báo xuyên tạc, vu khống Việt Nam là ai?
Hé lộ chân dung tác giả bài viết xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam đang gây phẫn nộ trong dư luận những ngày qua.
Những ngày gần đây, hầu như người Việt Nam nào cũng phẫn nộ vì bài báo của nhà bình luận chính trị Dmitry Kosyrev đăng trên trang của RIA Novosti (trang của Hãng tin quốc tế “Nước Nga ngày nay” hãng tin nhà nước Nga).
Biên tập viên Dmitry Kosyrev (trái) của hãng tin RIA Novosti
Bài báo đã tạo một làn sóng phản đối tức thì trên mạng xã hội ngay sau khi mới được đăng tải hôm 19/5, ngay trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Nga Putin.
Bạn đọc Việt Nam biết tiếng Nga, bạn đọc Nga và các nước khác đã vào trang facebook của RIA Novosti vạch rõ luận điệu sai trái, xuyên tạc lịch sử Việt Nam và chủ quyền Việt Nam của nhà báo kỳ cựu 59 tuổi, nhà Đông phương học từng tốt nghiệp MGU và nhiều năm liền thường trú ở Đông Nam Á, từng là trưởng ban bình luận quốc tế của RIA Novosti.
Một chi tiết chắc ít người biết: tác giả bài báo Dmitry Kosyrev đã từng đến Việt Nam năm 2006 với tư cách bình luận viên của RIA Novosti.
Tại một diễn đàn, Kosyrev đã trả lời 15 câu hỏi về Việt Nam với những hiểu biết rất sâu sắc về tình hình kinh tế Việt Nam, về các chính sách, triển vọng hợp tác hữu nghị Nga-Việt Nam. Kozyrev cũng đã trả lời 2 câu hỏi của 2 phóng viên Việt Nam thường trú ở Moskva.
Điều nghi nhận trong cuộc giao lưu này, Kosyrev thể hiện một tình cảm khá chân thành với Việt Nam khi nói” Đúng là như vậy, Việt Nam là một trong những quốc gia có thể đến ở suốt đời” ( , ), khi trả lời câu hỏi số 9 về băn khoăn của một người Nga muốn đến sống hẳn ở Việt Nam.
Ông ta đã nói với một sinh viên Nga là nếu được đến Việt Nam học tập là “gặp may”, rồi dành nhiều lời tốt đẹp về Hà Nội, đánh giá “lụa tơ tằm Việt Nam tốt nhất châu Á, hơn cả lụa Trung Quốc” ở câu trả lời số 8.
Video đang HOT
Biên tập viên Dmitry Kosyrev trong một buổi giao lưu với độc giả
Cũng trong câu trả lời số 8, Kosyrev viết như sau về đất nước chúng ta: “Một đất nước tuyệt vời. Tôi đã qua tất cả các nước châu Á. Và không thấy bất kỳ ở đâu những gì giống với Việt Nam”…
Cũng cần nói một cách công bằng, trước Kosyrev, đã có nhiều nhà báo Nga, nhà nghiên cứu có uy tín của nước Nga đã công bố một cách trung thực, đúng đắn những diễn tiến căng thẳng trên biển Đông trên các phương tiện truyền thông Nga, thậm chí trên những tờ báo hàng đầu.
Nhà báo Sergey Strokan đã có liền 2 bài viết trên tờ báo được đánh giá số 1 ở Nga, tờ Kommersant hôm 16/5 và 20/5 với tiêu đề “Trung Quốc tự chuốc bão” và “Nhắc lại Trung quốc quy tắc ứng xử trên biển”.
Trong bài báo đầu tiên, Strokan đã nêu rõ việc hạ đặt dàn khoan của Trung Quốc là ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, xin trích dịch nguyên văn:
“Xin nhắc lại, vùng lãnh thổ 200 hải lý đặc quyền kinh tế là thuộc về Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
Tuy nhiên Bắc Kinh đã xâm phạm quyền tài phán của Việt Nam và gọi quần đảo Hoàng Sa và vùng nước liền kề là “lãnh thổ lâu đời của Trung Quốc”. Chính sự giải thích này là động lực dẫn đến sự gia tăng đột biến của phong trào chống Trung Quốc gần đây”.
Giáo sư Nga Evghenhia Golovnya gửi tâm thư xin lỗi Việt Nam
Còn trên tạp chí chính trị “ Thế giới đa cực” hôm 17/5, chuyên gia có uy tín Dmitry Mosyakov- Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương của Viện Đông phương học, thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga đã vạch rõ hành động xâm lược của Trung Quốc với quần đảo Hoàng Sa, xin trích dịch:
“Để biện minh, Bắc Kinh tuyên bố việc sở hữu quần đảo Hoàng Sa cho phép họ có quyền trên thềm lục địa của mình. Nhưng chính quyền Trung Quốc quên mất rằng, không có ai trên thế giới công nhận quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ của Trung Quốc, thêm nữa, vào tháng 1/1974 chính Trung Quốc đã dùng quân đội xâm lược quần đảo này và cho quân đồn trú ở đó”.
Cũng đúng ngày 19/5, khi Kosyrev đăng tải bài báo xuyên tạc trên RIA Novosti thì trên trang Gazeta.ru (xếp hạng 37 ở Nga, theo Alexa), GS-TS Vladimir Kolotov- trưởng bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông, trường ĐHTH Saint Peteburg đã có một bài báo dài, với tiêu đề “Dương Đông kích Tây”.
Bài báo vạch rõ các chiêu trò của Trung Quốc với các nước lãng giềng, đó là “Dương Đông kích Tây”, ” lợi dụng căng thẳng gia tăng ở một khu vực khác trên thế giới, tiến hành ngay một bước “nhỏ” phục vụ lợi ích của mình ở một khu vực khác, mà nếu đem so sánh với sự kiện lớn đang thu hút sự quan tâm, thì có vẻ như hành động của họ chẳng đáng gì, vô tội”.
Giáo sư Kolotov còn chỉ ra một chiến lược khác của Trung Quốc theo binh pháp Tôn Tử, đó là đó là Chiếm đất của láng giềng như “tằm ăn dâu”.
Vậy mà, giữa những dòng thông tin chính xác như vậy, vẫn còn những thông tin lạc lõng, xuyên tạc sự kiện trên biển Đông, mà lần này, được đăng tải trên một Hãng tin quốc tế của Nga do chính tổng thống Nga ký thành lập sau khi sáp nhập 2 cơ quan khác lại với nhau hồi tháng 12/2013.
Bắc Kinh đã xâm phạm quyền tài phán của Việt Nam và gọi quần đảo Hoàng Sa và vùng nước liền kề là “lãnh thổ lâu đời của Trung Quốc”.
Mới đây nhất, tháng 2/2014, Tổng giám đốc của Hãng này đã được Tổng thống Nga trao tặng Huân chương Phụng sự Tổ quốc hạng IV.
Tổng biên tập của hãng là một nữ nhà báo khả ái, bà Margarita Simonyan, nguyên lãnh đạo kênh truyền hình đối ngoại Russia Today, đã từng tuyên bố trên trang của RIA Novosti hôm 31/3 là “Xu hướng của Hãng thông tấn mới là các tin tức ủng hộ quyền lợi Nga ở nước ngoài và tạo dựng hình ảnh tích cực của nước Nga”. “Đối tượng mục tiêu chính của (hãng) Nước Nga ngày nay sẽ là báo chí nước ngoài, các công ty quốc tế lớn, các đảng phái chính trị, các đoàn ngoại giao, các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận”.
Hẳn hai nhà báo Nga sẽ nhớ đến trường hợp mới xảy ra ngay đây thôi, vào tháng 3/2014, người Nga đã phẫn nộ ra sao khi giáo sư người Australia Timothy Lynch đã xuyên tạc lịch sử khi xuyên tạc vai trò của Nga (Liên xô) trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Là một chuyên gia nghiên cứu đường lối chính trị Mỹ, trong một bài báo về nước Nga và khủng hoảng Ukraina đăng trên tờ The Age, vị giáo sư người Australia này đã gọi người Nga là “những kẻ man rợ khi tấn công Đức năm 1944.
Một sự xuyên tạc lịch sử trắng trợn, vậy mà nó vẫn được viết lên.
Ngay sau khi bài báo được đăng tải, nó đã được lan truyền chóng mặt trên Internet. Cộng đồng Nga kiều ở Ausralia và ở nhiều quốc gia khác dậy sóng phẫn nộ.
Con cháu của những người lính đã hy sinh khi cứu loài người khỏi thảm họa phát xít quyết định yêu cầu vị giáo sư nọ xin lỗi.
Theo VTC
Nga sắp triển khai tàu ngầm hạt nhân lớp Borey thứ 2
Chiến tàu ngầm hạt nhân lớp Borey thứ hai mang tên Alexander Nevsky sẽ gia nhập Hải quân Nga vào ngày 23.12.
Chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Borey Alexander Nevsky của Nga - Ảnh: RIA Novosti
Hãng tin RIA Novosti dẫn lời một nguồn tin chính phủ Nga cho rằng buổi lễ Hải quân Nga tiếp nhận tàu ngầm Alexander Nevsky, được trang bị tên lửa đạn đạo, sẽ diễn ra vào ngày 23.12 tới tại xưởng đóng tàu Sevmash.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu sẽ tham gia buổi lễ tại xưởng đóng tàu Sevmash, thành phố Severodvinsk.
Trước đó, truyền thông Nga đưa tin buổi lễ này sẽ được tổ chức vào ngày 21.12, trong khi Bộ Quốc phòng Nga hồi tháng 11.2013 cho rằng việc triển khai các tàu ngầm lớp Borey sẽ bị tạm hoãn cho đến năm 2014 do các đợt thử nghiệm phóng tên lửa Bulava trang bị trên tàu ngầm này thất bại.
Tên lửa Bulava có tầm bắn 8.000 km và có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân, được thiết kế cho các tàu ngầm lớp Borey của Nga. Bộ Quốc phòng Nga cho rằng không có tên lửa nào khác có thể thay thế cho Bulava.
Chiếc Alexander Nevsky có thể mang theo 16 tên lửa Bulava. Chiếc tàu ngầm lớp Borey đầu tiên là chiếc Yury Dolgoruky đã gia nhập Hải quân Nga hồi tháng 1.2013.
Nga lên kế hoạch triển khai tổng cộng 8 tàu ngầm lớp Borey từ đây cho đến năm 2020. Chiếc tàu ngầm lớp Borey thứ 3, Vladimir Monomakh, dự kiến sẽ bắt đầu thử nghiệm cấp quốc gia trong tháng 12.2013.
Theo TNO
Nga buộc người thân kẻ khủng bố phải bồi thường thiệt hại Tổng thống Nga Putin ngày 3.11 đã thông qua một đạo luật buộc thân nhân các phần tử khủng bố phải bồi thường thiệt hại của các hoạt động khủng bố. Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Reuters Dự luật này được Tổng thống Putin trình lên quốc hội hồi tháng 9 và Quốc hội Nga đã thông qua dự luật này...