Tác dụng phụ thuốc trúng đích chữa ung thư
Nhiều bệnh nhân đang điều trị ung thư tại nhà bằng một số thuốc trúng đích đã gặp phải nhiều tác dụng phụ như tăng huyết áp, viêm da, phát ban, tiêu chảy…
Theo tài liệu hướng dẫn của Bệnh viện K, Hà Nội, điều trị ung thư có nhiều phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, miễn dịch… Những năm gần đây có thêm liệu pháp nhắm trúng đích, được đánh giá rất hiệu quả, giúp bệnh nhân kéo dài sự sống. Thường được áp dụng trên những bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn, di căn xa mà cách điều trị tại chỗ không thực hiện được.
Liệu pháp điều trị đích ung thư là một phương pháp trị ung thư bằng cách uống thuốc. Mỗi loại ung thư sẽ có loại thuốc đích khác nhau. Khác với điều trị bằng hóa chất, tia xạ, khi vào cơ thể, thuốc đích chỉ tiêu diệt các tế bào ung thư mà không làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh. Khối u bị ngăn chặn sự phát triển, ngừng lan rộng, thậm chí tiêu biến.
Tới nay, nhiều loại thuốc trong nhóm liệu pháp điều trị trúng đích đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt để sử dụng trong điều trị ung thư. Một số loại thuốc đích phổ biến được các bác sĩ kê đơn hiện nay như Sorafenib điều trị ung thư gan, thận, tuyến giáp. Regorafenib trị ung thư gan, u mô đệm đường tiêu hóa, ung thư đại trực tràng. Sunitinib và Pazopanib điều trị ung thư thận…
Thuốc đích được bác sĩ chuyên khoa ung thư kê đơn và có thể điều trị ngoại trú tại nhà.
Theo Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư Việt Nam, trong quá trình điều trị bằng thuốc đích, người bệnh sẽ gặp một số tác dụng không mong muốn với tần suất tương đối cao. Tuy nhiên, người bệnh không cần hoang mang vì các tác dụng phụ này có thể dự phòng, xử lý và giảm thiểu được mà không cần đến bệnh viện.
So với nguy cơ, lợi ích mà thuốc đích mang lại cho quá trình điều trị nhiều hơn gây hại. Đây còn là dấu hiệu của việc cơ thể đáp ứng thuốc tốt hơn. Người bệnh nên chủ động tìm hiểu và phòng ngừa trước khi dùng thuốc.
Các tác dụng phụ thường gặp khi điều trị thuốc đích:
Phản ứng da bàn tay, bàn chân: Thường xảy ra ở giai đoạn sớm trong 2-4 tuần đầu điều trị và giảm dần theo thời gian. Lòng bàn tay, bàn chân, các điểm tỳ đè có dấu hiệu đỏ da, da nhạy cảm hoặc tê bì, có cảm giác đau nhói như kim châm. Nghiêm trọng hơn, da sưng đỏ, nổi chai sần, đau rát, khô nẻ, nổi bọng nước.
Bệnh nhân nên hạn chế vận động mạnh, xách nặng, cầm nắm quá lâu, giảm áp lực lên các đầu ngón tay, chân. Đồng thời, bôi kem dưỡng ẩm làm mềm da, tránh tắm nước quá nóng, không rửa tay bằng nước có cồn.
Da đầu ngứa, bong thành từng mảng lớn do tác dụng phụ của thuốc đích khi điều trị ung thư. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai
Video đang HOT
Phát ban, tróc vẩy trên da: Chủ yếu xảy ra trong chu kỳ điều trị đầu tiên và giảm dần trong các chu kỳ tiếp theo. Da lúc này vô cùng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và nước nóng, dễ nóng rát, phồng rộp, nổi ban đỏ giống như mụn trứng cá. Da đầu người bệnh thường bị khô, da tróc thành từng mảng lớn.
Triệu chứng phát ban, tróc da ngăn ngừa được bằng cách sử dụng dầu gội trị gầu, thoa thuốc chống ngứa, kem chống nắng khi ra ngoài.
Tăng huyết áp, mệt mỏi: Tăng huyết áp thường xảy ra sớm trong quá trình điều trị. Trước và trong khi dùng thuốc, bệnh nhân sẽ phải kiểm tra huyết áp thường xuyên hàng tuần trong tất cả các chu kỳ. Bác sĩ khuyên bệnh nhân cần ăn nhạt vị, kiêng thuốc lá, đồ uống có cồn và cafein.
Người bệnh nên duy trì lịch làm việc và sinh hoạt xã hội bình thường. Thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng như thiền, yoga giúp giảm bớt mỏi mệt và ổn định huyết áp. Nếu thấy mệt mỏi quá sức, cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ. Có thể bác sĩ sẽ giảm liều lượng hoặc thay đổi thuốc đích để phù hợp với thể trạng bệnh nhân.
Tiêu chảy: Tình trạng tiêu chảy thường xảy ra ở tất cả các bệnh nhân điều trị ung thư bằng tây y. Bệnh nhân tránh ăn quá no, nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, uống nhiều nước hoặc thức ăn lỏng. Không được uống nước quá nóng hoặc quá lạnh. Cần uống ít nhất một ly nước sau mỗi lần tiêu lỏng.
Có thể uống thuốc loperamide chống tiêu chảy. Liều dùng 2 viên 2mg sau lần đại tiện lỏng đầu tiên, sau đó từ 2-4 giờ uống một viên, trong tối đa 48 giờ. Nếu thuốc không kiểm soát được tình trạng tiêu chảy thì khuyến khích nhập viện.
Viêm miệng: Chứng viêm miệng sẽ xảy ra từ ngày thứ 5-14 từ khi bắt đầu uống thuốc đích. Để phòng ngừa, người bệnh nên chải răng bằng bàn chải mềm với kem đánh răng chứa flouride sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Không ăn đồ cay nóng, xúc miệng thường xuyên bằng nước muối để giảm tối đa nguy cơ loét miệng, loét họng.
Mặt con nổi mẩn chi chít, mẹ ngỡ là thủy đậu cho tới khi bác sĩ tiết lộ sự thật kinh hoàng
Cả cơ thể cậu bé bị bao phủ bởi vô số nốt mẩn đỏ giống như nốt thủy đậu, nhưng những nốt này ngày càng nổi rõ hơn.
Có thể gây khó chịu, phiền toái và khiến vẻ ngoài trở nên hơi đáng sợ nhưng thủy đậu không phải căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với phần lớn trẻ em. Do đó, bà mẹ đến từ Anh Stephanie Webster, 26 tuổi, không quá lo lắng khi con trai Oscar của cô bị nổi mẩn đỏ trên người.
Tuy nhiên, khi đưa con đến bác sĩ, Stephanie đã nhận tin sét đánh. Người mẹ trẻ sốc đến lặng người.
Những nốt mẩn tưởng vô hại
Thời điểm Oscar chào đời, bố mẹ bé đã nhận thấy những chấm đỏ nhỏ trên cơ thể con mình. Khi Oscar 10 tháng tuổi, những chấm đỏ càng nổi rõ hơn - chúng không hề biến mất mà còn lan khắp cơ thể và khuôn mặt bé. Ban đầu, vợ chồng Steph tin rằng đó là một dạng phát ban thông thường, hay thậm chí có thể là thủy đậu.
Oscar có những nốt mẩn nhỏ trên người ngay từ lúc được sinh ra.
" Đầu tiên, chúng tôi không hề nhận ra có gì bất ổn mà chỉ nghĩ rằng đó là hiện tượng bình thường, kiểu như phát ban ở trẻ sơ sinh thôi. Nhưng một nữ hộ sinh đã nhìn thấy Oscar và nhận ra, con có thể gặp phải một vấn đề nào đó. Kể từ thời điểm ấy, các đốm đỏ ngày càng trở nên tồi tệ hơn", mẹ bé nhớ lại.
Khi số lượng nốt mẩn bắt đầu tăng lên và tiếp tục đỏ hơn, bố mẹ Oscar đã đưa con đến bác sĩ. Họ tuyệt vọng muốn biết nguyên nhân của tình trạng này.
Căn bệnh lạ đáng sợ
Cuối cùng, Oscar được chẩn đoán mắc chứng phì đại tế bào Langerhans. Tương tự ung thư, căn bệnh này tấn công các tế bào của hệ thống miễn dịch. Mỗi năm, có khoảng 1/100.000 trẻ em được sinh ra ở Anh mắc bệnh mô bào Langerhans (LCS). Bệnh có thể khởi phát dưới dạng một vết loét da đơn lẻ. Việc bé Oscar ngay khi chào đời đã xuất hiện các đốm trên người thuộc nhóm trường hợp cực kỳ hiếm gặp.
Oscar mắc chứng phì đại tế bào Langerhans - căn bệnh về da tương tự bệnh ung thư.
Sau đó, Oscar đã được điều trị bằng steroid và hóa trị liệu, nhưng các nốt mẩn vẫn tiếp tục khiến bác sĩ đau đầu khi chúng không chịu biến mất. Theo Bệnh viện Great Ormond Street, bệnh nhi mắc LCS có tỷ lệ sống sót là 90%, dù cha mẹ bé vẫn chưa thể hiểu bệnh tình của con mình sẽ tiến triển đến mức độ nào.
Điều đáng nói, căn bệnh trên cũng đồng nghĩa với việc Oscar phải đối mặt với hàng loạt vấn đề sức khỏe khác, bao gồm phì đại gan và lá lách. Hệ thống miễn dịch của bé cũng bị suy yếu do các tế bào máu và tủy xương không thể hoạt động như bình thường. Ngoài ra, còn một nỗi lo sợ nữa: những nốt mẩn quanh mắt Oscar có thể ngăn cản tầm nhìn của bé nếu chúng vẫn tiếp tục phát triển.
Nếu các nốt mẩn vẫn phát triển, thị lực của Oscar có thể bị ảnh hưởng.
" Oscar nổi mẩn khắp cơ thể - ngay cả trên lưỡi và nhãn cầu. Điều đó khiến tôi lo lắng về những gì diễn ra bên trong cơ thể con", Stephanie tiết lộ.
Vấn đề khó khăn nhất đối với bố mẹ Oscar là họ không biết nguyên nhân chính xác của căn bệnh là gì, vì thế, họ cũng không biết làm thế nào để có thể cải thiện tình trạng cho con.
Cậu bé phải đối mặt sự xa lánh của mọi người
Điều đáng buồn là vẻ ngoài của Oscar thường khiến mọi người tránh xa bé. Họ lo sợ nó có thể là bệnh truyền nhiễm. " Người ta luôn hỏi có phải con bị thủy đậu không và họ thường nhìn chằm chằm rồi chỉ trỏ vào con trên phố. Họ không muốn đến gần Oscar vì nghĩ rằng sẽ bị lây bệnh", mẹ Oscar chia sẻ.
Bố mẹ Oscar luôn tự hào về cậu con trai bé nhỏ, dũng cảm của mình.
Tuy nhiên, bố mẹ cậu bé vẫn cố gắng hết sức mình để bỏ qua những điều tiêu cực. " Đôi khi nó làm tôi khó chịu. Nhưng nếu để mọi thứ nhỏ nhặt khiến bạn buồn bực thì bạn sẽ không bao giờ ra khỏi nhà được đâu. Vì vậy, chúng tôi chỉ là sống chung với nó".
Theo mẹ Oscar, mong muốn lớn nhất của gia đình cô là góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về căn bệnh mà con trai họ phải chịu đựng. Họ hy vọng, mọi người sẽ đến để biết rằng, Oscar bé bỏng không hề gây nguy hiểm gì hết.
Bất chấp bệnh tật, Oscar luôn là một cậu bé vui vẻ, đáng yêu.
Kể từ khi sinh ra vào tháng 5 năm 2015, Oscar đã trải qua vô số xét nghiệm máu, truyền máu và tiểu cầu hàng tuần, 6 xét nghiệm tủy xương và 2 lần sinh thiết da. Bất chấp tất cả, con vẫn là tia sáng rực rỡ nhất của gia đình mình. Oscar luôn vui vẻ, hạnh phúc và chưa bao giờ để vẻ ngoài làm cho mình gục ngã!
" Chỉ cần con luôn vui khỏe, chúng tôi chẳng bận tâm đến vẻ ngoại hình của con", người mẹ trẻ thổ lộ.
Tiêm vaccine: Biện pháp hàng đầu phòng bệnh sởi Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Tiêm vaccine là biện pháp hàng đầu phòng bệnh...