Tác dụng phụ phổ biến của thuốc tránh thai
Mỗi năm, khoảng 8% phụ nữ mang thai ngoài ý muốn mặc dù dùng thuốc tránh thai, và lỗi thông thường nhất dẫn đến điều này là do quên.
Thuốc tránh thai là một trong những phương pháp có hiệu quả cao trong việc kiểm soát sinh đẻ – Ảnh: Shutterstock
Thuốc tránh thai là một trong những phương pháp có hiệu quả cao trong việc kiểm soát sinh đẻ. Tuy nhiên, ngoài tác dụng trên, thuốc tránh thai còn gây ra một số phản ứng phụ sau:
Xuất huyết âm đạo giữa chu kỳ. Khoảng 50% phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai gặp phải triệu chứng này trong 3 tháng đầu tiên sau khi uống. Tuy nhiên, sau một thời gian, khoảng 90% phụ nữ đều không còn triệu chứng. Mặc dù bị xuất huyết âm đạo, nhưng thuốc vẫn có hiệu quả miễn là uống đúng toa. Nếu bạn bị xuất huyết 5 ngày hoặc nhiều hơn trong khi uống thuốc, cần liên hệ bác sĩ để nhờ can thiệp.
Buồn nôn. Khi mới bắt đầu uống thuốc, có thể xảy ra triệu chứng buồn nôn nhẹ. Tuy nhiên, triệu chứng buồn nôn thường biến mất sau một thời gian ngắn. Giải pháp để hạn chế cảm giác khó chịu này là uống thuốc cùng với thức ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Đau ngực. Thuốc tránh thai có thể khiến ngực căng lên, gây cảm giác đau tức. Triệu chứng này cũng có xu hướng cải thiện sau vài tuần uống thuốc. Tuy nhiên, nếu có sự hiện diện của một khối u hoặc đau quá nhiều, cần phải tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Giảm caffeine và muối có thể làm giảm đau ngực hoặc mặc áo ngực thoải mái, nhưng có gọng để hỗ trợ việc nâng đỡ.
Nhức đầu. Nếu cảm thấy nhức đầu không chịu nổi, nên ngừng thuốc và hỏi bác sĩ để thay thế loại thuốc mới
Tăng cân. Mặc dù nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy thuốc tránh thai không gây biến động trọng lượng, nhưng một số phụ nữ cảm thấy bị tăng cân, đặc biệt là ở khu vực vòng 1 khi uống thuốc tránh thai.
Video đang HOT
Thay đổi tâm trạng. Nếu bạn có tiền sử trầm cảm, cần phải cho bác sĩ biết bởi một số phụ nữ từng bị trầm cảm có thể thay đổi tâm trạng, cảm xúc khi dùng thuốc tránh thai.
Giảm ham muốn tình dục. Đôi khi thuốc tránh thai có thể làm ảnh hưởng đến ham muốn tình dục do các kích thích tố được tìm thấy trong thuốc. Nếu cảm thấy ham muốn tụt dốc đến mức không kiểm soát được, hãy tìm lời khuyên của bác sĩ.
Thay đổi dịch âm đạo. Theo Medicalnewstoday, một số phụ nữ có thể nhận thấy những thay đổi trong dịch tiết âm đạo, đặc biệt là khả năng bôi trơn âm đạo giảm đi rất nhiều.
Thay đổi tầm nhìn. Nên đến bác sĩ nhãn khoa nếu nhận thấy một số thay đổi trong tầm nhìn như mắt mờ giảm thị lực bởi thuốc tránh thai có thể làm tầm nhìn bị hạn chế.
Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc tránh thai còn được liên kết với tăng huyết áp, u gan lành tính và tăng nhẹ nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
"Điểm danh" 8 lý do phổ biến khiến bạn bị chóng mặt
Chuyên gia thần kinh học David Hirst của Viện Hàn lâm Anh đã tóm tắt 8 lý do phổ biến gây ra cơn chóng mặt mà bạn cần chú ý như sau.
1. Do tác dụng phụ của thuốc
Thuốc tăng huyết áp ức chế ACE và thuốc chống trầm cảm như amitriptylin, sẽ làm giảm huyết áp, gây ra chóng mặt. Chuyên gia người Anh Natasha Stewart cho biết, một số bệnh nhân tim mạch dùng thuốc lợi tiểu khi mất nước sẽ tạo ra cảm giác chóng mặt. Thuốc an thần ức chế thần kinh trung ương, do đó làm chậm hoạt động của não, nhưng đồng thời đồng thời cũng là một yếu tố gây chóng mặt.
Tác dụng phụ của thuốc có thể gây chóng mặt (Ảnh minh họa)
2. Thiếu sắt
Mệt mỏi là triệu chứng chính của bệnh thiếu máu. Lý do là bởi sự thiếu sắt trong cơ thể làm giảm tế bào hồng cầu, hemoglobin giảm lượng ôxy, mức độ oxy máu não thấp dẫn đến cảm giác chóng mặt.
3. Chứng đau nửa đầu
Giáo sư Susan Hayden của Hiệp hội Đau nửa đầu của Anh quốc cho biết, chóng mặt thường là tiền thân của chứng đau nửa đầu, nguyên nhân là nó thu hẹp các mạch máu não, giảm lưu lượng máu.
4. Ảnh hưởng của việc quét MRI toàn bộ cơ thể
Chụp MRI cũng có thể gây chóng mặt. Cân bằng cơ thể được kiểm soát bởi tai trong, quét từ hình ảnh cộng hưởng sẽ tạo ra từ trường mạnh có thể gây ra sự mất cân bằng cơ quan, cân bằng tai trong, dẫn đến chóng mặt.
5. Mất nước
Bộ não là cơ quan chứa nhiều nước nhất rong cơ thể. Khi cơ thể bị mất nước, bộ não bắt đầu trục trặc. Giáo sư Lawrence Armstrong của Đại học Connecticut cho biết, mất nước làm giảm độ nhớt máu, tăng sốt, nhịp tim nhanh. Vì vậy, khi cảm thấy chóng mặt, bạn có thể thử uống một ly nước lớn.
Mất nước có thể gây chóng mặt (Ảnh minh họa)
6. Huyết áp và vấn đề thiếu oxy
Sự suy giảm đột ngột của huyết áp, làm giảm lượng oxy vận hành trong cơ thể là một trong nhiều nguyên nhân gây chóng mặt. Ví dụ, nếu đang ngồi rồi đứng dậy đột ngột mà bạn cảm thấy choáng váng thì ngoài nguyên nhân thiếu máu thì huyết áp thấp cũng là vấn đề bạn cần nghĩ đến.
7. Bơi
Trong quá trình bơi lội, nước dễ tràn vào bên trong tai, có thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng tai trong, từ đó dẫn đến sự mất cân bằng như khi chụp cộng hưởng từ. Các chuyên gia chỉ ra rằng, tinh thần căng thẳng trước và sau khi bơi lội có thể làm cho não bộ giảm lượng oxy và dễ gây ra chóng mặt sau đó.
8. Dị ứng
Một điều khá ngạc nhiên là lạc, mèo, bụi và phấn hoa và chất gây dị ứng khác cũng có thể là tác nhân gây chóng mặt. Tiến sĩ Adrian Morris, chủ Phòng khám chuyên dị ứng Surrey dị ứng cho biết, dị ứng có thể gây viêm xoang và tai giữa tiết ra niêm dịch, ảnh hưởng đến các bộ phận cân bằng của tai trong, gây ra chóng mặt.
Tri thức trẻ
9 sai lầm nguy hại khi cho trẻ dùng thuốc Với trẻ em, một sai lầm nhỏ khi dùng thuốc có thể sẽ gây các tác dụng phụ khó chịu, thậm chí khiến bệnh trầm trọng hơn. Sau đây là những lỗi lầm phổ biến mà các bậc cha mẹ cần nhớ. 1. Không dùng đúng liều lượng chính xác Khi dùng thuốc dạng lỏng như sirô, mọi người thường "đo đạc" bằng...