Tác dụng phụ nguy hiểm của kính áp tròng
Bên cạnh ưu điểm giúp hạn chế việc đeo kính hay điều chỉnh thị lực, việc đeo kính áp tròng thường xuyên có thể đem lại những tác hại nguy hiểm.
Hầu hết những người đeo kính áp tròng đều gặp phải vấn đề khô mắt. Đeo kính áp tròng làm giảm lượng nước mắt và giảm lượng oxy đến giác mạc. Điều này khiến bạn bị ngứa hoặc đau nhói, kích thích trên mí mắt hoặc giác mạc và các mô xung quanh.
Trầy xước giác mạc
Sự mài mòn giác mạc xảy ra khi kính áp tròng làm trầy xước giác mạc, nếu chúng không được sử dụng đúng cách hoặc khi để mắt quá khô. Ngoài ra, việc ngủ với kính áp tròng cũng làm tăng nguy cơ mài mòn giác mạc. Các áp tròng tồn đọng rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn qua một ngày dài và khi nó cọ xát vào giác mạc, bạn có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt .
Cản trở oxy đến giác mạc
Không có đủ oxy, quá trình trao đổi chất của giác mạc bị căng thẳng và axit lactic tích tụ tạo ra tải thẩm thấu, hút nước vào giác mạc nhanh hơn mức có thể được loại bỏ, dẫn đến sưng giác mạc hoặc bị phù. Lượng oxy có sẵn dưới áp tròng thay đổi tùy theo chất liệu và độ dày của kính áp tròng.
Một tác dụng phụ khác của kính áp tròng là loét giác mạc, xảy ra khi ô nhiễm vi khuẩn phát triển ở bề mặt lắng đọng trên kính áp tròng mềm và có thể nhân lên nhanh chóng ở đó. Điều này tạo ra một màng sinh học vi khuẩn cung cấp các tác nhân truyền nhiễm cho giác mạc.
Video đang HOT
Mắt đỏ
Mắt đỏ xảy ra khi bạn đeo kính áp tròng trong nhiều giờ, đặc biệt là suốt đêm. Việc này tạo môi trường ẩm ướt cho các vi sinh vật sinh sản. Các nguyên nhân khác của mắt đỏ bao gồm tròng kính bị biến dạng, cặn thấu kính dẫn đến kích ứng hoặc thấu kính kém.
Viêm giác mạc bề mặt
Viêm giác mạc bề mặt là sự kích thích của lớp ngoài cùng giác mạc, nguyên nhân do các giải pháp chăm sóc kính áp tròng, dị ứng, nhiễm trùng và kích ứng cơ học.
Viêm kết mạc nhú khổng lồ là biến chứng phát sinh ở những người đeo kính áp tròng mềm, đặc biệt là những người đeo chúng trong thời gian dài. Các triệu chứng là tăng sản xuất chất nhầy và gây mờ mắt nhẹ.
Theo Boldsky/VTC
Những bức ảnh đáng sợ này chắc chắn sẽ khiến bạn nghĩ lại nếu trót lỡ đeo lens khi đi ngủ
Đeo kính áp tròng đi ngủ thực sự có thể khiến đôi mắt của bạn phát bệnh, thậm chí mù lòa không thể cứu vãn.
Loét giác mạc do nhiễm trực khuẩn mủ xanh do đeo kính áp tròng đi ngủ
Lấy kính áp tròng vào mỗi cuối ngày đối với nhiều người có thể là một thách thức không nhỏ. Điều này khiến bạn có thể cảm thấy nản chí với việc tháo lens sau một ngày dài mệt mỏi. Nhiều người thậm chí bỏ quên kính áp tròng và cứ thế đi ngủ. Nhưng bạn có biết, đeo kính áp tròng đi ngủ thực sự tồi tệ hơn tưởng tượng rất nhiều.
Phòng khám Vita Eye ở Bắc Carolina đã làm rõ điều này bằng cách đăng ảnh lên Facebook về những gì có thể xảy ra khi bạn không tháo kính áp tròng trước khi đi ngủ. Những hình ảnh đáng lo ngại cho thấy mắt của bệnh nhân bị nhiễm khuẩn Pseudomonas hay loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh. Vi khuẩn Pseudomonas "ăn mòn giác mạc mạnh mẽ chỉ trong vài ngày, để lại đôi mắt trắng dã do hoại tử, mô chết sau khi thức dậy", bài đăng của Phòng khám Vita Eye cho hay.
Những hình ảnh đáng lo ngại cho thấy mắt của bệnh nhân bị nhiễm khuẩn Pseudomonas hay loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh.
Các vết loét giác mạc do nhiễm trực khuẩn mủ xanh này "là kết quả trực tiếp của việc ngủ qua đêm vẫn đeo kính áp tròng". Bài viết nhận định, vi khuẩn Pseudomonas "là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những bệnh ở mắt và đặc biệt nhiễm khuẩn này, người bệnh có nguy cơ bị mù lòa cực nhanh".
Patrick Vollmer, bác sĩ nhãn khoa đã điều trị cho bệnh nhân trong bài viết cho biết, ông đã điều trị bệnh này cho 3 trường hợp trước đó tại phòng khám của mình. Ông kêu gọi mọi người cần hết sức cẩn trọng khi đeo kính áp tròng đi ngủ.
Lấy kính áp tròng vào mỗi cuối ngày đối với nhiều người có thể là một thách thức không nhỏ.
Những rủi ro do đeo kính áp tròng khi đi ngủ lớn hơn rất nhiều so với lợi ích. Bạn chỉ mất chút thời gian để lấy kính áp tròng ra khỏi mắt nhưng chỉ cần bỏ qua vài phút này mỗi tối và ngủ qua đêm, thiệt hại nặng nề mà bạn phải đối mặt sẽ rất khó khắc phục. Giới chuyên gia mong muốn bạn có thể xem những hình ảnh này và nhắc nhở bản thân, gia đình hoặc bạn bè cần phải nắm rõ việc sử dụng kính áp tròng đúng cách.
May mắn là bệnh nhân trên không bị mù lòa. BS Patrick Vollmer cho biết, sau khi dùng thuốc kháng sinh tăng cường suốt ngày đêm và gần đây là thuốc giảm sẹo vĩnh viễn, sức khỏe mắt của bệnh nhân này được cải thiện mạnh mẽ.
Viêm loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh cũng có thể do việc không đảm bảo vệ sinh khi trang điểm và tẩy trang vùng mắt. Do đó, nếu bạn nghi ngờ về một loại mascara nào đó, hoặc để quá lâu trong tủ tốt nhất nên vứt bỏ ngay.
Nguyên tắc quan trọng hàng đầu khi đeo kính áp tròng
Giới chuyên gia nhận định, đúng là thật dễ dàng để bạn thiếp vào giấc ngủ đến sáng sau một ngày làm việc vất vả, nhanh chóng quên việc cần tháo lens trước khi ngủ. Nhưng ngay cả khi bạn quá mệt mỏi để rời khỏi chiếc giường nằm hay đi văng yêu quý, hãy nhớ đôi mắt bạn có thể ra sao khi nhìn thấy vào gương trong sáng hôm sau.
Ngay cả khi bạn quá mệt mỏi để rời khỏi chiếc giường nằm hay đi văng yêu quý, hãy nhớ đôi mắt bạn có thể ra sao khi nhìn thấy vào gương trong sáng hôm sau.
Theo BS Đặng Văn Quế (PGĐ Bệnh viện mắt Quốc tế DND), muốn đặt kính áp tròng vào mắt cần đảm bảo đôi bàn tay sạch sẽ. Dụng cụ, phương tiện, dịch ngâm kính áp tròng cũng phải luôn luôn đảm bảo vệ sinh. "Nếu không khả năng bị nhiễm trùng là rất lớn, phụ thuộc vào thời gian, mức độ đảm bảo vô trùng nhiều hay ít", BS Quế nói.
Nguyên tắc khi sử dụng kính áp tròng là buổi sáng lắp vào mắt, buổi tối tháo ra. Tùy từng loại kính áp tròng có thể sử dụng được 1 tháng, 3 tháng hay 1 năm. Khi không sử dụng phải được đặt vào hộp bảo quản để đảm bảo vô trùng.
"Bản chất của kính áp tròng là silicon nên khi đi bơi, đi tắm bắt buộc phải tháo kính ra. Vì môi trường ẩm ướt rất dễ khiến kính áp tròng bị thoái hóa, gây nhiễm trùng mắt. Không ngoại lệ, việc để quên kính áp tròng qua đêm cũng là điều cấm kỵ", chuyên gia khoa Mắt khẳng định.
Theo Helino
Những nguy cơ của phẫu thuật LASIK Bạn có thể thấy việc sử dụng kính áp tròng và kính đeo bất tiện vì một số lý do. Có thể là rắc rối khi phải mang chúng đi khắp nơi, là yếu tố nguy cơ do tính chất công việc, thời gian phải dành cho chúng trong sinh hoạt hàng ngày, hoặc đơn giản là các chi phí liên quan. LASIK...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Biện pháp khắc phục tại nhà để giảm đầy hơi và ợ chua vào buổi sáng

Sai lầm cần tránh trước khi tập thể dục

Dinh dưỡng hợp lý cho người mắc bệnh sởi

Tại sao phụ nữ lại dễ bị thiếu hụt magiê hơn?

Cách phòng ngừa cục máu đông

Người bệnh ung thư bị ảnh hưởng bởi trào lưu thực dưỡng, keto lan tràn mạng

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh

Bí ẩn y học: Nam sinh quên tiếng mẹ đẻ sau ca phẫu thuật đầu gối

Đẻ rơi trước cổng công ty mới biết mình mang thai

Bé 3 tuổi nhập viện vì mũi đầy dị vật, bác sĩ gắp ra vật bất ngờ

Trẻ lười ăn rau, có thể bổ sung chất xơ từ đâu?

Lợi ích và rủi ro của chế độ ăn nhiều thịt
Có thể bạn quan tâm

Khoảnh khắc bé trai 3 tuổi hốt hoảng báo tin bạn đuối nước khiến triệu người thót tim
Tin nổi bật
21:27:47 06/04/2025
Hoa hậu Thùy Tiên liên quan đến vụ án Quang Linh Vlogs bị khởi tố
Pháp luật
21:23:16 06/04/2025
Trung Quốc phóng thử nghiệm 16 tên lửa đạn đạo
Thế giới
21:15:10 06/04/2025
Rùa khổng lồ lần đầu làm mẹ ở tuổi 100
Lạ vui
21:01:23 06/04/2025
HÓNG: Rộ tin 1 nam rapper Vbiz hôn gái lạ trong quán bar dù đã có bạn gái 8 năm
Sao việt
20:54:40 06/04/2025
Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 nghỉ 3 ngày, không thể bỏ qua những món ăn này nếu gia đình bạn đang 'bám trụ Thủ đô'
Ẩm thực
20:41:17 06/04/2025
"Địa Đạo: Mặt Trời Trong Bóng Tối": Vệt máu đỏ thẫm trên bức tranh chiến thắng huy hoàng
Phim việt
20:15:54 06/04/2025
Phim Chốt Đơn của Thùy Tiên bị công kích
Hậu trường phim
20:12:46 06/04/2025
"Hot girl Việt đời đầu" từng huỷ hôn giờ cưới thiếu gia: Giàu có vẫn làm một điều đúng chuẩn "người đẹp tri thức"
Netizen
20:01:09 06/04/2025
Van Persie đảo ngược tình thế
Sao thể thao
19:59:11 06/04/2025