Tác dụng phụ của việc tiêm vaccine phòng sởi là gì? Có ảnh hưởng như thế nào với sức khoẻ?
Tuy rằng vaccine phòng sởi khá an toàn và khả năng phản ứng với cơ thể là rất thấp. Nhưng vẫn có rất nhiều người băn khoăn về tác dụng phụ của vaccine phòng sởi và những ảnh hưởng của chúng đối với sức khoẻ.
Vaccine sởi là một loại vaccine đã được các chuyên gia y tế đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có thể biểu hiện giống như với các vaccine khác như sốt nhẹ, phát ban, sưng đau tại chỗ tiêm…
Các tác dụng phụ kể trên thường có thể tự hết trong vòng từ 1 đến 2 ngày mà không cần đến điều trị y khoa. Tuy nhiên việc nắm rõ các tác dụng phụ của vaccine phòng sởi bao gồm phản ứng thường gặp, ít gặp và hiếm gặp sẽ giúp bạn có các biện pháp dự phòng tốt hơn đối với việc chăm sóc sức khỏe.
1. Các tác dụng phụ của vaccine phòng sởi với sức khoẻ
Các phản ứng nặng và nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra sau khi tiêm phòng vaccine sởi. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và chứng minh được rằng các phản ứng không mong muốn xảy ra không phụ thuộc vào tuổi của người mắc phải.
1.1. Các phản ứng thường gặp (ADR> 1/100)
Các phản ứng phụ thường gặp nhất bao gồm:
- Sốt nhẹ hoặc vừa (từ 38,3 đến 39,4 độ C), đôi khi có thể sốt cao trên 39,4 độ C xảy ra trong tháng tiếp theo sau khi tiêm chủng.
Sốt nhẹ hoặc vừa là tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm phòng sởi (Ảnh: Internet)
- Phát ban. Triệu chứng này thường xuất hiện từ 5 đến 12 ngày sau khi tiêm vaccine phòng sởi.
1.2. Các phản ứng ít gặp (1/100
Một số phản ứng không mong muốn ít gặp có thể xảy ra bao gồm:
- Tác dụng toàn thân như co giật xảy ra từ 5 đến 11 ngày sau khi tiêm phòng. Đa số hiện tượng co giật sau khi tiêm phòng giống như sốt cao co giật.
- Phản ứng dị ứng như nổi mày đay tại chỗ tiêm.
- Phản ứng tại chỗ như cứng, sưng to, ban đỏ, nốt phồng và phù ở chỗ tiêm.
Video đang HOT
1.3. Các phản ứng hiếm hoặc rất hiếm gặp
Tuy các phản ứng sau đây rất hiếm gặp nhưng chúng khá nguy hiểm và vẫn có khả năng xảy ra:
- Phản ứng thần kinh bao gồm: viêm não, bệnh não trong vòng 30 ngày sau khi tiêm phòng. Viêm toàn não xơ cứng bán cấp, liệt mắt, nhìn đôi xảy ra từ 3 đến 24 ngày sau khi tiêm.
Liệt mắt, nhìn đôi có thể là 1 tác dụng phụ của vaccine phòng sởi (Ảnh: Internet)
- Hội chứng viêm đa rễ thần kinh (Guilain Barre)
- Phản ứng huyết học như giảm tiểu cầu, bệnh hạch bạch huyết nhẹ.
- Các phản ứng toàn thân như ho, nhức đầu, đau họng, sổ mũi, viêm mũi, đau mắt, mệt mỏi toàn thân, ỉa chảy…
- Một vài trẻ em có tiền sử phản ứng phản vệ với ăn trứng có thể xảy ra phản ứng phản vệ như khó thở, hạ huyết áp,… đe doạ đến tính mạng.
2. Cách xử trí với tác dụng phụ của vaccine
Với các phản ứng sốt cao co giật, trẻ có thể dùng thuốc hạ nhiệt trước khi sốt nếu có nguy cơ và có thể tiếp tục dùng thuốc trong vòng 5 đến 7 ngày. Với các phản ứng phản vệ, trẻ có thể phản ứng dị ứng với trứng, neomycin hoặc gelatin thuỷ phân có trong vaccine virus sởi sống trên thị trường. Do vậy cần có sẵn adrenallin để dùng ngay khi tiêm phòng vaccine sởi xảy ra phản ứng phản vệ.
3. Chỉ định và chống chỉ định
Để tránh các tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn, vaccine sởi chỉ được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh sởi cho trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi, tiêm mũi nhắc lại lần 2 với trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và mỗi mũi tiêm cách nhau ít nhát là 2 tháng.
- Phòng bệnh cho những người chưa có kháng thể sởi, chưa nhiễm bệnh sởi trước đây.
Bên cạnh đó, còn có các đối tượng chống chỉ định tiêm vaccine phòng bệnh sởi bao gồm:
- Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của vaccine.
- Người đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
- Người có suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Trừ người mắc HIV chưa tiến triển thành AIDS.
- Phụ nữ có thai không được tiêm phòng sởi.
- Bệnh nhân lao tiến triển chưa điều trị.
Cần làm gì nếu trẻ bị sốt sau khi tiêm vaccine sởi?
Làm gì khi trẻ bị sốt sau khi tiêm vaccine sởi cũng là một trong những băn khoăn của bố mẹ sau khi cho trẻ đi tiêm phòng về.
Một trong những tác dụng phụ của việc tiêm vaccine phòng bệnh sởi là sốt. Tác dụng phụ này thường gặp ở trẻ nhỏ và gây ra nhiều lo lắng cũng như băn khoăn đến các bậc phụ huynh. Vậy trẻ bị sốt sau khi tiêm vaccine sởi cần được chăm sóc thế nào?
Dưới đây là những thông tin cần thiết có thể khiến cha mẹ an tâm hơn khi cho trẻ đi tiêm phòng:
1. Sau khi tiêm vaccine phòng bệnh sởi, trẻ em thường gặp những phản ứng như thế nào?
Thông thường sau khi tiêm vaccine phòng bệnh sởi đơn hay mũi kết hợp sởi - quai bị - rubella, trong vòng 24 tiếng đồng hồ, trẻ có thể bị đau nhẹ và nhạy cảm ở vùng tiêm. Phản ứng thường gặp nhất là sốt nhẹ cũng có thể xuất hiện trong khoảng 7 đến 12 ngày và kéo dài từ 1 đến 2 ngày sau đó.
Sốt nhẹ là phản ứng thường gặp ở trẻ nhỏ sau khi tiêm vaccine phòng sởi
Ngoài ra, phát ban cũng có thể xảy ra với tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 2% các trường hợp trẻ được tiêm chủng. Chúng cũng kéo dài trong khoảng 2 ngày và xuất hiện sau khoảng 10 ngày kể từ khi tiêm. Trong vòng 24 tiếng sau tiêm. Do tác dụng phụ từ vaccine phòng sởi là rất thấp và không đáng kể nên trường hợp sốc phản vệ, dị ứng sau tiêm là rất hiếm.
2. Trẻ bị sốt sau khi tiêm vaccine sởi có nguy hiểm không?
Khi trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh sởi về mà xuất hiện triệu chứng sốt có thể làm các bậc phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng trường hợp này là hoàn toàn bình thường. Sốt nhẹ sau khi tiêm vaccine phòng bệnh sởi nói riêng và các loại vaccine nói chung là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể.
Sốt sau khi tiêm chủng là biểu hiện của hệ miễn dịch đang đáp ứng với vaccine. Hầu hết những phản ứng này sẽ hết trong vòng từ 1 đến 2 ngày mà không cần đến điều trị y tế.
3. Cách chăm sóc trẻ bị sốt sau tiêm vaccine sởi
Thông thường đối với những trường hợp trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng vaccine sởi, các bậc phu huynh nên chăm sóc bé như sau:
- Thay quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ để không làm tăng thân nhiệt.
- Tăng cường cho trẻ uống nước hoặc bú sữa nhiều hơn thường ngày.
- Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C (Ảnh: Internet)
Ngoài ra có một số trường hợp trẻ bị sốt sau tiêm nhưng không do vaccine. Trường hợp này có thể do ủ bệnh từ trước khi tiêm rồi phát bệnh. Do đó nếu trẻ có những dấu hiệu sau, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra:
- Trẻ sốt cao, trên 38,5 độ C và không đáp ứng với thuốc hạ sốt
- Các cơn sốt kéo dài trên 48 giờ. Hoặc có thể trẻ bị sốt kéo dài từ 1 đến 2 ngày, hạ sốt sau đó lại tiếp tục sốt lại.
- Bên cạnh sốt, trẻ còn gặp các triệu chứng kèm theo như ho, hắt hơi, chảy nước mũi, ỉa chảy, phát ban...
- Trẻ bỏ ăn, thở nhanh, khó thở, tím tái. Đặc biệt trẻ hay kích thích, quấy khóc liên tục, li bì, hôn mê.
4. Lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh sởi
Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm phòng bệnh sởi, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
- Lựa chọn các cơ sở y tế dự phòng uy tín, đảm bảo chất lượng.
- Các bậc phụ huynh cần chủ động thông báo với nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe của bé. Đặc biệt nếu như trẻ đang mắc bệnh, đang điều trị, có dị tật bẩm sinh, dị ứng thuốc.
- Lưu ý đặc biệt với những trẻ có tiền sử phản ứng mạnh với các lần tiêm chủng trước đó như sốt cao, phát ban, sưng nề vùng tiêm...
Từ những lưu ý trên, các nhân viên y tế, cán bộ tiêm chủng sẽ có chỉ định phù hợp để tránh những phản ứng, tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
1001 điều nhất định phải biết về vaccine phòng bệnh sởi Tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng bệnh sởi là cách tốt nhất để ngăn ngừa căn bệnh truyền nhiễm phổ biến này. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính và gây ra do virus siêu vi sởi nằm ở mũi và họng của người bệnh. Bệnh rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác qua đường không khí và...