‘Tác dụng phụ’ của liệu pháp thuế
Nhiều phân tích chỉ ra rằng bên cạnh những lợi ích cho Mỹ, chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump còn gây ra không ít “tác dụng phụ” ảnh hưởng tới nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng. Ảnh: THX/TTXVN
Kể từ khi trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc đẩy một loạt chính sách thuế quan mạnh mẽ theo chương trình nghị sự “Nước Mỹ trước tiên” với mục tiêu điều chỉnh cán cân thương mại có lợi cho Mỹ, bảo vệ sản xuất trong nước, đồng thời sử dụng “liệu pháp thuế” như một công cụ đàm phán. Tuy nhiên, có nhiều phân tích chỉ ra rằng bên cạnh những lợi ích cho Mỹ, chính sách thuế của Tổng thống Trump còn gây ra không ít “tác dụng phụ” ảnh hưởng tới nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân Mỹ.
Trước mắt, các biện pháp thuế quan đang áp dụng đã mang lại những lợi ích nhất định cho nước Mỹ. Trong một số ngành sản xuất, chẳng hạn như thép và nhôm, thuế quan đối với các quốc gia nhập khẩu có khả năng thúc đẩy một số việc làm và đầu tư vào những ngành công nghiệp đó ở Mỹ. Rào cản thuế quan cao có thể buộc một số công ty toàn cầu phải di dời cơ sở sản xuất ở nước ngoài sang Mỹ. Về ngắn hạn, điều này có thể làm tăng sản lượng sản xuất trong nước và tạo ra việc làm trong một số ngành sản xuất được bảo hộ của Mỹ.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại New York, Tiến sỹ Ihsan Alkhatib, Giáo sư Đại học Murray State (trụ sở tại bang Kentucky) nhận định ý tưởng của Tổng thống Trump là đưa sản xuất về Mỹ với những việc làm được trả lương tốt, bởi ông cho rằng nếu các nhà sản xuất không muốn trả thuế thì họ phải sản xuất tại Mỹ.
Thuế quan cũng có tác dụng tăng nguồn thu thuế cho Chính phủ Mỹ. Theo phân tích của Tax Foundation – một viện nghiên cứu chính sách thuế của Mỹ, nếu việc áp thuế được thực hiện theo kế hoạch, Mỹ có thể chứng kiến mức tăng thuế lên tới 1.100 tỷ USD từ năm nay đến năm 2034. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia sẽ nhượng bộ để tránh đối đấu với Mỹ trong cuộc chiến thuế quan.
Tuy nhiên, giới chuyên gia khẳng định chính sách thuế quan của Tổng thống Trump về lâu dài có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực, bao gồm làm chậm đà tăng trưởng kinh tế, tăng giá cả, tăng gánh nặng cho người tiêu dùng, giảm thương mại, giảm việc làm, làm suy yếu khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp và giảm đầu tư. Những yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và có thể gây ra tác động tiêu cực kép đối với toàn bộ nền kinh tế Mỹ.
Video đang HOT
Quang cảnh cảng hàng hóa tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Hãng xếp hạng S&P Global Ratings (Mỹ) ước tính chính sách thuế của ông Trump sẽ khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Mỹ thấp hơn 0,6% so với mức dự kiến hiện tại trong 12 tháng tới. Phân tích của Trung tâm nghiên cứu Amundi cũng dự báo thuế quan sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế từ Mỹ từ 0,2 – 0,3%. Trong khi đó, Tax Foundation ước tính trong trường hợp áp dụng mức thuế phổ cập 20% và mức thuế 60% đối với Trung Quốc, GDP của Mỹ dự kiến sẽ giảm 1,3% trong dài hạn.
Ông Warwick McKibbin, thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, phân tích rằng nếu áp dụng mức thuế 25% đối với Mexico và Canada, GDP của Mỹ sẽ giảm 200 tỷ USD trong 4 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. Báo cáo cũng ước tính điều này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của Mỹ khoảng 0,2% mỗi năm từ năm 2026 – 2029.
Tác động đối với ngành sản xuất và công nghiệp Mỹ được dự báo sẽ rất phức tạp. Giới doanh nghiệp Mỹ cảnh báo sự bất ổn do các mối đe dọa áp thuế và chính sách thương mại thay đổi của Tổng thống Trump đang bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều ngành sản xuất khi người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu từ hàng hóa thiết yếu đến du lịch, nguy cơ dẫn đến mất việc làm trong các ngành. Autos Drive America, một nhóm thương mại đại diện cho các nhà sản xuất ô tô nước ngoài lớn bao gồm Toyota, Volkswagen, BMW, Honda và Hyundai, quan ngại việc áp đặt thuế trên diện rộng sẽ làm gián đoạn sản xuất tại các nhà máy lắp ráp của Mỹ. Nhóm này cho biết các nhà sản xuất ô tô không thể thay đổi chuỗi cung ứng ngay lập tức và việc tăng chi phí chắc chắn sẽ dẫn đến giá cả cao hơn, ít mẫu xe hơn được cung cấp cho người tiêu dùng và đóng cửa những dây chuyền sản xuất tại Mỹ. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ mất việc làm trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Một phân tích của Tax Foundation chỉ ra rằng theo kịch bản bao gồm mức thuế phổ cập 20% và mức thuế 60% đối với Trung Quốc, số lượng việc làm toàn thời gian tại Mỹ sẽ giảm 1,1 triệu việc làm.
Không chỉ doanh nghiệp, các mức thuế dự kiến sẽ ảnh hưởng mạnh đến người tiêu dùng Mỹ. Từ thực phẩm đóng hộp, bia, nước ngọt đến ô tô và nhiều sản phẩm khác, thép và nhôm xuất hiện trong vô số mặt hàng tiêu dùng. Phần lớn nguyên liệu này được nhập khẩu, đồng nghĩa với việc các công ty có thể chuyển chi phí thuế quan sang người mua hàng tại Mỹ. Trong đó, vòng xung đột thuế quan mới sẽ có tác động đáng kể đến ngành ô tô của nền kinh tế lớn nhất thế giới, vốn phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu phụ tùng từ Canada và Mexico. Giới chuyên gia dự đoán giá ô tô sẽ tăng và duy trì ở mức cao trong một thời gian. Chi phí có thể tăng tới 3.000 USD cho mỗi xe, trong khi giá trung bình của một chiếc xe mới năm ngoái là 48.000 USD. Ngoài ra, giá rau và trái cây, vốn chủ yếu được nhập khẩu từ Mexico, sẽ tăng.
Theo đó, thuế quan mới sẽ làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu, tăng gánh nặng cho người tiêu dùng dẫn tới tăng lạm phát. Theo phân tích của S&P Global Ratings, nếu thuế quan được duy trì trong năm nay, giá tiêu dùng trong nước dự kiến tạm thời tăng từ 0,5 – 0,7 điểm phần trăm. Điều này có nghĩa là lạm phát có thể tăng lên mức 3% vào quý IV năm nay. Một tính toán của Trung tâm nghiên cứu Amundi cũng dự đoán thuế quan sẽ làm tăng giá tiêu dùng ở Mỹ thêm khoảng 0,3%. Thiệt hại tiềm tàng do thuế quan thể hiện rõ nhất trong các cuộc khảo sát gần đây về nền kinh tế. Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ, do Đại học Michigan công bố, đã giảm xuống mức 57,9 vào tháng 3, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022.
Tiến sỹ Ihsan Alkhatib, Giáo sư Đại học Murray State lo ngại nếu Mỹ áp thuế 25%, điều xảy ra là các nhà sản xuất ở Mỹ sẽ giảm khả năng cạnh tranh, cộng thêm việc chi phí sản xuất cao hơn sẽ đẩy giá tiêu dùng tăng theo, và cuối cùng, chính người Mỹ sẽ phải chi nhiều tiền hơn.
Mỹ tuyên bố áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada và Mexico, đặc biệt là nhôm và thép, từ ngày 2/4. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Các chuyên gia nhận định một điều đang bắt đầu trở nên rõ ràng hơn là cuộc chiến thương mại lần thứ hai có thể sẽ khắc nghiệt hơn nhiều. Bà Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng tại công ty kiểm toán KPMG, cảnh báo căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang có thể đẩy nền kinh tế Mỹ đến bờ vực suy thoái nghiêm trọng, với nguy cơ cao xuất hiện đình lạm (lạm phát cao và suy thoái kinh tế đồng thời), tương tự như những gì đã xảy ra trong thời kỳ Đại suy thoái và những năm 1970. Theo kinh tế gia trưởng Bruce Kasman của JPMorgan, nếu chính sách tăng thuế của Tổng thống Trump được áp dụng từ tháng 4, với hệ quả là các biện pháp trả đũa thương mại, thì xác suất kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái “có thể lên đến 50% hoặc hơn”.
Mức độ tác động tích cực và tiêu cực từ “liệu pháp thuế” mà ông Trump đang áp dụng có thể khác nhau tùy thuộc vào ngành nào phải chịu thuế, mức thuế suất là bao nhiêu và phản ứng của các quốc gia khác. Tuy nhiên, phân tích của nhiều chuyên gia và tổ chức cho thấy khó có thể nói rằng chính sách áp thuế của Tổng thống Trump đem lại lợi ích tối đa cho nền kinh tế Mỹ.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố không có ngoại lệ trong thuế thép và nhôm
Ngày 16/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông không có ý định tạo ra ngoại lệ đối với thuế thép và nhôm, đồng thời áp thuế đối ứng và thuế theo lĩnh vực từ ngày 2/4 tới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng, Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu với các phóng viên trên chuyên cơ Không Lực Một, ông Trump cho biết thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ sẽ được áp dụng cùng với thuế ô tô. Khi được hỏi liệu ông có áp dụng cả thuế theo lĩnh vực và thuế đối ứng vào ngày 2/4 tới hay không, ông Trump nói: "Trong một số trường hợp là cả hai. Họ đánh thuế chúng ta và chúng ta sẽ đánh thuế họ. Tiếp theo là thuế đối với ô tô, thép, nhôm".
Trước đó, hồi tháng 2, ông Trump đã tăng thuế nhập khẩu thép và nhôm lên mức 25%, không có miễn trừ hay ngoại lệ. Động thái này được đưa ra nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp Mỹ, nhưng cũng góp phần làm leo thang căng thẳng thương mại.
Cảnh báo về tác động từ chính sách thuế mới của Mỹ, Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Liên minh châu Âu (EU) ngày 17/3 cho rằng căng thẳng thuế quan đang gây nguy hiểm cho doanh nghiệp xuyên Đại Tây Dương với mức thiệt hại có thể lên tới 9.500 tỷ USD mỗi năm.
Trong Báo cáo kinh tế xuyên Đại Tây Dương, AmCham EU - với hơn 160 thành viên, bao gồm cả Apple, ExxonMobil và Visa - cho biết mối quan hệ giữa Mỹ và EU ngày càng sâu sắc và đã đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024. Thương mại hàng hóa và dịch vụ hai chiều trong năm ngoái lên tới 2.000 tỷ USD và được kỳ vọng có nhiều hứa hẹn trong năm nay. Tuy nhiên, căng thẳng thuế quan đang gây nguy hiểm cho mối quan hệ thương mại lớn nhất thế giới này.
AmCham EU lưu ý, chính sách thuế của Mỹ sẽ tác động đáng kể đến các hoạt động đầu tư vì hầu hết các khoản đầu tư của hai bên chủ yếu chảy vào thị trường của nhau, chứ không phải vào các thị trường mới nổi có chi phí thấp hơn.
Theo số liệu, doanh số bán hàng của các chi nhánh công ty Mỹ tại thị trưởng châu Âu cao gấp 4 lần xuất khẩu của Mỹ sang châu Âu. Doanh số bán hàng của các chi nhánh công ty châu Âu tại Mỹ cũng cao gấp 3 lần xuất khẩu của châu Âu sang Mỹ. Vì thế, những tác động lan tỏa do xung đột thương mại sẽ gây tổn hại đến các công ty này.
Tác giả chính của báo cáo Daniel Hamilton cho biết thương mại nội khối chiếm khoảng 90% thương mại của Ireland và 60% thương mại của Đức có thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các lĩnh vực khác như thương mại dịch vụ, dữ liệu và năng lượng cũng sẽ chịu tác động, bởi châu Âu phụ thuộc vào nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ. Việc các công ty Mỹ và châu Âu từ lâu đã liên kết chuỗi giá trị để nâng cao cạnh tranh toàn cầu, như xe BMW xuất khẩu từ Mỹ, khiến các chính sách thuế quan sẽ tác động đến doanh nghiệp của cả hai bên.
Sau khi Mỹ quyết định áp thuế 25% đối với nhôm và thép nhập khẩu từ ngày 12/3, EU đã vạch ra các kế hoạch đáp trả. Tổng thống Trump chỉ trích các đối tác thương mại có thặng dư lớn với Mỹ, bao gồm cả EU, và đe dọa sẽ áp mức thuế 200% đối với rượu vang và các loại đồ uống có cồn của châu Âu nếu như EU không loại bỏ mức thuế 50% đánh vào rượu whisky của Mỹ.
Châu Âu đang làm gì để đối phó thuế quan từ Mỹ? Châu Âu vẫn giữ cách tiếp cận thận trọng để tránh leo thang căng thẳng, đồng thời hy vọng các đối tượng bị dọa áp thuế sẽ thuyết phục chính quyền Trump lùi bước. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen gặp mặt tại Davos (Thụy Sĩ), tháng 1/2020 (Nguồn: Reuters). Trong nhiều tháng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga vạch rõ Mỹ không thể ký thỏa thuận hòa bình hộ Ukraine

Israel đối mặt cháy rừng quy mô lớn nghi do 'khủng bố'

Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu

Tổng thống Putin: Di sản Thế chiến II của Nga đang bị bóp méo vì mục đích chính trị

Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

GDP suy giảm trong quý 1: Kinh tế Mỹ có thể chịu đựng đến đâu giữa 'bão thuế quan'?

Seoul ra mắt bản tin kỹ thuật số và vlog dành cho cư dân nước ngoài

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng

Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Thế giới đang đứng trước 'mùa Đông kinh tế' năm 2025

Iran thông báo kế hoạch vòng đàm phán hạt nhân thứ 4 với Mỹ

Reuters: Trung Quốc lập danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế 125%
Có thể bạn quan tâm

Smartphone 'nồi đồng cối đá', tích hợp AI, cấu hình 'khủng', pin 6.000mAh, giá hơn 9 triệu, cạnh tranh Galaxy A56 5G, iPhone 16e
Đồ 2-tek
10:11:27 01/05/2025
Tháng sinh Âm lịch của người có phúc khí dồi dào nhờ đó mà cuộc đời luôn thịnh vượng
Trắc nghiệm
10:11:11 01/05/2025
Xiaomi bất ngờ ra mắt mô hình AI tự phát triển
Thế giới số
10:09:29 01/05/2025
3 tỉnh miền Tây sáp nhập, trở thành điểm đến sông nước lý tưởng
Du lịch
10:08:47 01/05/2025
Cô gái bị bỏng 95% cơ thể tiết lộ điều trùng hợp đặc biệt với chồng sắp cưới
Netizen
10:05:41 01/05/2025
Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân
Sức khỏe
10:03:28 01/05/2025
Cháy lớn tại công ty giấy ở Kiêu Kỵ, Gia Lâm
Tin nổi bật
10:00:38 01/05/2025
Gia đình Văn Hậu Doãn Hải My tung bộ ảnh xịn xò mừng 30/4, được khen "gấp 3 visual", "gấp 3 lòng yêu nước"
Sao thể thao
09:59:54 01/05/2025
Đến nhà thông gia thăm con dâu đẻ, được 2 ngày tôi đã phải bỏ về quê vì một câu của con trai
Góc tâm tình
09:37:41 01/05/2025
Màn trình diễn của 2 nghệ sĩ trẻ tại đại lễ 30/4 khiến netizen "sĩ hết đời": Hát hay, rap tốt, quá tự hào!
Nhạc việt
09:18:30 01/05/2025