Tác dụng ngược khi chê bai trẻ không ngừng
Con không hiểu tại sao bố mẹ có sở thích chê bai con trước mặt người khác. Bố mẹ muốn thể hiện rằng bố mẹ rất nghiêm khắc trong việc uốn nắn con? Hay bố mẹ nghĩ rằng chỉ có cách “dìm hàng” con mới khiến con tiến bộ, thay đổi?
Ảnh minh họa
Đi ra ngoài, bố mẹ rất hào hứng rủ con theo. Còn con lại chẳng hứng thú gì. Bởi con thừa biết, sẽ có lúc con muốn “độn thổ” vì xấu hổ. Con chỉ thắc mắc, lần nào cũng vậy, cứ gặp người thân, bạn bè, bố mẹ lại cố tình bêu riếu con.
Khi gặp người quen, lúc hỏi thăm về tình hình con cái, bố mẹ chê con không ngừng. Nào là, trông mặt mũi nó sáng sủa vậy thôi chứ học hành kém lắm. Tốn bao nhiêu tiền của bố mẹ mà điểm lúc nào cũng trung bình. Học hành kiểu này, sau này chẳng làm nên trò trống gì. Nào là, nó mải chơi lắm, lúc nào cũng cắm mặt vào game. Chơi game kiểu của nó, sớm muộn gì cũng tâm thần…
Về thăm ông bà, thấy con không nhanh mồm nhanh miệng, bố mẹ đua nhau “mách tội” con. “Nhìn cái mặt xì xì của nó mà phát điên. Giờ bạn bè mà rủ đi chơi là lại hơn hớn ngay”. Trong khi đó, bố mẹ không tìm hiểu tại sao con có thái độ khó chịu đó. Con không thoải mái nhất là khi bố mẹ “dìm hàng” con trước mặt bạn bè con. Khi con nói chuyện với bạn, mẹ nghe “câu được câu chăng” liền hét lên để bạn con nghe thấy: “Ở nhà thì lười học, cơm không chịu nấu, bát không chịu rửa, vậy mà suốt ngày hẹn hò đi chơi!”. Có lần, con rủ mấy đứa bạn thân về nhà chơi, mẹ không giữ thể diện cho con mà nói xấu con: Cậu này lười tắm lắm! Ngày nào mẹ cũng phải giục ời ời mới chịu đi tắm. Mẹ có biết lúc ấy con xấu hổ thế nào không? Thấy mấy bạn gái nhìn nhau cười cười, con chỉ muốn chui ngay xuống đất. Đó sẽ là đề tài bất tận của các bạn ấy sau này khi nói về con đó, mẹ à!
Con không hiểu tại sao bố mẹ luôn thích nói xấu con trước mặt người khác như vậy? Nếu con làm gì khiến bố mẹ không vừa ý, bố mẹ hoàn toàn có thể góp ý với con. Nhưng không, bố mẹ chê bai con thẳng thừng. Có thể, bố mẹ nghĩ làm như vậy để uốn nắn con, để thể hiện rằng bố mẹ dạy dỗ con nghiêm khắc, để con thấy được việc làm của mình không được ủng hộ. Bố mẹ chỉ biết chê bai con trước mọi người mà không chú ý đến cảm xúc của con. Bố mẹ không biết rằng đã khiến lòng tự trọng của con bị tổn thương ghê gớm.
Bố mẹ nghĩ đơn giản rằng chê bai con sẽ khiến con xấu hổ mà phải thay đổi, thực tế trái ngược hoàn toàn. Ở lứa tuổi dậy thì, khi bị bố mẹ làm xấu hổ, con sẽ có thái độ chống đối. Hơn nữa, việc này cũng sẽ đẩy bố mẹ và con ngày càng cách xa. Con sẽ không muốn gần gũi bố mẹ, không muốn đi cùng bố mẹ và con sẽ không bao giờ cho bố mẹ bước vào thế giới của con.
Bố mẹ muốn người khác tôn trọng thế nào thì bố mẹ cũng nên tôn trọng con như vậy. Bố mẹ không nên nghĩ “con là vật sở hữu của mình” để có thể đối xử thế nào cũng được. Con muốn được bố mẹ tôn trọng. Bởi nếu không, sẽ có lúc con nổi loạn, bùng nổ. Lúc đó, không biết “quả bom” trong con sẽ gây sát thương đến bố mẹ thế nào! Con chỉ mong bố mẹ tôn trọng sự tự do, ương bướng cũng như những khủng hoảng tuổi dậy thì của con!
Nhật Minh
Video đang HOT
Những biểu hiện cho thấy ông bà đang nuông chiều và dạy hư cháu, bố mẹ cần có biện pháp can thiệp ngay lập tức
Vì nghĩ mình có nhiều kinh nghiệm nên nhiều ông bà đôi khi can thiệp quá mức vào việc dạy dỗ con của các bố mẹ.
Được ở bên ông bà là điều tuyệt vời trong ký ức tuổi thơ của mỗi người. Bởi ông bà luôn yêu thương, chiều chuộng và bao bọc cháu nhiều nhất có thể.
Tuy nhiên, có một điều chúng ta phải thừa nhận. Đó là đôi khi sự nuông chiều của ông bà chính là nguyên nhân khiến trẻ trở nên hư. Bên cạnh đó, nhiều ông bà không tôn trọng cách dạy nuôi con của bố mẹ, luôn cố gắng dành cháu về phía mình và phản đối ý kiến nuôi dạy của bố mẹ.
Dưới đây là những biểu hiện cho thấy ông bà đang can thiệp quá sâu vào cách nuôi dạy con mà các bậc cha mẹ cần nắm rõ, từ đó sớm có biện pháp can thiệp:
1. Tìm cách làm suy yếu vai trò của bố mẹ trong mắt con cái
Với tư cách là những người đi trước, ông bà thường hạ thấp vai trò của bố mẹ xuống để nâng cao mình lên trong mắt cháu. Do đó, ông bà sẽ không bao giờ tuân theo các quy tắc và ranh giới mà bố mẹ đã đặt ra cho con, cũng như biến những thói quen mà bạn đã dày công rèn luyện cho con thành một mớ hỗn độn.
2. Can thiệp vào cách nuôi dạy con của bạn
Nếu thỉnh thoảng ông bà góp ý kiến vào việc nuôi dạy con của bạn thì sẽ chẳng có vấn đề gì. Nhưng nếu sự việc này xảy ra thường xuyên khiến mọi quy tắc bạn đưa ra liên tục bị phá vỡ thì đây chính là kiểu "ông bà độc hại". Họ luôn nghi ngờ các quyết định của bạn đều không tốt cho cháu và họ sẵn sàng tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình.
3. Làm cho con cháu cảm thấy có lỗi với ông bà
Ông bà độc hại thường sử dụng chiến thuật giận dỗi để con cháu làm theo ý mình. Chẳng hạn như: "Cháu không thơm là bà buồn, bà khóc đấy", hay " Thôi được rồi, anh/chị không cần phải lo cho tôi nữa, tôi sẽ tự lo cho mình"... Đây là một phương thức gây áp lực khiến con cháu cảm thấy có lỗi khi không thực hiện điều ông bà muốn. Từ đó, bạn hoặc con bạn phải suy nghĩ lại.
4. Ông bà thường kể công
Một cách khác để "ông bà độc hại" có thể thao túng con cháu của mình. Đó là thường xuyên kể công. Chẳng hạn như: "Ngày xưa họ bố mẹ nuôi con vất vả như thế nào, chăm sóc ra làm sao, hy sinh mọi thứ chỉ mong con nên người...".
Hay: "Bà đã chăm cháu ngay từ thuở mới lọt lòng. Bố mẹ cháu đi làm, một tay bà bế bồng lo cho cháu từng miếng ăn giấc ngủ...". Mục đích của việc kể lể này là mong con cháu tự thấy bản thân mình là người ích kỷ, vong ơn bội nghĩa mà chiều chuộng theo ý của họ.
5. Cố gắng "mua" tình yêu và sự chú ý của cháu
Tặng quà thường xuyên cho cháu là phương thức được "ông bà độc hại" sử dụng triệt để nhằm thu hút sự chú ý cũng như tình yêu của cháu mình. Ông bà không quan tâm bạn có đồng ý với việc làm này hay không, bởi mối bận tâm của họ là cố gắng thao túng bạn và con bạn bằng quà tặng.
6 . Ông bà thích so sánh những đứa cháu với nhau
Nếu ông bà thường xuyên mang một đứa cháu ra làm tiêu chuẩn để "cân đong đo đếm" những người cháu còn lại thì đây là dấu hiệu của "ông bà độc hại". Mỗi đứa trẻ đều là một cá thể riêng biệt và mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Sẽ thật không công bằng khi ông bà nói: "Cháu không thông minh bằng chị rồi", hay "Thế thằng em học giỏi hơn thằng anh à?".
7. Tự cho mình quyền quyết định thời gian của cháu
Trong suy nghĩ của "ông bà độc hại", họ luôn muốn mình chiếm ở vị trí số 1 trong lòng cháu, Họ không muốn chia sẻ thời gian của cháu với bất kỳ ai. Họ cũng tự cho mình quyền quyết định về thời gian biểu của trẻ mà không cần hỏi ý kiến của bố mẹ hoặc cháu.
Ông bà có như thế nào thì cũng vẫn là ông bà. Tuy nhiên, nếu sống mãi trong những hành động áp đặt, thao túng thì cả bố mẹ và con cái đều sẽ cảm thấy khó chịu. Để tốt cho con, bố mẹ cần có những biện pháp can thiệp như sau:
- Nói chuyện với ông bà về cảm xúc của bạn khi ông bà thường xuyên có cách cư xử không đúng. Đồng thời bố mẹ chỉ cho ông bà thấy những ảnh hưởng xấu mà mình và cháu phải chịu
- Thông báo cho ông bà biết về chế độ ăn kiêng, thời gian biểu trong ngày của con và những món đồ con không được phép mua hay nhận để ông bà không phạm vào những điều này.
- Chân thành lắng nghe ý kiến của ông bà, sau đó giải thích cho họ hiểu vì sao bạn phải phản đối. Đừng quên cảm ơn ông bà vì tình yêu và sự quan tâm của họ đối với con cháu.
Theo toquoc
Gian nan công cuộc gìn giữ tiếng Việt trên vùng núi Ural Với hầu hết những người con đất Việt phải tha hương nơi xa xứ, dù mới xa quê hay đã định cư ở nước ngoài nhiều năm, trái tim họ vẫn luôn hướng về Tổ quốc thân yêu. Và một trong những mong mỏi của họ là làm sao để con em mình nói được tiếng Việt, từ đó hiểu và gìn giữ...