Tác dụng ngược của việc Mỹ ‘vũ khí hóa’ các biện pháp trừng phạt
Khi Mỹ vũ khí hóa các biện pháp trừng phạt, các mục tiêu bị áp đặt có thể liên kết với nhau để đối phó với Washington.
“Quyền lực chính trị xuất phát từ nòng súng” – Mỹ dường như đã sử dụng cụm từ này để chỉ “quyền lực chính trị phát triển sau các lệnh trừng phạt”.
Đó là nhận định trên tờ Thời báo Âu-Á (eurasiantimes.com) mới đây của học giả Jayanta Kalita, nhà báo kỳ cựu và từng là Phó tổng biên tập tại Thời báo Hindustan, hiện cộng tác với ThePrint, Thời báo Ấn Độ (The Times of India), Mail Today cùng các hãng truyền thông khác.
Mỹ đang sử dụng các lệnh trừng phạt như một loại “vũ khí” nhằm vào các nước mà Washington cho là “những quốc gia bất hảo”. Ảnh: Russiabusinesstoday.com
Theo học giả Kalita, đối với Mỹ, các biện pháp trừng phạt là vũ khí hiệu quả để trừng trị những gì mà họ coi là “quốc gia chống đối”. Trong trường hợp mới nhất, Mỹ đã trừng phạt Moskva bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Và gần đây, Washington đe dọa cả Trung Quốc bằng hình phạt tương tự.
Khi thảo luận về cuộc xung đột Nga – Ukraine trong cuộc họp kéo dài 7 giờ giữa Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan và nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Rome vào ngày 14/3, Washington cảnh báo rằng Trung Quốc có thể phải đối mặt với “những hậu quả đáng kể” nếu hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Nga.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Reuters, trước cuộc họp ở Rome, Mỹ đã nói với các đồng minh NATO và các đối tác châu Á rằng Trung Quốc sẵn sàng cung cấp hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Nga trong cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine. Tuy nhiên, Washington không cung cấp bất kỳ bằng chứng công khai nào để củng cố tuyên bố của mình.
Trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã vũ khí hóa các biện pháp trừng phạt kinh tế để trừng phạt hàng chục quốc gia, bao gồm cả các đồng minh và đối tác, mà theo một số chuyên gia, “đã làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của Mỹ trên thế giới mà không thúc đẩy đáng kể an ninh quốc gia của chính Washington”.
Năm 2017, Mỹ đề ra đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA). Iran, Triều Tiên, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga là một trong số các quốc gia phải đối mặt với những hành động theo luật này.
Theo một số nhà phân tích, dù là đối tác chiến lược của Mỹ nhưng Ấn Độ cũng có thể phải đối mặt với các lệnh trừng phạt theo CAATSA vì mua hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất, giống như Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, vốn cũng bị trừng phạt.
Richard N. Haass, nhà ngoại giao Mỹ và hiện là Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại New York, đã chỉ ra những sai lầm trong chính sách đối ngoại của Washington: “Các biện pháp trừng phạt kinh tế ngày càng được sử dụng để thúc đẩy toàn bộ mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ. Tuy nhiên, việc áp dụng tất cả các biện pháp trừng phạt quá thường xuyên hóa ra chỉ làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của Mỹ mà không làm thay đổi hành vi của mục tiêu theo hướng tốt hơn”.
Nhìn qua một số quốc gia bị trừng phạt sẽ cho thấy các lệnh cấm vận và phong tỏa đã không thể thay đổi thái độ và hiện trạng của các quốc gia đó.
Với Triều Tiên, quốc gia phải đối mặt với một loạt lệnh trừng phạt hà khắc do chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Vào tháng 1 năm nay, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Bình Nhưỡng vì một loạt vụ phóng tên lửa hạt nhân.
Nhưng trong suốt những năm qua, Triều Tiên đã không từ bỏ chương trình hạt nhân của họ trước sức ép từ Mỹ. Cho đến nay, những nỗ lực của Chính quyền Tổng thống Biden trong việc lôi kéo các nước đối thoại để thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình đã tỏ ra vô ích. Người tiền nhiệm của ông Biden là Donald Trump cũng đã thất bại trong việc ngăn Bình Nhưỡng theo đuổi chương trình hạt nhân.
Với Myanmar, Chính phủ Mỹ cũng áp đặt trừng phạt sau cuộc chính biến đầu năm 2021. Gần đây, Mỹ, Anh và Canada tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với những người và tổ chức có liên hệ với Chính quyền quân sự của Myanmar. Tuy nhiên, những trừng phạt ấy không thể giúp giải quyết những bất ổn tại Myanmar.
Điều đó cho thấy, việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương không thực sự cải thiện tình hình ở các nước mục tiêu. Ngược lại, việc làm này có thể gây ra “hậu quả thảm khốc” về lâu dài. Nếu Mỹ tiếp tục cô lập các quốc gia mà Washington cho là đối thủ, các nước có thể hợp tác với nhau thách thức Mỹ.
Do đó, theo nhà báo Jayanta Kalita, lựa chọn tốt nhất của Mỹ nên là dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương, tiến hành đối thoại để tìm ra điểm chung với những quốc gia trên. Đã qua rồi cái thời mà Washington có thể bắt nạt các quốc gia và khiến họ phải tuân theo mệnh lệnh của mình. Mỹ càng sớm nhận ra điều này thì càng tốt cho hòa bình và ổn định trên thế giới.
Vai trò của tỷ phú Abramovich trong các cuộc đàm phán hòa bình ở Ukraine
Hôm 24/3, Điện Kremlin cho biết tỷ phú Nga Roman Abramovich từng đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán hòa bình đầu tiên giữa Nga và Ukraine.
Tuy nhiên, tiến trình này hiện chỉ nằm trong tay các đoàn đàm phán của hai bên.
Ông chủ câu lạc bộ bóng đá Chelsea, Roman Abramovich. Ảnh: Reuters
"Tỷ phú Abramovich từng tham gia đàm phán ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên giờ đây, các cuộc đàm phán chỉ còn là vấn đề giữa hai đoàn đàm phán của Nga và Ukraine", hãng tin Reuters (Anh) dẫn lời ông Dmitry Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin, tuyên bố.
Các chính phủ phương Tây đã nhắm mục tiêu áp đặt lệnh trừng phạt đối với ông Abramovich và một số nhà tài phiệt khác của Nga do chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine. Từ đầu tháng 3, Bộ Tài chính Mỹ đã soạn thảo một loạt biện pháp trừng phạt ông Abramovich, vốn để công bố cùng với các lệnh trừng phạt của Anh và Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ sau đó đã yêu cầu Bộ Tài chính tạm hoãn áp đặt lệnh này.
Theo các nguồn thạo tin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đề nghị Tổng thống Biden trì hoãn trừng phạt ông Abramovich, người có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đàm phán hòa bình với Nga.
Anh và EU đều đã đóng băng tài sản của ông Abramovich. Hôm 10/3, Chính phủ Anh đã công bố áp đặt trừng phạt đối với ông Abramovich. Theo đó, ông chủ câu lạc bộ bóng đá Chelsea bị đóng băng tài sản ở Anh, bị cấm nhập cảnh Anh, không được phép giao dịch, làm ăn với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào ở nước này. Một số quan chức phương Tây nói rằng họ không biết gì về việc ông Zelensky đưa ra lời đề nghị không áp dụng biện pháp trừng phạt đối với tỷ phú này.
Một số quan chức Ukraine và các chính phủ phương Tây khác cũng hoài nghi về việc ông Abramovich tham gia sâu vào các cuộc đàm phán hòa bình.
Trong khi đó, đại diện của tỷ phú Abramovich cho biết: "Ông Abramovich đã và đang làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ nỗ lực khôi phục hòa bình càng sớm càng tốt".
Thay đổi trong các mối quan hệ quốc tế do xung đột ở Ukraine Xung đột Nga-Ukraine đang có tác động sâu sắc đến các mối quan hệ quốc tế với những hậu quả tiềm ẩn sâu rộng. Raghida Dergham, người sáng lập và Chủ tịch Điều hành của Viện Beirut (trụ sở ở Mỹ), bình luận trên trang web Thenationalnews.com mới đây rằng, cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang có tác động sâu sắc đến trật...