Tác dụng làm đẹp và làm thuốc của oải hương
Oải hương thường được chiết xuất lấy tinh dầu để sử dụng làm kem dưỡng, xà phòng và nước hoa. Nhưng trên thực tế, oải hương còn có tác dụng làm giảm đau và được làm thuốc chống đau, tẩy trùng.
Theo phương pháp truyền thống thì oải hương sử dụng để chăm sóc da khi bị viêm, chữa mụn trứng cá, côn trúng cắn, vết bỏng, rám nắng hoặc vết chàm.
Loại cây này có nguồn gốc từ Pháp, được cất tinh dầu từ nhiều loại cây oải hương khác nhau và đều được tiêu chuẩn hoá. Đa phần oải hương dùng để làm nước hoa vì chúng có mùi thơm rất dễ chịu và nó được pha chế cùng với nhiều loại tinh dầu khác như tinh dầu bạc hà, tinh dầu hương thảo, tinh dầu chanh hoặc các loại tinh dầu thuộc họ cam quýt. Nó cũng được kết hợp với cây đinh hương, gỗ cây tuyết tùng, cây xô thơm, cây phong lữ, cây hoắc hương…
Hoa oải hương có cuống hoa dài, màu xám và có góc cạnh, vỏ cây dẹt. Lá mọc đối nhau, không có cuống và được phủ một lớp lông tơ mịn. Hoa oải hương có màu tím hoa cà, ống hoa được sắp xếp liên tục vòng quanh cuống hoa. Tinh dầu được chiết xuất từ hoa có mùi rất thơm và quyến rũ được dùng làm nước hoa và cũng dùng để làm thuốc nên rất có giá trị về thương mại. Nói chung cả cây oải hương đều có hương thơm, nhưng tinh dầu oải hương thì chỉ được chiết xuất từ hoa và cuống hoa. Không chỉ lấy tinh dầu, oải hương còn được sử dụng làm túi bột thơm, hoa ướp khô…
Không dừng lại trên thị trường mỹ phẩm, oải hương còn “lấn sân” sang thị trường dược phẩm làm thuốc. Trong tinh dầu oải hương có chứa các thành phần làm giảm đau, chống lại chứng co giật, chữa bệnh thấp khớp, khử trùng, khử mùi hôi, chống co thắt, tiêu độc, giúp đóng sẹo và lên da non. Nó còn có tác dụng kích thích tim, lợi tiểu, sử dụng làm thuốc điều kinh, giảm huyết áp, thuốc bổ thần kinh, làm thoát mồ hôi, tăng sức khoẻ, làm thuốc tẩy giun và chữa các vết thương…
Từ xa xưa oải hương còn được dùng làm gia vị và có tác dụng tốt cho dạ dày, làm giảm chứng đầy hơi. Nhưng oải hương được dùng nhiều nhất để làm nước hoa, tạo mùi thơm, dùng để tẩy mùi khó chịu trong thuốc mỡ và các hợp chất khác.
Oải hương làm thuốc bổ rất tốt, tăng sức khoẻ khi bị suy nhược, chóng mặt, tim đập nhanh, làm giảm các cơn co thắt và đau bụng, kích thích sự thèm ăn. Tuy nhiên, tránh dùng oải hương với liều lượng cao đối với phụ nữ mang thai, vì chúng có tính chất kích thích dạ con, dễ gây sinh non cho sản phụ.
Theo Blogsuckhoe
Lợi ích bất ngờ của dầu dừa
Dầu dừa có nhiều công dụng tuyệt vời. Việc sử dụng dầu dừa làm đẹp vừa an toàn, vừa rẻ hơn so với các sản phẩm mỹ phẩm mà công dụng thì khỏi phải chê. Việc tinh chế dầu dừa cũng rất đơn giản và dễ dàng.
Video đang HOT
Dầu dừa ở nhiệt độ phòng tồn tại dạng kem sáp. Nó trở nên nhờn bóng khi tiếp xúc với nhiệt độ cơ thể hoặc được làm nóng. Về cơ bản tất cả mọi người đều biết dầu dừa là sản phẩm tự nhiên tốt cho da, tóc, móng ...
Dưới đây là 11 công dụng tuyệt vời của dầu dừa:
Kem dưỡng da
Dầu dừa có thể dùng làm kem dưỡng da mặt, da tay hoặc toàn thân. Đây là một loại kem dưỡng ẩm từ tự nhiên rất tuyệt vời. Chỉ cần xoa một chút lên da của bạn. Mới đầu bạn sẽ cảm thấy nhờn, nhưng đừng lo dầu dừa sẽ nhanh chóng được da hấp thụ. Da bạn sẽ trở nên mềm mại hơn
Tẩy trang
Thoa dầu dừa lên mặt, sau đó dùng khăn hoặc bông tẩy trang lau sạch lớp dầu mà bạn đã bôi lên. Đó là một trong những cách tẩy trang vô cùng hiệu quả và tiết kiệm.
Trị mụn
Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn vì thế nó có thể dễ dàng xóa bỏ những nốt mụn phiền toái và nuôi dưỡng vùng da bị mụn. Chỉ cần sử dụng một ít dầu dừa, bạn sẽ cảm thấy đỡ mụn và tự tin hơn.
Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn vì thế nó có thể dễ dàng xóa bỏ những nốt mụn phiền toái và nuôi dưỡng vùng da bị mụn.
Điều trị nhiễm trùng, vết bầm tím, côn trùng cắn
Trong dầu dừa có chứa chất Monolaurin, chất này rất có công dụng cho việc chống lại côn trùng tấn công và chống nấm. Điều này rất hữu ích đối với các vết trầy xước, vết côn trùng cắn, nhiễm trùng và thậm chí là giảm bớt vết bầm tím.
Tẩy tế bào chết
Một số chị em đã chia sẻ rằng chỉ cần thêm một chút đường trắng hoặc nâu vào dầu dừa, dùng nó để xoa khắp cơ thể bạn sẽ có một làn da tuyệt vời. Đây là một cách làm đẹp vô cùng tiết kiệm so với việc lựa chọn những sản phẩm từ những thương hiệu nổi tiếng.
Làm dầu xả giúp tóc bóng đẹp
Thay vì dùng dầu xả sau khi gội đầu, bạn chỉ cần thoa một ít dầu dừa lên tóc và ủ trong khoảng 10-20 phút. Sau đó gội cho sạch dầu trên tóc. Thật ngạc nhiên,bạn đã có một mái tóc mềm mại và bóng mượt.
Dầu dừa không chỉ cung cấp độ ẩm cho tóc của bạn, mà nó còn giúp nuôi dưỡng tóc nhanh dài hơn.
Hỗ trợ cạo lông chân
Các bạn nữ muốn waxing lông tại nhà? Rất đơn giản, chỉ cẩn thoa một lớp dầu mỏng lên da. Lớp dầu này sẽ bảo vệ làn da của bạn không bị nước dính vào trong khi bạn cạo. Thêm vào đó, dầu dừa còn giúp giữ lại độ ẩm cần thiết cho làn da của bạn, chứ không bóng nhẫy dầu mỡ.
Dầu ăn
Dầu dừa có thể thay thế cho bất kì loại dầu ăn nào trong phòng bếp của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa thay để thay thế bơ, như cách mà ngôi sao trên mạng xã hội Youtube đã làm.
Tăng năng lượng bổ sung sức khỏe
Nhiều blog sức khỏe viết rằng dầu dừa cũng là một cách tăng cường năng lượng tự nhiên. Nó giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Bạn có thể sử dụng dầu dừa như một phần trong chế độ ăn uống hằng ngày để khỏe mạnh hơn.
Đánh bóng đồ đạc
Rất đơn giản, chỉ cần một chút dầu dừa thoa lên bề mặt đồ bằng da, gỗ hoặc kim loại. Dùng khăn khô lau sạch là đồ đạc lại sáng bóng như mới.
Chăm sóc cho thú cưng
Thú cưng của bạn bị khô mũi, bàn chân bị nứt nẻ... Bạn cũng có thể dùng dầu dừa cho vật nuôi của bạn mà không phải lo lắng khi chúng liếm đi lớp dầu bạn đã bôi.
Theo Trịnh Huế
Đời sống & Pháp luật
Trị ho dứt điểm cho bé bằng lá húng chanh Tinh dầu húng chanh có tính chất kháng sinh, sát khuẩn với vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Vì vậy, mẹ hãy thử áp dụng lá húng chanh để trị ho dứt điểm cho con. Húng chanh là loại rau thơm rất quen thuộc, được trồng rộng rãi khắp nơi. Lá húng chanh có tinh dầu, thành phần chủ yếu là cavaron...