Tác dụng kỳ diệu của cây sen
Sen là loài cây rất quen thuộc với người Việt, hoa sen không chỉ đẹp, thơm mà các bộ phận khác trên cây sen từ hạt, lá đến củ…đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Cánh sen
Cánh hoa sen thường có khá nhiều cánh, bất kể là sen trắng hay sen hồng đều được sử dụng để ngâm bồn (Spa trị liệu) rất hiệu quả trong thư giãn tinh thần, loại bỏ tế bào da chết trong cơ thể, tái tạo da giúp da tươi trẻ. Đặc biệt, tinh dầu được chiết xuất từ cánh hoa sen trắng còn được dùng dưỡng da và massage giúp lưu thông khí huyết.
Tinh dầu hoa sen chiết xuất từ cánh hoa sen trắng dùng để dưỡng da rất tốt. Hình minh họa.
Ngoài ra, món cháo được nấu từ gạo tẻ và cánh hoa sen mới nở xắt nhỏ, phơi khô cũng có tác dụng làm trắng da, giúp da hồng nhuận, tóc đen mượt, làm chậm quá trình lão suy, chữa thiếu máu. Mỗi đợt sử dụng kéo dài từ 10-15 ngày.
Hạt sen
Trong hạt sen có chứa nhiều chất chống oxy hóa, ngăn ngừa tác động có hại của các gốc tự do trong cơ thể. Đặc biệt hạt sen còn có tác dụng hàn gắn, phục hồi protein trong cơ thể người bị tổn thương, giúp cho làn da luôn trẻ trung. Còn theo Đông y, hạt sen có vị ngọt, chát, tính bình, tác dụng hướng tâm an thần, ích thận, bổ tỳ, an thai.
Video đang HOT
Hạt sen có chứa rất nhiều vitamin v muối khoáng quan trọng. Hình minh họa.
Theo các nghiên cứu, trong 100g hạt sen tươi có 9,5g protit, 30g gluit, cung cấp cho cơ thể được 162 calo. Ngoài ra, còn có các vitamin B1, B2, PP, C, caroten… Trong 100g hạt sen khô có 20g protit, 2,4g lipit, 58g gluxit, cung cấp cho cơ thể 342 calo cùng một số muối khoáng quan trọng như canxi, photpho và sắt.
Cách sử dụng hạt sen cũng rất đơn giản, có thể ăn sống với hạt sen tươi hoặc nấu cháo, nấu chè, làm mứt, hầm hạt sen kho với một số vị thuốc, thực phẩm khác.
Tâm sen
Tâm sen có tác dụng an thần, dưỡng tâm, được dùng phổ biến trong trị chứng mất ngủ. Hình min họa.
Tâm sen là chồi mầm nằm trong hai lá mầm của hạt sen, có màu xanh, tên thuốc y học cổ truyền gọi là liên tâm hay liên tử tâm. Tâm sen có vị đắng, tính hàn, không độc. Tâm sen có tác dụng an thần, dưỡng tâm, giúp điều trị chứng mất ngủ, hồi hộp, lo âu. Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, phòng chống rối loạn nhịp tim.
Tuy vậy, không nên dùng tâm sen trong suốt một thời gian dài vì nó có thể ảnh hưởng không tốt tới chức năng sinh lý, làm giảm ham muốn tình dục, mệt mỏi, đãng trí hay quên.
Lá sen
Lá sen có rất nhiều tác dụng, như chữa mất nước cho cơ thể khi bị tiêu chảy, giúp mang lại giấc ngủ cho những người khó ngủ, hay trằn trọc, phòng chống béo phì, uống thay trà để giải nhiệt, làm mát.
Lá sen có tác dụng trong phòng chống béo phì. Hình minh họa.
Để phòng chống béo phì, dùng một lá sen tươi nấu cháo cùng 100g gạo tẻ, đậu xanh. Nếu không có lá tươi, có thể dùng lá khô nhưng lá khô trước khi nấu phải ngâm cho mềm.
Nước mát được nấu từ lá sen cũng rất đơn giản, hãm hoặc nấu như cách làm với trà xanh là bạn đã có thức uống giải nhiệt, làm mát cơ thể trong những ngày nóng bức.
Tuy nhiên, chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải. Nếu dùng quá nhiều, quá lạm dụng lá sen sẽ có tác dụng ngược lại, trở thành chất gây hại cho cơ thể.
Củ sen
Củ sen giàu chất xơ, được dùng chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng. Hình minh họa
Củ sen chứa nhiều khoáng chất quan trọng như kẽm, mangan, magie, sắt, đồng…có vai trò quan trọng trong hoạt động của các enzim, giúp tái sinh các tế bào máu, cải thiện chức năng miễn dịch. Cạnh đó, trong củ sen cũng có rất nhiều chất xơ tự nhiên, giúp giảm lượng cholesterol trong máu, giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm cân.
Ngoài ra, các món ăn được chế biến từ củ sen còn có tác dụng cung cấp năng lượng sạch cho cơ thể, bảo vệ tim, điều hòa huyết áp, kiểm soát chứng đau đầu, hay lo lắng.
Ngó sen
Ngó sen được sử dụng như một thực phẩm thông dụng trong chế biến các món gỏi, ăn lẩu, ăn sống, xào…
Theo Đông y, ngó sen tươi còn sống có tính hàn, ngọt mát, tác dụng tiêu ứ máu, thanh nhiệt, giúp hết cơn nôn ói, giã rượu. Đặc biệt, phụ nữ sau khi sinh vẫn có thể ăn những món chế biến từ ngó sen, rất bổ dưỡng.
Khi nấu chín, ngó sen có tính ấm, hỗ trợ trong chữa ho, bổ máu, dùng chữa các vết thương lở loét lâu ngày không kín miệng. Khi chín, tác dụng thanh nhiệt của ngó sen có giảm đi, nhưng bù lại, tính tự dưỡng và bổ âm lại tăng lên.
Theo Alobacsi