Tác dụng của xạ đen và những tác dụng phụ cần lưu ý
Tác dụng của xạ đen trong việc hỗ trợ điều trị ung thư từ lâu đã được những nhà khoa học của nước ta nghiên cứu. Tuy nhiên loại cây này vẫn có những tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách.
Cây xạ đen còn được gọi là cây bách giải, bạch vạn hoa hay cây duồng khu, cây ung thư, là một loại dược liệu thường được phân bố ở các tỉnh phía bắc như Hòa Bình, Lai Châu, Yên Bái, Quảng Ninh,… Loài cây này khi bị chặt cành hoặc thân cây sẽ chảy ra một ít nhựa màu đen nên được gọi là “xạ đen”.
Xạ đen chứa rất nhiều hoạt chất như tanin, flavonoid, các polyphenol, acid amin, triterpenoid, cyanoglycosid, đường khử. Trong đó, flavonoid và quinon là hai hoạt chất có tác dụng phòng chống ung thư, giúp các tế bào ung thư dễ hóa lỏng bài tiết khỏi cơ thể, giảm khối u kể cả u ác tính.
Hoạt chất saponin triterpenoid có trong xạ đen có tác dụng phòng và chống nhiễm khuẩn.
Tác dụng của xạ đen
1. Tác dụng của xạ đen trong điều trị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ
Theo công trình nghiên cứu của cố giáo sư tiến sĩ khoa học Lê Thế Trung – người dành cả cuộc đời để nghiên cứu tác dụng của cây xạ đen – loại cây này có tác dụng rất tốt cho người mắc bệnh máu nhiễm mỡ hoặc gan nhiễm mỡ. Theo đó, người bệnh sử dụng nước đun sắc từ cây xạ đen mỗi ngày đã có những dấu hiệu cải thiện tốt, tình trạng gan hay máu nhiễm mỡ đều thuyên giảm.
2. Tác dụng của xạ đen trong điều trị viêm gan, xơ gan, men gan cao
Xạ đen là một trong những loại cây thuốc nam hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm gan và các bệnh lý về gan như xơ gan, men gan cao. Y học hiện đại giờ đây đã chiết xuất các thành phần có trong xạ đen để điều chế thuốc điều trị các bệnh về gan.
3. Tác dụng của xạ đen trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Một trong những tác dụng của xạ đen được nhiều người quan tâm đó là khả năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Trong xạ đen có chứa hợp chất flavonoid có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa của các gốc tự do là tác nhân của sự lão hóa, sự hình thành các tế bào ung thư…
Đến nay, cây xạ đen được các nhà khoa học sử dụng trong cả y học hiện đại và y học cổ truyền để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh ung thư.
4. Tác dụng của xạ đen trong điều trị khối u bướu
Hai hợp chất flavonoid và quinon có trong xạ đen có tác dụng hóa lỏng các tế bào ung thư, giúp tiêu diệt khối u lành tính và làm chậm sự phát triển của các khối u ác tính ngay khi mới hình thành.
Video đang HOT
5. Tác dụng của xạ đen trong điều trị chứng mất ngủ
Xạ đen có tính hàn nên có thể giải nhiệt cơ thể. Các hoạt chất khác có trong xạ đen giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, thanh lọc gan, giúp an thầnh, giảm đau và tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, xạ đen còn có tác dụng điều trị viêm loét, mụn nhọt, hỗ trợ điều trị huyết áp cao, tiểu đường, các bệnh viêm nhiễm,…
Cách nhận biết cây xạ đen
Vì tác dụng tuyệt vời của xạ đen trong phòng ngừa và hỗ trợ nhiều căn bệnh nan y nên hiện nay, trên thị trường có bán xạ đen thật giả lẫn lộn. Các bạn cần lưu ý một số cách nhận biết cây xạ đen để tránh tiền mất tật mang.
- Dễ nhận biết nhất là khi cắt phần cành hoặc thân cây xạ đen có một lớp nhựa đen chảy ra.
- Lá cây xạ đen có màu xanh đậm. Khi còn non, lá có màu tím nhạt.
- Xạ đen có lá dày, thân có màu sẫm.
- Lá xạ đen khô có mùi thơm nhẹ, lá không bị giòn và vụn nát.
- Thân xạ đen khô cũng có mùi thơm nhẹ, có sắc đen vì nhựa chảy ra.
- Khi đun, cây xạ đen cho nước có mùi rất thơm.
- Màu nước cây xạ đen là màu nâu đậm, uống có vị ngọt nhẹ, dễ uống.
Tác dụng phụ của cây xạ đen
Bên cạnh những tác dụng có lợi trong việc hỗ trợ điều trị bệnh, cây xạ đen sẽ gây ra một số tác dụng phụ nếu không được dùng đúng cách. Những tác dụng phụ của cây xạ đen phổ biến là:
- Sử dụng quá nhiều có thể gây hoa mắt chóng mặt, đau đầu
- Nước xạ đen không được để qua đêm. Nếu uống có thể bị đầy bụng, đau bụng, đi ngoài.
- Xạ đen có thể gây buồn ngủ vì nó có tác dụng an thần. Các bạn nên pha theo đúng chỉ dẫn để tránh pha quá đặc, uống vào buổi sáng dễ gây tinh thần uể oải, mệt mỏi.
- Đối với những bệnh nhân có u bướu, xạ đen có thể khiến người bệnh mệt mỏi, căng thẳng và làm tăng các cơn đau. Nếu có hiện tượng này cần ngừng dùng xạ đen ngay lập tức.
Xạ đen là một vị thuốc có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của con người. Nhưng bên cạnh đó, tác dụng phụ của cây xạ đen sẽ xuất hiện nếu bạn không sử dụng đúng cách. Nếu muốn sử dụng xạ đen như một vị thuốc điều trị tình trạng bệnh của mình, hãy trao đổi để được tư vấn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, các bạn lưu ý tìm mua xạ đen ở những nơi uy tín, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Máu nhiễm mỡ và những biến chứng nguy hiểm
Máu nhiễm mỡ hay rối loạn mỡ máu là bệnh diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Theo Medical News Today, mỡ máu (còn gọi là máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid máu) xảy ra khi một người có lượng lipid bất thường trong máu. Lipid, hay chất béo, là thành phần quan trọng của cơ thể, giúp xây dựng sự sống và cung cấp năng lượng cho các tế bào.
Máu nhiễm mỡ nguy hiểm thế nào?
Máu của mỗi người chứa 3 loại lipid chính: lipoprotein mật độ thấp (cholesterol LDL, còn gọi là cholesterol xấu do có thể gây ra các mảng bám trong mạch máu), lipoprotein mật độ cao (cholesterol HDL hay cholesterol tốt do có thể giúp loại bỏ LDL khỏi máu), triglyceride (chất béo trung tính - phát triển khi calo không được đốt cháy ngay lập tức và được lưu trữ trong các tế bào mỡ). Rối loạn lipid máu xảy ra khi mức LDL hoặc triglyceride quá cao, hoặc mức HDL quá thấp.
Máu nhiễm mỡ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ. Ảnh: Healthyheart.
Mức độ lipid máu khỏe mạnh tự nhiên của mỗi người khác nhau. Tuy nhiên, những người có mức LDL và triglyceride cao hoặc mức HDL thấp có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch cao hơn.
Xơ vữa động mạch xảy ra khi cholesterol LDL dư thừa lắng đọng và bám vào thành động mạch tạo thành các mảng bám khiến máu khó lưu thông. Theo thời gian, những mảng bám này có thể tích tụ, làm hẹp lòng mạch và gây ra các biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ.
Rối loạn mỡ máu nặng hoặc không được điều trị có thể dẫn đến các tình trạng khác như bệnh động mạch vành (CAD) và bệnh động mạch ngoại biên (PAD). CAD và PAD đều có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe, bao gồm đau tim và đột quỵ.
Triệu chứng máu nhiễm mỡ
Rối loạn mỡ máu không có triệu chứng rõ rệt nên hầu hết người bệnh đều không biết mình mắc bệnh. Bác sĩ thường sẽ chẩn đoán rối loạn lipid máu trong quá trình xét nghiệm máu thường xuyên hoặc xét nghiệm các bệnh khác.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh này bao gồm đau chân, tê bì (đặc biệt là khi đi hoặc đứng); sưng tấy ở chân, mắt cá chân, bàn chân, dạ dày và tĩnh mạch cổ; đau tức ngực, khó thở; đau, căng và áp lực ở cổ, hàm, vai và lưng; khó tiêu và ợ nóng; khó ngủ và mệt mỏi vào ban ngày; chóng mặt; tim đập nhanh; đổ mồ hôi lạnh, nôn và buồn nôn; ngất xỉu.
Các triệu chứng này có thể nhẹ đi khi người bệnh nghỉ ngơi và trở nên tồi tệ hơn khi người đó hoạt động hay căng thẳng.
Người béo phì có nguy cơ cao mắc rối loạn mỡ máu. Ảnh: Georgiasurgicare.
Nguyên nhân máu nhiễm mỡ
Theo Healthline, rối loạn mỡ máu có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân di truyền. Con cái có nguy cơ mắc rối loạn lipid máu nguyên phát cao hơn bố hoặc mẹ bị rối loạn lipid máu. Tuổi tác tăng cao cũng là nguy cơ khiến cholesterol tăng cao. Phụ nữ thường có mức LDL thấp hơn nam giới, tuy nhiên, mức LDL ở phụ nữ sẽ có xu hướng tăng sau khi mãn kinh.
Người mắc một số bệnh lý như tiểu đường type 2, suy giáp hoặc bệnh thận mạn tính cũng có nguy cơ rối loạn mỡ máu cao hơn.
Ngoài ra, nguyên nhân máu nhiễm mỡ chủ yếu do ăn uống không điều độ, tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa (là chất béo từ mỡ động vật, được tìm thấy trong thịt, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa) và chất béo chuyển hóa (có nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn), nhiều đường bột, ăn ít hoa quả; hút thuốc; béo phì và lười vận động.
Làm gì để kiểm soát mỡ máu?
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp luyện tập thể thao có thể giúp bạn kiểm soát mức cholesterol và triglyceride. Nên hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa, đường tinh luyện, hạn chế bia rượu và ngừng hút thuốc. Ăn nhiều trái cây, rau xanh, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt.
Người máu nhiễm mỡ cần một chế độ dinh dưỡng tự nhiên và khoa học. Ảnh: Ecopath Việt Nam
Có thể kết hợp những thực phẩm 100% tự nhiên như Tảo Mặt Trời Spirulina, vì Tảo Mặt Trời chứa GLA (omega 6) - một loại chất béo tốt và rất hiếm kết hợp với các chất chống oxi hóa tự nhiên như: Phycocyanin, Chlorophyll, Beta-caroten,... các vitamin nhóm B (từ B1 - B12) giúp thanh lọc, thải độc cho gan và máu, đào thải các mảng xơ vữa trong các mạch máu.
7 thực phẩm cần tránh xa nếu không muốn bị gan nhiễm mỡ Để ngăn ngừa căn bệnh gan nhiễm mỡ, hãy sửa đổi chế độ ăn uống của bạn, tránh xa những thực phẩm như rượu, bia, đồ ăn chiên rán... Gan nhiễm mỡ là gì? Gan nhiễm mỡ là căn bệnh thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên hay những người sống ở các nước đang phát triển bởi lối sống...